Skip to main content

Tổng hợp những cách khiến khách hàng quay lại mua hàng nhiều hơn với thương hiệu

25 Tháng Một, 2022

Khi ‘mua hàng một lần’ hoặc ‘chỉ cho vào giỏ hàng’ mà không thanh toán là mối bận tâm lớn của hầu hết các doanh nghiệp, dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo để khiến khách hàng quay lại với thương hiệu nhiều hơn.

 mua hàng nhiều hơn với thương hiệu

Để có thể tìm kiếm được một khách hàng mới, trung bình các thương hiệu phải tốn kém gấp từ 3-5 lần so với chi phí để duy trì một khách hàng cũ.

Việc có thể gia tăng mức độ tương tác với khách hàng cũ, khiến họ quay lại mua hàng nhiều hơn 1 lần theo đó không chỉ giúp thương hiệu gia tăng lợi nhuận mà còn làm giảm mức độ chi tiêu cho các hoạt động marketing không đáng có.

Advertisement

Dưới đây là tổng hợp một số chiến lược bạn có thể tham khảo.

1. Khiến cho việc mua hàng trở nên dễ dàng hơn. Theo dữ liệu từ PwC, 80% khách hàng nói rằng sự thuận tiện, nhanh chóng và được trợ giúp là những yếu tố quan trọng nhất trước khi họ quyết định giao dịch với bất kỳ doanh nghiệp hay thương hiệu nào.

2. Cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán. Bạn thử hình dung nếu khách hàng truy cập vào website của bạn để mua hàng nhưng lại không có phương thức thanh toán họ mong muốn, họ sẽ làm gì?

Hãy tìm hiểu xem phần lớn khách hàng mục tiêu của bạn ưa thích kiểu thanh toán nào và tìm cách hỗ trợ họ.

Advertisement

3. Miễn phí giao hàng cho đơn đặt hàng đầu tiên. Khi lần đầu tiên tương tác hay mua hàng với thương hiệu, khách hàng sẽ sẵn sàng hơn nếu bạn có hành động “welcome” họ.

4. Cung cấp các chương trình giảm giá hay chiết khấu cho những khách hàng mua nhiều lần. Những chương trình như giảm giá 10% cho đơn hàng từ…hoặc cho đơn hàng tiếp theo là động cơ khuyến khích khách hàng mua hàng nhiều hơn.

5. Cung cấp điểm thưởng hoặc đổi quà. Trên thực tế, theo dữ liệu từ Amazon, 75% khách hàng có nhiều khả năng mua lại khi nhận được ưu đãi.

6. Cung cấp phần thưởng khi được giới thiệu. Các chương trình giới thiệu (Referral) là một trong những chiến lược thành công của nhiều thương hiệu. Chìa khóa ở đây là khách hàng của bạn cần có một động lực cụ thể để giới thiệu cho bạn bè của họ.

Advertisement

7. Gửi thư (hoặc các thông điệp) được cá nhân hoá cho khách hàng. Khi khách hàng ngày càng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu phù hợp với giá trị cá nhân của chính họ, những thông điệp mang tính cá nhân hoá có thể làm bền chặt hơn mối quan hệ giữa khách hàng với thương hiệu.

8. Tạo ra các trải nghiệm mới khi “đập hộp”. Hãy sáng tạo trong cách bạn đóng gói sản phẩm của mình để gia tăng mức độ trải nghiệm của khách hàng. Những bao bì cao cấp có thể làm tăng giá trị cảm nhận về thương hiệu, nâng cao giá trị cảm nhận của sản phẩm và cho khách hàng biết rằng doanh nghiệp của bạn đang đại diện cho điều gì.

9. Cung cấp chương trình hoàn trả linh hoạt. Nhiều khách hàng tỏ ra sợ hãi hoặc chần chừ khi mua hàng vì họ cho rằng chính sách hoàn trả quá phức tạp. Các chính sách hoàn trả linh hoạt là chìa khoá khiến khách hàng tự tin hơn.

