Skip to main content

F&B là gì? Tìm hiểu toàn diện về ngành F&B

24 Tháng Chín, 2022

Cùng tìm hiểu tổng quan các lý thuyết về ngành F&B (ngành Thực phẩm và Đồ uống) như: F&B là gì? F&B (Food & Beverage) khác gì so với FMCG? Tổng quan về thị trường F&B tại Việt Nam? Sản phẩm F&B là gì? Sự khác biệt giữa các ngành hàng CPG, FMCG và F&B và hơn thế nữa.

f&b là gì
F&B là gì? Tổng quan về ngành hàng F&B (Thực phẩm và Đồ uống)

F&B là từ viết tắt của Food and Beverage trong tiếng Việt có nghĩa là Thực phẩm và Đồ uống, khái niệm được sử dụng để chỉ một ngành hàng trong hệ thống các ngành nghề kinh doanh. Với giá trị thị trường (Market Size) được dự kiến sẽ vượt mức 6.000 tỷ USD vào năm 2022 và chạm ngưỡng 9.000 tỷ USD trong giai đoạn đến 2026, F&B được xem là một trong những ngành hàng có giá trị lớn trên toàn cầu.

Nếu bạn muốn gia ngập ngành thực phẩm và đồ uống, muốn mở nhà hàng, quán cafe hay đơn giản là bạn muốn tìm hiểu về ngành F&B nói chung, bài viết này sẽ cung cấp tất cả những thông tin quan trọng và kiến thức căn bản nhất mà bạn cần biết.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

Advertisement
  • F&B là gì?
  • F&B Industry là gì?
  • F&B Service là gì?
  • Sự khác biệt giữa các ngành hàng CPG, FMCG và F&B là gì?
  • Một số lưu ý về khái niệm F&B mà bạn nên hiểu.
  • Mô hình F&B hay F&B Model là gì?
  • Toàn cảnh về thị trường F&B tại Việt Nam.
  • Mối quan hệ giữa F&B và thương mại điện tử (eCommerce) là gì?
  • Một số chiến lược phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp F&B trong năm 2022.
  • Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến ngành hàng F&B.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

F&B là gì?

F&B là từ viết tắt của Food and Beverage, trong tiếng Việt có nghĩa là Thực phẩm và Đồ uống. F&B còn được viết là FnB hoặc F and B.

Các sản phẩm F&B là thực phẩm chẳng hạn như socola KitKat hay nước tương Maggi, và sản phẩm Đồ uống như Bia Heineken hay nước giải khát Coca-Cola.

Về mặt tổng thể, khái niệm F&B mô tả tất cả các sản phẩm, thương hiệu hay doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm là thực phẩm (Food) và đồ uống (Beverage) ra thị trường cho người tiêu dùng.

Advertisement

Cũng tương tự như các sản phẩm trong ngành hàng FMCG, các sản phẩm F&B cũng được bán đa dạng ở nhiều nơi khác nhau như cửa hàng tạp hoá, siêu thị, cửa hàng tiện lợi (như Circle K), tại siêu thị, trên các sàn thương mại điện tử (như Shopee) và hơn thế nữa.

Một trong những điểm chính yếu nhất để phân biệt các sản phẩm thuộc ngành hàng F&B so với các ngành hàng khác đó là “F&B chỉ bao gồm các sản phẩm có thể ăn hay uống được”.

Theo thống kê từ Statista, dung lượng thị trường của ngành F&B sẽ đạt giá trị khoảng hơn 6.000 tỷ USD vào năm 2022 và chạm ngưỡng 9.000 tỷ USD năm 2026.

F&B Industry là gì?

F&B Industry là ngành công nghiệp hàng thực phẩm và đồ uống.

Advertisement

Cũng như các ngành công nghiệp khác như ngành công nghiệp thương mại (Commerce Industry) hay ngành công nghiệp kỹ thuật số (Digital Industry), ngành công nghiệp F&B bao gồm tất cả các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm là thực phẩm và đồ uống cho người tiêu dùng.

Chuỗi cung ứng tổng thể của ngành F&B bao gồm từ chế biến và đóng gói đến phân phối và bảo quản (nếu có). Ngành F&B liên quan chặt chẽ đến ngành Nông nghiệp khi phần lớn các nguyên liệu đầu vào là từ nông nghiệp.

Chữ Food hay Thực phẩm bao gồm thực phẩm tươi sống và thực phẩm đóng gói, chữ Beverage bao gồm thứ uống có cồn (như bia rượu) và không cồn (như nước ngọt).

