Skip to main content

Đề xuất người mua được trả lại hàng nếu sản phẩm không đúng như quảng cáo

6 Tháng Tư, 2023

Theo các nội dung mới đây từ cuộc họp của Quốc hội Việt Nam, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần xem xét quy định quyền được trả lại sản phẩm, hàng hóa và toàn bộ chi phí mua sắm trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa không đúng như những gì được quảng cáo.

Bên cạnh cho ý kiến về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách chiều 5/4 còn góp ý về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Góp ý về dự thảo luật này, đại biểu Huỳnh Sang (Bình Phước) cho rằng cần xem xét quy định quyền được trả lại sản phẩm, hàng hóa và toàn bộ chi phí mua sắm sản phẩm, hàng hóa trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa không đúng như những gì được quảng cáo, cam kết hoặc công bố của người bán.

“Về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng, đề nghị cho phép người tiêu dùng được phản hồi, đánh giá về tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, đồng thời hiển thị đầy đủ và chính xác kết quả phản hồi, đánh giá”, đại biểu Sang đề nghị.

Advertisement

Cần cảnh báo cho người mua về người bán hàng giả.

Theo vị đại biểu hiện nay, hành vi bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn phổ biến trên nền tảng số (mạng xã hội, sàn thương mại điện tử – PV). Do đó đại biểu Sang đề nghị bổ sung quy định nền tảng số phải giám sát, phát hiện và cảnh báo cho người tiêu dùng về người bán có dấu hiệu bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Nêu giải pháp để đảm bảo nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng từ sớm, đại biểu Phạm Đình Thanh (Kon Tum) đề xuất cần bổ sung quy định cơ quan Nhà nước, cá nhân, tổ chức trong trường hợp cụ thể phải có trách nhiệm giám sát, phát hiện, ngăn chặn hành vi sản xuất, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, có thể gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng hoặc gây thiệt hại về kinh tế của người tiêu dùng…

“Chẳng hạn hành vi sản xuất chế biến, tiêu thụ thực phẩm bẩn; tình trạng rau 2 luống, lợn 2 chuồng; hay tình trạng bơm tạp chất trong rau, thịt, cá… Thực tế, thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ việc đối tượng học sinh, công nhân trở thành nạn nhân của hành vi này. Nhiều trường hợp bị ngộ độc và nguy hiểm tính mạng”, ông dẫn chứng.

Theo đại biểu, hành vi này nếu được ngăn chặn từ sớm sẽ không đến tay người tiêu dùng và sẽ không có thiệt hại như thời gian qua.

Advertisement

Cấm mua bán thông tin người tiêu dùng.

Tại hội nghị, đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) cho rằng cần cấm hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý.

Tương tự, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cũng đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm như: Hành vi cung cấp, chia sẻ, phát tán, mua bán và trao đổi trái phép thông tin của người tiêu dùng.

“Đồng thời đề nghị rà soát thêm các pháp luật liên quan khác đang cấm các hành vi này để đảm bảo bao quát đấy đủ các hành vi này”, vị đại biểu đề xuất.

Liên quan đến vấn đề bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nêu rõ đây là vấn đề rất quan trọng.

Advertisement

“Bên cạnh các thông tin về nhân thân còn có các thông tin như quá trình giao dịch, các hành vi mua bán cũng là những thông tin quan trọng có thể bảo vệ bởi pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, ông nói.

Theo đó, ông Huy cho rằng đối với những thông tin này, các tổ chức, cá nhân kinh doanh thu thập hoặc các bên thứ ba được ủy quyền khi sử dụng, thu thập thông tin của người tiêu dùng đều phải có sự đồng ý và thỏa thuận của người tiêu dùng.

“Kể cả qua các giao dịch truyền thống cũng như ứng dụng nền tảng số đều phải có cơ chế đồng thuận của người tiêu dùng mới có thể cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh, các tổ chức trung gian thu thập và xử lý, sử dụng các thông tin của người tiêu dùng theo đúng các mục đích được yêu cầu”, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghê và Môi trường nhấn mạnh.

Liên quan đến vai trò của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức chính trị xã hội, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho rằng các quy định này chưa đủ mạnh, chưa tạo được động lực, cơ sở để các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là các hội chủ động khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Advertisement

“Vì vậy, cần có thêm quy định về hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức có đủ nguồn lực, đủ cơ sở để họ tham gia việc bảo vệ quyền lợi dùng”, ông đề xuất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo Zing

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các siêu ứng dụng có thể không còn là lợi thế của các nền tảng

22 Tháng Mười Một, 2024
Câu chuyện về siêu ứng dụng tại Đông Nam Á từng là giấc mơ của nhiều startup công nghệ. Với 17 tỷ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement

Advertisement