Trong thập kỷ qua, với sự giúp sức của công nghệ, thương mại điện tử tăng trưởng với tốc độ đáng kinh ngạc. Trở lại thời điểm 10 năm trước, khái niệm “thương mại điện tử” còn khá xa lạ với người tiêu dùng.
Giao diện, hiển thị gian hàng đơn giản; số lượng nhà bán hàng lẫn thương hiệu lên sàn chưa đa dạng và tốn nhiều công sức để có đơn hàng đầu tiên.
10 năm sau, thương mại điện tử thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng liên tục ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc.
Giai đoạn 2020-2021 được xem là khoảng thời gian bùng nổ mạnh mẽ của ngành này, là một trong số ít lĩnh vực thương mại không chịu ảnh hưởng từ đại dịch, ngược lại còn là cánh tay trợ lực cho người tiêu dùng, nhà bán hàng và nền kinh tế số.
Kết quả có được sau 10 năm này ngoài nỗ lực của doanh nghiệp toàn ngành còn có sự hỗ trợ đắc lực từ công nghệ hiện đại, ngày một phát triển và thông minh hơn.
Năm 2016, theo eMarketer, Trung Quốc thu về gần 900 tỷ USD từ các cửa hàng thương mại điện tử. Trong khi Mỹ kiếm được hơn 423 tỷ USD doanh thu bán hàng từ kênh này. Tổng cộng ngành này ghi nhận khoảng 1.915 nghìn tỷ USD trên toàn cầu.
Công nghệ đã giúp đưa làn sóng thương mại điện tử lớn mạnh, quy mô khác xa với các website mua hàng trực tuyến mới ra đời trong thập kỷ trước đó. Dưới đây là những đóng góp quan trọng công nghệ mang đến cho thương mại điện tử trong những năm qua.
Ghi điểm nhờ cá nhân hóa hành trình mua sắm.
Một trong những điểm mới công nghệ mang lại cho các doanh nghiệp thương mại điện là khả năng kết nối và thấu hiểu khách hàng.
Trí tuệ thông minh (AI) và các thuật toán đã giúp ghi nhận thói quen mua sắm của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Từ đó, dữ liệu thu thập thói quen mua sắm trở thành cơ sở để doanh nghiệp phát triển chiến lược kinh doanh phù hợp.
Tại Việt Nam, những sàn thương mại điện tử lớn hiện nay ngày càng thấu hiểu người dùng để cá nhân hóa và nâng cao trải nghiệm mua sắm của họ.
Đơn cử, nền tảng Lazada cung cấp các đề xuất tìm kiếm, giao diện mua sắm thiết kế dựa theo sở thích, thói quen của mỗi người dùng. Từ đó, khách hàng có thể mua sắm tiện lợi, nhanh chóng hơn.
Đưa vận hành logistics lên tầm cao mới.
Giới chuyên gia từng nhận định không chỉ riêng thương mại điện tử mà các ngành liên quan cũng thừa hưởng các thành tựu từ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ.
Nổi bật có logistics với hàng loạt giải pháp ứng dụng công nghệ hiện đại, hệ thống tự động và vận hành kho bãi; phân loại kiện hàng; xử lý đơn; phân chia khu vực và vận chuyển nhanh chóng với tuyến đường được tối ưu hóa nhờ trí tuệ thông minh…
Lazada là một trong những nền tảng thương mại điện tử hiếm hoi tại Việt Nam sở hữu đơn vị logistics riêng, tránh phụ thuộc vào bên thứ ba.
Lazada Logistics đã sớm ứng dụng AI vào các khâu xử lý đơn hàng, phân loại và thiết kế tuyến đường hợp lý, tối ưu thời gian giao nhận, giúp tăng tỷ lệ giao hàng thành công. Đồng thời, việc rút ngắn thời gian vận chuyển cũng tăng sự hài lòng của người dùng, giúp cải thiện chất lượng dịch vụ và khả năng tái mua sắm trong tương lai.
AI cũng giúp tiết kiệm nhân lực và chi phí khi trở thành công cụ hỗ trợ, tư vấn khách hàng ở một số khía cạnh cơ bản. Công nghệ này có thể tự động hóa các truy vấn, giúp tiết kiệm thời gian cho người dùng.
Hai “ông lớn” lĩnh vực công nghệ và thương mại điện tử là Google và Amazon đã tiên phong áp dụng AI hội thoại, mở ra “phong trào” hội thoại tự động cho doanh nghiệp bán lẻ.