Từ các sản phẩm được bán tại cửa hàng tạp hóa đến các bữa ăn được nấu chín phục vụ tại các nhà hàng, những ly trà sữa tại các cửa hàng trà sữa, hay tại nhiều điểm bán lẻ khác, hàng hoá của ngành công nghiệp F&B xuất hiện ở khắp mọi nơi.

Advertisement

Sự khác biệt giữa các ngành hàng CPG, FMCG và F&B là gì?

Sự khác biệt giữa các ngành hàng CPG, FMCG và F&B là gì?
Sự khác biệt giữa các ngành hàng CPG, FMCG và F&B là gì?

Nếu bạn là người làm Marketing hoặc kinh doanh, hẳn là bạn không mấy xa lạ với các thuật ngữ như CPG, FMCG hay là F&B, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu ý nghĩa thực sự là gì đằng sau các cụm từ đó.

Trước hết là cần tìm hiểu về CPG và FMCG.

  • CPG là gì?

CPG là từ được viết tắt từ Consumer Packaged Goods, có nghĩa là hàng hoá đóng gói tiêu dùng hoặc hàng đóng gói tiêu dùng, khái niệm đề cập đến các sản phẩm mà người tiêu dùng mua sắm thường xuyên như mỹ phẩm, quần áo, đồ ăn hay cả thức uống.

  • FMCG là gì?

FMCG là từ viết tắt của Fast Moving Consumer Goods, thuật ngữ đề cập đến các sản phẩm được bán hay tiêu thụ trong một khoảng thời gian tương đối ngắn với chi phí thấp.

Advertisement

Sau khi hiểu được các khái niệm của từng thuật ngữ, bạn có thể rút ra được sự giống và khác nhau cơ bản giữa chúng ở đây là gì?

Giống nhau hiển nhiên là tất cả các ngành hàng này đều cung cấp các sản phẩm cho người tiêu dùng, dù cho đó là nước ngọt Pepsi hay bột giặt OMO thì đối tượng sử dụng chúng vẫn là người tiêu dùng (Consumer).

Căn cứ vào các thuật ngữ, một số điểm khác biệt chính có thể được sử dụng để phân biệt các ngành hàng này đó là:

  • FMCG là một tập con của CPG. Trong khi CPG bao gồm tất cả các hàng hoá đóng gói và cung cấp cho người tiêu dùng (nhanh và chậm), FMCG chỉ bao gồm các hàng hoá được tiêu thụ nhanh, chính là thuật ngữ Fast Moving được viết tắt thành FM trong FMCG.
  • F&B chỉ bao gồm các sản phẩm là thực phẩm và đồ uống có thể ăn và uống được, trong khi FMCG hay CPG thì không nhất thiết phải như vậy. Ví dụ bột giặt OMO hay dầu gội Clear là các sản phẩm thuộc FMCG chứ không thể là F&B được. Hay thực phẩm (là gà rán) được bán tại các nhà hàng như McDonald’s hay KFC thì sẽ là F&B chứ không phải là FMCG.
  • Ngoài ra vì bản chất các sản phẩm là khác nhau, các hoạt động liên quan đến cách phân phối (và bảo quản) cũng là điểm phân biệt giữa các ngành hàng này.

F&B Service hay Food and Beverage Service là gì?

F&B Service là khái niệm đề cập đến các dịch vụ liên quan đến ngành hàng F&B, đó chính là các cơ sở hoặc địa điểm kinh doanh chủ yếu bán thực phẩm và đồ uống đã chế biến sẵn để tiêu thụ tại chỗ, hay là các cửa hàng bán thực phẩm (và đồ uống) lưu động.

Advertisement

Các địa điểm này có thể là nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng thức ăn nhanh…

Ngoài ra, thuật ngữ F&B Service còn đề cập đến các dịch vụ (đi kèm) liên quan khác như dịch vụ vận chuyển người hoặc thức ăn (đồ uống) cho các cửa hàng.

Một số lưu ý liên quan đến khái niệm F&B mà bạn nên hiểu.

  • F&B (Food and Beverage) như đã phân tích ở trên chỉ bao gồm các sản phẩm là thực phẩm và đồ uống có thể ăn và uống được.
  • Thực phẩm (Food) có thể là làm từ thịt động vật hoặc đồ thuần chay.
  • Đồ uống (Beverage) có thể là đồ uống có cồn hoặc không có cồn.
  • Thực phẩm và đồ uống có thể được bán dưới dạng mang đi (take away) hoặc sử dụng tại chỗ (dine-in).
  • Ngoài sản phẩm là thứ có thể cầm và thấy được (hữu hình), dịch vụ hay service (vô hình) là một từ khoá quan trọng khác trong ngành hàng F&B.

