Tại sao các sự kiện ảo nên là một phần của chiến lược digital trong doanh nghiệp
Khi các doanh nghiệp ngày càng đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số để thích nghi với đại dịch, các sự kiện ảo đang trở thành một công cụ không thể thiếu đối với sự phát triển dài hạn của họ.
Đại dịch Covid-19 đã góp phần định nghĩa lại những gì vốn được coi là bình thường trên vô số các khía cạnh của cuộc sống của chúng ta.
Không chỉ những lần tán gẫu với bạn bè hay các buổi họp mặt với gia đình của chúng ta bị gián đoạn, mà các phương tiện kết nối chuyên nghiệp của chúng ta cũng đã thay đổi.
Ngày nay, các sự kiện ảo là tiêu chuẩn. Và chúng có thể không chỉ đơn thuần là một ‘sản phẩm nhỏ’ của đại dịch.
Do khả năng cắt giảm chi phí, sự nhanh nhạy và tính tiện lợi trong việc kết nối, các sự kiện ảo – hoặc sự kiện kết hợp (giữc thực tế và ảo) – đã chứng minh rằng chúng có một vị trí quan trọng trong các chiến lược digital của chúng ta.
Vậy tại sao các doanh nghiệp nên coi các chiến lược ảo là một phần trong chiến lược digital marketing nhằm duy trì tính cạnh tranh.
Tại sao bạn nên tổ chức các sự kiện ảo.
- Nhiều người tham dự hơn: Nếu các sự kiện ngoại tuyến được tổ chức trực tiếp tại văn phòng thường bị giới hạn bởi không gian và các yếu tố nguồn lực khác, thì các sự kiện ảo về cơ bản có rất ít những rào cản. Với mỗi sự kiện ảo, doanh nghiệp có thể tương tác cùng lúc với hàng ngàn ngàn thậm chí nhiều hơn nhiều những người tham dự.
- Tiết kiệm chi phí: Do không cần phải chi tiêu cho các hoạt động trang hoàng, set up sự kiện, thuê không gian cùng nhiều thứ khác. Các sự kiện ảo có tiềm năng cải thiện đáng kể về ROI bằng cách giữ cho chi phí luôn ở mức tối thiểu.
- Tiết kiệm thời gian: Theo nhiều nghiên cứu, các sự kiện ảo chỉ cần 1/4 thời gian cần thiết để tổ chức so với các sự kiện trực tiếp; những người tham dự cũng tiết kiệm được rất nhiều thời gian vì họ không phải đi lại.
- Nhiều cơ hội tài trợ hơn: Ngày nay, các sự kiện ảo cũng tìm nhiều cách hơn tối ưu hóa doanh thu. Nhiều nền tảng cho phép các doanh nghiệp tài trợ các gian hàng ảo, sân khấu và diễn giả, cũng như cung cấp mã QR tùy chỉnh cho người tham dự.
Tất nhiên, thách thức của việc lập kế hoạch cho các sự kiện ảo là việc tìm kiếm một nhà cung cấp nền tảng đáng tin cậy.
Doanh nghiệp có thể tổ chức các sự kiện kết hợp để tối đa hóa mức độ tương tác.
Không phải ai cũng muốn tham dự các sự kiện qua Zoom. Trong những ngày đầu sau đại dịch, có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ ưu tiên việc gặp mặt trực tiếp hơn sau một khoảng thời gian xa cách quá lâu.
Một sự kiện kết hợp vừa trực tiếp và ảo có lẽ là một chiến lược khôn ngoan nhất cho các doanh nghiệp lúc bấy giờ.
Do sự tiện lợi, tiết kiệm và tính dễ mở rộng quy mô của các sự kiện ảo kết hợp với mức độ tương tác xã hội cao của các sự kiện trực tiếp, doanh nghiệp có thể tối đa hoá được nhu cầu của các đối tượng tham dự.
Các sự kiện kết hợp có các yếu tố nổi bật sau:
• Có những khán giả phát trực tiếp và những khán giả tại nhà.
• Sự tham gia được diễn ra trong thời gian thực giữa khán giả trên môi trường ảo và môi trường thực tế.
• Phát sóng một cách thân thiện với người xem cho tất cả những người tham dự.
• Một cấu trúc sự kiện nhất quán, không ưu tiên cho bất cứ loại đối tượng tham dự nào.
Các sự kiện kết hợp là một sự kết hợp hoàn hảo giữa khả năng mở rộng của các sự kiện ảo với sự thân mật và kết nối của các sự kiện trực tiếp.
Thêm sự kiện ảo vào các chiến lược digital.
Theo nghiên cứu gần đây của Stanford, không ít người hiện đang cảm thấy chán nản với các sự kiện được tổ chức qua Zoom – chính xác là 5,5% nam giới và 13,8% phụ nữ cho biết họ cảm thấy rất mệt mỏi sau các cuộc gọi Zoom.
Tuy nhiên, sẽ rất hữu ích nếu chúng ta, với tư cách là những người lập kế hoạch cho các sự kiện, có thể đa dạng hóa các sự kiện của mình để phục vụ cho những nhóm khán giả có nhiều sở thích khác nhau.
Chúng ta biết về khái niệm “bình thường mới”, nhưng chúng ta cũng cần chuẩn bị cho các khái niệm “bình thường tiếp theo.”
Như hiện tại, một chiến lược kết hợp, có thể kết hợp các sự kiện trực tiếp và sự kiện ảo có thể là một cách tốt nhất vì nó có thể tận dụng tối đa những lợi ích độc đáo của cả hai mô hình sự kiện.
Vào năm 2021 và hơn thế nữa, các sự kiện và truyền thông trên môi trường ảo có thể là cánh cửa mở ra cho doanh nghiệp những cơ hội kết nối mới.
Nếu bạn định tổ chức các sự kiện ảo hoặc sự kiện kết hợp trong tương lai, hãy đảm bảo các sự kiện của bạn được diễn ra một cách suôn sẻ và liền mạch nhất có thể.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nam Nguyen