Mang lại trải nghiệm mua sắm online thực tế như tại cửa hàng.
Hai công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) những năm gần đây liên tục giúp các doanh nghiệp thương mại đa dạng trải nghiệm mua sắm cho người dùng của họ với những hình thức mới mẻ, thú vị mà không cần đến tận cửa hàng.
Đơn cử với ngành hàng thời trang, một số sàn thương mại điện tử trên thế giới cho phép khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm thực tế dù không tiếp xúc trực tiếp.
Ví dụ, khi mua sản phẩm trang điểm tại gian hàng Bobbi Brown, Estée Lauder và M.A.C trên Lazada Singapore, người dùng có thể lựa chọn và thử lớp trang điểm gồm son, phấn nền, má hồng… thông qua lớp trang điểm do công nghệ thực tế ảo VR mang lại.
Trải nghiệm cá nhân hóa này giúp tăng mức độ hài lòng và tin tưởng của khách hàng, đồng thời khiến hành trình mua sắm thú vị hơn mà không cần tiếp xúc với sản phẩm. Người dùng có thể đưa ra quyết định mua hàng dễ dàng hơn với tỷ lệ hoàn trả hàng thấp hơn.
Nâng cấp trải nghiệm mua sắm kết hợp giải trí, tương tác.
Trước đây, người dùng chỉ có mục đích duy nhất là tìm kiếm sản phẩm cần mua và thanh toán. Hiện tại, nhu cầu giải trí tăng mạnh, nhất là sau giai đoạn giãn cách xã hội, do hầu hết mọi người đều dành nhiều thời gian tại nhà.
Theo đó, người dùng dần quen với việc giải trí, tương tác với các nghệ sĩ, nhóm người có sức ảnh hưởng (KOL) thông qua các hoạt động như show âm nhạc online, livestream hay minigame trên ứng dụng thương mại điện tử.
Lazada là một trong những nền tảng tiên phong mang đến hình thức shoppertainment – mua sắm kết hợp giải trí, cung cấp những trải nghiệm giải trí mới lạ, khác biệt cho người dùng như đại nhạc hội trên kênh LazLive, minigame tương tác giúp thu thập voucher, giảm giá trực tiếp vào hóa đơn, mang thêm nhiều lợi ích cho khách hàng.
Nhiều người dùng thương mại điện tử tại Việt Nam cho biết họ thường vào ứng dụng một số sàn để chơi game, xem livestream giải trí.
Vào những dịp đặc biệt như lễ hội mua sắm hoặc sự kiện Lễ Tết, các chương trình giải trí, đại nhạc hội, minishow “chém giá”… cũng là điểm thu hút, khiến họ thường xuyên truy cập.
Kiến tạo lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu, nhà bán hàng.
Ngoài việc giúp trải nghiệm mua sắm của người dùng thêm thuận lợi, nhanh chóng, tiết kiệm, công nghệ còn mang lại lợi thế cạnh tranh cho các đối tác thương hiệu và nhà bán hàng.
Điều này thể hiện rõ rệt trong thời gian dịch bệnh bùng phát, khi các kênh kinh doanh truyền thống gần như “đóng băng”.
Trong khi các doanh nghiệp truyền thống chật vật tìm cách sống sót, những đơn vị sớm chuyển đổi số vẫn duy trì doanh số, vượt sóng Covid-19. Công cuộc chuyển đổi số đã giúp hàng loạt doanh nghiệp bán lẻ mở rộng tệp khách hàng và gia tăng doanh số.
Với các công nghệ hiện đại, thương hiệu và nhà bán hàng có thể dễ dàng theo dõi doanh số, quản lý vận hành, giao hàng và kiểm tra hàng trong kho.
Công nghệ cũng giúp cải thiện diện mạo gian hàng trực tuyến bằng các thiết kế bắt mắt, đánh trúng tâm lý người tiêu dùng, từ đó kích cầu mua sắm và tăng trưởng doanh thu.
Theo đó, công nghệ 4.0 đã góp phần vào việc thay đổi diện mạo, đưa thương mại điện tử và những ngành liên quan lên tầm cao mới với nhiều cải tiến vượt trội.
- Người tiêu dùng không sẵn sàng từ bỏ sự thuận tiện chỉ vì giá trị
-
Hành vi của người tiêu dùng thương mại điện tử đang thay đổi thế nào
Thiên Khải
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo VnExpress