Mô hình F&B hay F&B Model là gì?

Cũng là khái niệm tương tự khái niệm mô hình kinh doanh (Business Model), F&B Model đề cập đến các mô hình mà các thương hiệu F&B lựa chọn để theo đuổi.

Các mô hình đó có thể là mô hình kinh doanh bền vững (Sustainability), mô hình kinh doanh tập trung vào thương mại điện tử (bếp trên mây – cloud kitchen), mô hình thực phẩm sạch (hoặc sản phẩm được sản xuất từ thực phẩm sạch) và nhiều mô hình kinh doanh khác.

Advertisement

Mối quan hệ giữa ngành hàng F&B và thương mại điện tử (eCommerce) là gì?

Mối quan hệ giữa F&B và thương mại điện tử (eCommerce) là gì?
Mối quan hệ giữa F&B và thương mại điện tử (eCommerce) là gì?

Cũng tương tự các ngành hàng khác, dưới sự phát triển mạnh mẽ của các yếu tố công nghệ và đặc biệt là các nền tảng thương mại điện tử chuyên hỗ trợ cho ngành hàng F&B như Grab, Now hay Baemin, các doanh nghiệp F&B đã không ngừng dịch chuyển trong những năm trở lại đây với mục tiêu là đáp ứng tốt hơn hành vi mua hàng của người tiêu dùng.

Thay vì bán hàng trực tiếp cho khách hàng theo hình thức truyền thống, tức là bán tại cửa hàng (vật lý), nhiều doanh nghiệp đã chọn thêm cách hợp tác với các nền tảng giao đồ ăn trực tuyến để thúc đẩy doanh thu bán hàng.

Theo một số nguồn tin mà MarketingTrips có được, doanh số từ các ứng dụng (app) giao đồ ăn trực tuyến (Partnership) chiếm khoảng từ 20 đến 60% tổng doanh số của các thương hiệu F&B.

Ngoài ra, bằng cách xây dựng các ứng dụng (app) nội bộ riêng cho thương hiệu và tối ưu hoá việc bán hàng trực tuyến thông qua các website, nhiều doanh nghiệp F&B đang đáp ứng tốt hơn trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng để từ đó thúc đẩy hiệu suất kinh doanh chung.

Advertisement

Nếu bạn là “khách hàng thân thiết” của các thương hiệu F&B tại Việt Nam như Phúc Long hay Highlands, bạn chỉ cần mất vài cú nhấp chuột là có ngay đồ uống tại nhà.

Tổng quan về ngành F&B tại Việt Nam.

Về mặt tổng thể, để có thể có được những góc nhìn đúng đắn về ngành F&B tại Việt Nam, có thể phân chia thị trường thành 2 giai đoạn đó là trước và sau đại dịch Covid-19.

Trước năm 2020, thị trường F&B Việt Nam liên tục tăng trưởng và được đánh giá đầy tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2021-2025) là 4,98%. Quy mô thị trường dự kiến đạt 678 triệu USD với lượng người dùng dự kiến sẽ đạt 17,1 triệu vào năm 2025 (Theo số liệu báo cáo từ Vietnam Report).

Tuy nhiên, dưới những tác động của đại dịch buộc chính phủ phải quyết định giãn cách xã hội dài ngày, có đến hơn 90% (vào giai đoạn đỉnh dịch) số doanh nghiệp F&B phải chịu ảnh hưởng nặng nề về mọi mặt, đặc biệt là về doanh thu.

Advertisement

Để đạt được kết quả khả quan và phục hồi mạnh mẽ sau dịch COVID-19, các doanh nghiệp F&B đã linh hoạt thích ứng, chuyển đổi số mạnh mẽ để mở đường cho hoạt động kinh doanh, tiến đến tăng trưởng và phát triển bền vững.

Số liệu thống kê ngành F&B qua nền tảng thanh toán Payoo cho thấy, tính đến hết quý I/2022, doanh thu ngành này đã tăng gấp rưỡi so với quý IV/2021. Tổng số lượng giao dịch tăng 24% so với quý trước đó.

Một số tổ chức quốc tế và trong nước cũng dự báo, thị trường F&B Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng lớn. Tổ chức nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Mordor Intelligence Inc cho biết, ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kép hằng năm lên tới 8,65% trong giai đoạn 2021-2026.

Các doanh nghiệp lớn trong ngành F&B tại Việt Nam.

Các thương hiệu F&B hàng đầu tại thị trường Việt Nam bao gồm Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan, cùng với các thương hiệu toàn cầu quen thuộc như Nestle có trụ sở chỉnh tại Thuỵ Sỹ, Heineken của Hà Lan, Tổng Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) của Thái Lan hay Công ty TNHH Nước giải khát Pepsico Việt Nam.

Advertisement

Ngành F&B của Việt Nam được đặc trưng bởi sự phổ biến của các doanh nghiệp nhỏ khi có đến 84% các doanh nghiệp có ít hơn 50 nhân viên.

Theo thời gian, nhiều tổ chức đang mong đợi rằng sẽ có nhiều doanh nghiệp lớn hơn sẽ được phát triển từ hệ sinh thái thực phẩm và đồ uống.

Các doanh nghiệp này có thể có nhiều khả năng tiêu chuẩn hóa sản xuất và đảm bảo chất lượng trong khi cũng hưởng lợi từ quy mô kinh tế nhờ áp dụng thương mại điện tử.

Các doanh nghiệp hay thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu trong ngành hàng F&B trong năm 2022.

Tính đến năm 2022, dưới đây là Top 10 thương hiệu hay doanh nghiệp F&B lớn nhất toàn cầu theo dữ liệu bình chọn từ Forbes.

Advertisement
  • Nestle S.A.
  • PepsiCo, Inc.
  • Anheuser-Busch InBev SA
  • Coca-Cola Co.
  • Mondelez International
  • Archer-Daniels-Midland Company
  • Diageo plc
  • Kweichow Moutai Co., Ltd. Class A
  • Tyson Foods, Inc. Class A
  • Danone SA

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến ngành hàng F&B.

  • FnB là gì?

Như đã đề cập trong các nội dung ở phần đầu, FnB là từ đồng nghĩa với F&B hay F and B và nó chính là từ viết tắt của Food and Beverage, khái niệm đề cập đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống.

  • Sản phẩm F&B hay thương hiệu F&B là gì?

Là các sản phẩm thuộc ngành hàng hay thị trường F&B, OMO hay Tiger chính là các sản phẩm F&B.

  • Thị trường F&B là gì?

Là nơi mà các thương hiệu hay doanh nghiệp F&B trao đổi và mua bán với khách hàng của họ, chính là những người tiêu dùng, những người chi trả để có được các sản phẩm F&B.

  • F&B (Food and Beverage) Service là gì?

Là khái niệm đề cập đến các dịch vụ trong ngành F&B. Dịch vụ ở đây có thể là từ các thương hiệu cung cấp các dịch vụ ăn uống tại chỗ, hoặc là các dịch vụ hỗ trợ ngành F&B như vận tải, vận chuyển hay bảo quản thực phẩm.

Advertisement
  • F&B (Food and Beverage) trong khách sạn là gì?

Là khái niệm đề cập đến các dịch vụ ăn uống trong khách sạn bao gồm các dịch vụ tại chỗ lẫn các dịch vụ mang đi (take away).

  • Bộ phận F&B là gì?

Là phòng ban bao gồm những nhân sự phụ trách các công việc liên quan đến ăn uống (Food and Beverage). Tuỳ vào từng ngành hàng hay mô hình kinh doanh khác nhau, những gì mà bộ phận F&B được cơ cấu và làm là khác nhau.

  • Chuỗi F&B là gì?

Là một loạt các cửa hàng (Store) kinh doanh trong mảng F&B. Thay vì kinh doanh với một hoặc một vài cửa hàng đơn lẻ, các doanh nghiệp F&B này mở và vận hành nhiều (chuỗi) cửa hàng khác nhau trên nhiều khu vực khác nhau.

Kết luận.

Dù bạn có là người đang làm việc trong lĩnh vực F&B (Thực phẩm và Đồ uống) hay không, thông qua bài viết phân tích tương đối chi tiết từ MarketingTrips, hy vọng bạn có thể hiểu được những kiến thức căn bản nhất của ngành F&B như f&b là gì, các khái niệm hay thuật ngữ xoay quanh ngành F&B và hơn thế nữa.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ngành Bia Rượu: Doanh thu của Sabeco rớt thảm xuống mức thấp nhất 7 năm

16 Tháng Hai, 2024
ThaiBev từng chi khoảng 110.000 tỷ đồng (gần 5 tỷ USD) để sở hữu cổ phần chi phối tại Sabeco, tươ…
Advertisement