10. Gửi các bản tin cập nhật cho khách hàng. Khi khách hàng đã quyết định mua một thứ gì đó từ thương hiệu của bạn, đừng ngần ngại giới thiệu những sản phẩm hay tính năng mới có liên quan đến họ.

Advertisement

11. Cung cấp các sản phẩm bán thêm (upsell) và bán chéo (cross-sell) dựa trên những gì khách hàng bày tỏ sự quan tâm. Hãy sử dụng chiến lược bán thêm và bán chéo cho khách hàng làm công cụ để xác định các sản phẩm hoặc giải pháp tốt nhất cho vấn đề của khách hàng.

Khách hàng sẽ luôn hài lòng nếu biết rằng bạn đang tìm cách để hỗ trợ họ.

12. Cung cấp các ưu đãi cho khách hàng khi mua hàng trực tuyến. Nếu bạn có các cửa hàng ngoại tuyến (offline), hãy cung cấp các chương trình ưu đãi cho khách hàng khi họ mua sắm trực tuyến.

13. Ghi nhớ những dịp đặc biệt. Một tấm thiệp sinh nhật sẽ làm nên những điều kỳ diệu đối với các khách hàng đã từng mua hàng từ thương hiệu. Hãy ghi lại những ngày đặc biệt của họ và sử dụng chúng để xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Advertisement

14. Tặng hàng mẫu miễn phí để xây dựng lòng trung thành. Nếu biết rằng khách hàng quan tâm đến các sản phẩm hay dịch vụ của bạn, hãy khuyến khích họ mua và sử dụng nhiều hơn thông qua các chương trình tặng mẫu dùng thử.

15. Giao hàng nhanh hơn. Theo dữ liệu từ retailtouchpoints, 63% người mua sắm trực tuyến mong đợi thời gian giao hàng trung bình là 3 ngày.

16. Cập nhật website, trang Facebook và các tài nguyên trực tuyến khác một cách thường xuyên hơn. Khi thế giới internet đang thay đổi quá nhanh chóng, sẽ chẳng có lý do gì để khách hàng quay lại tương tác với bạn nếu bạn không có bất cứ thứ gì mới.

17. Sử dụng dữ liệu từ các khách hàng đã rất hài lòng với thương hiệu. Theo dữ liệu từ skimresources, có đến 90% mọi người tin tưởng vào những lời giới thiệu từ bạn bè hoặc từ những khách hàng khác đã trải nghiệm sản phẩm.

Advertisement

Sử dụng những nội dung do chính người dùng tạo ra (UGC) là một cách hiệu quả để có được lòng trung thành của khách hàng.

18. Kể một câu chuyện thương hiệu (brand story) đầy hấp dẫn. Khách hàng không tương tác với nội dung, họ tương tác với những câu chuyện đầy tính cảm xúc.

19. Ứng dụng tư duy social proof. Khách hàng ngày nay không chỉ tìm kiếm trên Google, những nội dung được lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội cũng có sức hấp dẫn không kém đối với họ.

20. Quan tâm nhiều hơn đến khách hàng. Tập trung vào những người mua nhiều lần và đảm bảo sự hài lòng của họ là một trong những cách tốt nhất để thúc đẩy hiệu ứng truyền miệng trong khi bạn không mất bất cứ khoản ngân sách marketing nào.

Advertisement

21. Chú ý đến những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm và những thứ tương tự. Mặc dù bạn không cần phải dành quá nhiều thời gian cho đối thủ, tuy nhiên việc hiểu được họ đang làm gì hay những doanh nghiệp khác cùng phân khúc đang thay đổi ra sao cũng là cách giúp bạn trở nên khác biệt hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

OpenAI được cho là đang phát triển trình duyệt web AI riêng

25 Tháng Mười Một, 2024
OpenAI được cho là đang phát triển trình duyệt web riêng, tích hợp chặt chẽ với ChatGPT và nhiều …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement