Skip to main content

Bối cảnh làm Affiliate Marketing trên các nền tảng thương mại điện tử đã thay đổi

3 Tháng Năm, 2024

Một năm trước, P.V cùng bạn tham gia làm affiliate marketing (tiếp thị liên kết) cho hai sàn thương mại điện tử. Hai người thuê thêm một vài nhân viên để chạy quảng cáo, lên nội dung,… Sau một năm, nhóm của P.V thu về 15 tỷ đồng từ affiliate.

Sau khi trừ đi các chi phí chạy quảng cáo, lương nhân viên, thuế tạm thu 10% từ sàn,… P.V và bạn lãi 2 tỷ đồng, tức mỗi người nhận về 1 tỷ đồng. Những tưởng đây là trái ngọt khi làm affiliate thì mới đây P.V nhận được thông báo bản thân đang nợ gần 4 tỷ đồng tiền thuế. Nếu nộp chậm, người này sẽ phải chịu phạt 0,05%/ngày. Với gần 4 tỷ đồng anh sẽ phải đóng tiền phạt 730 triệu đồng/năm.

Tương tự, Lê Tùng, vốn là một người cung cấp các công cụ chạy quảng cáo, bình luận, rải link, spam tin nhắn trên các nền tảng mạng xã hội, tham gia làm affiliate từ đầu năm ngoái. Hiện Tùng vừa đóng khoản nợ thuế 2,15 tỷ đồng. Anh cho biết số tiền đó đa số từ tiền thuế làm affiliate.

“Khá bất ngờ vì tôi thấy trong điều khoản đã ghi thu nhập bao nhiêu thì phải đóng % thuế như nào rồi. Các năm trước tôi không làm affiliate nên không biết, năm nay làm mới vỡ lẽ”, Tùng chia sẻ và cho biết đã đóng đủ số tiền nợ thuế để tránh bị phạt.

Advertisement

Thực tế, trong điều khoản thông tin thuế dành cho người làm tiếp thị liên kết của Shopee – một sàn thương mại điện tử có thị phần lớn nhất tại Việt Nam, đưa ra các loại tài khoản affiliate, gồm doanh nghiệp/cá nhân trong nước và doanh nghiệp/cá nhân nước ngoài.

Việc nộp thuế phụ thuộc vào người làm tiếp thị liên kết chọn tư cách là doanh nghiệp hay cá nhân kinh doanh. Theo trình bày, doanh nghiệp trong nước làm affiliate sẽ phải chịu thuế suất 10% đây là thuế giá trị gia tăng (VAT). Trong khi với cá nhân trong nước làm affiliate, điều khoản chỉ ra sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân 10% nếu tổng hoa hồng từ 2 triệu đồng trở lên. Dưới 2 triệu đồng, cá nhân không phải nộp thuế này. Điều khoản không lưu ý gì thêm.

Việc trình bày này có thể khiến nhiều cá nhân làm affiliate như Tùng kể trên lầm tưởng chỉ cần nộp 10% thuế thu nhập cá nhân được sàn tạm tính ban đầu là xong.

Trả lời tờ Công Thương về vấn đề nộp thuế của những người làm affiliate trong nước, đại diện Shopee chỉ rõ có hai đối tượng liên quan đến nội dung này. Đó là “đối tác tiếp thị liên kết là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh,…” và “đối tác tiếp thị liên kết là cá nhân”.

Advertisement

Theo đại diện sàn, các trường hợp đối tác tiếp thị liên kết cung cấp thông tin theo hình thức doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, Shopee hiện đang có cơ chế thanh toán trên cơ sở hợp đồng, và hóa đơn chứng từ hợp lệ do đối tác cung cấp. Khi đó, đối tác sẽ tự chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ kê khai và nộp thuế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Còn trường hợp tiếp thị liên kết là cá nhân, các khoản thanh toán sẽ được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, theo quy định hiện hành. Mức thuế hiện đang được áp dụng theo Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính là 10% đối với khoản thu nhập từ 2 triệu đồng/lần chi trả trở lên.

Phía sàn dẫn điều 7 tại thông tư cho hay: “Thuế suất lũy tiến (lên đến 35%) từng phần được áp dụng khi cá nhân thực hiện quyết toán thuế đối với tổng các nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, trong đó bao gồm các khoản tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới, tiền dịch vụ quảng cáo, tiền dịch vụ khác, thù lao khác”.

Trong khi đó, các cá nhân làm affiliate lại dẫn Thông tư 40/2021/TT-BTC khi cho rằng họ chỉ thuộc đối tượng là cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức. Thông tư quy định với ngành nghề kinh doanh là quảng cáo trên sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số thì chịu mức thuế giá trị gia tăng 5% và 2% thuế thu nhập cá nhân, tổng cộng là 7%. Do đó, theo những người này, họ đáng ra chỉ phải chịu mức thuế 7% thay vì lên tới 35% theo từng phần như hiện tại.

Advertisement

Theo phản ánh, các sàn thương mại điện tử đang kê khai phần hoa hồng cho những người làm affiliate là “tiền công, tiền lương”. Những người làm tiếp thị liên kết cho rằng kê khai như vậy là bất hợp lý.

Tuy nhiên, Luật sư Trần Minh Hiệp – chuyên gia tư vấn cấp cao Trung tâm Tư vấn pháp luật của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, lại có quan điểm khác với những người làm tiếp thị liên kết.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Hiệp cho biết Thông tư 111 của Bộ Tài chính quy định thu nhập từ tiền lương, tiền công, trong đó bao gồm các khoản tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: Tiền hoa hồng môi giới, tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền dịch vụ quảng cáo, tiền dịch vụ khác, thù lao khác từ tất cả các nguồn chi trả thu nhập trong năm.

Do đó, tiền hoa hồng là một trong các hình thức thù lao nhận về và phải chịu thuế. Mức thuế 35%/năm được áp dụng cho cá nhân có thu nhập tính thuế (đã trừ các khoản giảm trừ gia cảnh) từ 960 triệu đồng/năm trở lên (tức thu nhập nhận được luôn cao hơn thu nhập tính thuế).

Advertisement

Quan điểm của ông Hiệp trùng với ý kiến từ phía sàn thương mại điện tử khi cho rằng tiền hoa hồng cũng thuộc khoản thu nhập phải chịu thuế, được quy định ở Thông tư 111.

Chia sẻ trên một cộng đồng làm affiliate với gần 200.000 thành viên, một quản trị viên cho rằng với việc kê khai hoa hồng của người làm tiếp thị liên kết là “tiền công, tiền lương” và chịu bậc thuế luỹ tiến là 35% thì “99% affiliate tay to sẽ dính nợ thuế”.

Thực tế, theo quan sát, trong làn sóng nợ thuế tiếp thị liên kết lần này, chỉ những cá nhân/đơn vị hoạt động với quy mô lớn, doanh thu “khủng” mới phải chịu mức thuế suất cao. Chẳng hạn, K.X – một người làm affiliate tại Hà Tĩnh, cho hay bản thân cũng phải chịu mức thuế luỹ tiến theo từng phần nhưng với doanh thu 1,059 tỷ đồng/năm, cô chỉ phải đóng mức thuế gần 119 triệu đồng, tức 23%.

Với những người đang nợ thuế, quản trị viên diễn đàn affiliate nhận định nếu không có gì đặc biệt xảy ra, họ buộc phải đóng khoản nợ này theo quy định của pháp luật. Tương tự như nhân vật P.V kể trên, nếu chậm đóng thuế, anh sẽ phải trả số tiền nộp phạt lên tới hơn 700 triệu đồng/năm.

Advertisement

Hiện các cơ quan hữu quan chưa lên tiếng chính thức về vụ việc.

Affiliate hay tiếp thị liên kết là chương trình cho phép người dùng – đóng vai trò là trung gian – mang sản phẩm của người khác đã đăng trên sàn thương mại điện tử, và đi quảng cáo. Khi người mua hoàn tất thanh toán đơn hàng qua giới thiệu, người dùng sẽ nhận được tiền hoa hồng.

Nghề tiếp thị liên kết xuất hiện từ vài năm trước trên không gian mạng khi các nền tảng bán hàng online bùng nổ. Tuy nhiên, một năm trở lại đây, trong bối cảnh cơ quan chức năng siết chặt các hoạt động thu thuế liên quan, thì các vấn đề của hình thức này mới lộ rõ.

Ngoài những lùm xùm thuế suất, những người trong nghề còn cho rằng affiliate hiện tại đã không còn dễ kiếm tiền như trước. Nếu như trước đây một người dùng bình thường rất khó để làm affiliate cho các sàn thương mại điện tử thì đến nay, quy trình xét duyệt làm affiliate chỉ mất vài phút, qua vài bước đơn giản bằng email.

Advertisement

Đ.K – một nhân viên truyền thông tại Hà Nội, cho biết cô đăng ký chương trình affiliate trên một sàn thương mại điện tử tại Việt Nam từ tháng 3/2022 nhưng phải 5 tháng sau mới được xét duyệt bởi không đủ lượng người follow (theo dõi) trên mạng xã hội. Hiện nay chính sách này đã thay đổi, khi các sàn không còn quá chặt chẽ về lượng follow, mở ra cơ hội cho ai cũng làm được affiliate. Điều này vô hình trung đã tạo ra lượng người làm affiliate khổng lồ, khiến thị trường càng thêm chật chội, cạnh tranh ngày càng tăng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement