Skip to main content

VNPay – Kỳ lân thứ hai của Việt Nam sau VNG

1 Tháng Mười Hai, 2020

CEO VNPay cho biết công ty này cũng có những thời điểm đứng trước thách thức phải thay đổi.

Theo báo cáo kinh tế số E-Conomy SEA năm 2020 của Google, công ty CP Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPay) là một trong 12 kỳ lân của khu vực Đông Nam Á. Như vậy, sau VNG, Việt Nam đã có startup thứ hai được định giá từ 1 tỷ USD trở lên.

Tại hội thảo “Phát triển công nghệ tài chính Việt Nam trong mùa nhiễu động” trong khuôn khổ Techfest 2020, ông Lê Tánh – CEO VNPay đã có một số chia sẻ về câu chuyện kinh doanh của startup này.

Advertisement

“Không có thành công nào không phải trả giá”

Nói về chặng đường phát triển của doanh nghiệp, ông Lê Tánh cho biết “không có thành công nào không phải trả giá, VNPay cũng có những thời điểm đứng trước thách thức phải thay đổi”.

“Thách thức đầu tiên là làm thế nào thay đổi thói quen khách hàng vì những ý tưởng ban đầu mình đưa ra không ai dùng cả. Chúng tôi đi với một đối tác lớn, thuyết phục người dùng thay đổi thói quen. VNPay phải mất đến 6 năm thì các dịch vụ cốt lõi của fintech mới đem lại doanh thu đủ sống cho doanh nghiệp”, ông Lê Tánh nói.

Theo CEO VNPay, cách để doanh nghiệp này thành công là “đi từ những dịch vụ cơ bản và cần thiết nhất đến những thói quen cao hơn, xa hơn”.

Advertisement

“Thách thức thứ hai trong quá trình hoạt động đó là fintech là một lĩnh vực mới trong một không gian mới, rất cần những quy định mới. Trung gian thanh toán là loại hình dịch vụ có giấy phép con và có quy định cái này được làm, cái kia không”, ông Tánh chia sẻ.

Người đứng đầu VNPay cho biết, “nếu bó buộc như thế chúng tôi không thể lớn được. Vì vậy, chúng tôi buộc phải xé rào, phải tìm cách tạo ra những dịch vụ mới trước vì chúng tôi biết rằng để cho ngân hàng nhà nước vào cuộc và các bộ ngành khác đồng ý thì phải có tiền lệ. Chúng tôi tạo ra các dịch vụ sau đó hỏi lại, nếu được chấp nhận thì đi theo”.

Theo CEO VNPay, để fintech phát triển vẫn còn nhiều rào cản cần phá bỏ. “Nhiều dịch vụ mới chúng tôi nghĩ có thể đem lại lợi ích cho khách hàng như việc người dân có thể thanh toán dịch vụ công hay đi xe buýt không phải mua vé giấy. Tuy nhiên, việc đó vẫn chưa có tiền lệ, chi phí hỗ trợ xe buýt hiện không có chi phí hỗ trợ thanh toán”, ông Tánh nói.

“Sẽ cung cấp hệ thống ví điện tử mới dựa trên Blockchain”

Advertisement

Tại hội thảo, ông Lương Thái Bảo (Đại học Kinh tế Quốc dân) dẫn một nghiên cứu của Asia Partners cho biết một quốc gia có thu nhập bình quân (đã điều chỉnh lạm phát) từ 3.500 – 7.000 USD thì quốc gia đó mới có cơ hội xuất hiện kỳ lân.

Trả lời câu hỏi về việc tại sao thu nhập bình quân của Việt Nam vẫn ở mức thấp nhưng đã có 2 startup tỷ USD, ông Lê Tánh cho rằng Việt Nam có nhiều lợi thế như dân số trẻ, tỷ lệ sử dụng smartphone và Internet rất cao, các dịch vụ liên quan đến viễn thông, Internet có chi phí rẻ.

“Đó là động lực để chúng tôi đào sâu vào thị trường. Hệ sinh thái của VNPay từ chỗ tập trung vào phát triển nền tảng mobile banking và ngân hàng số cho hơn 30 đơn vị, chúng tôi cũng tạo ra các dịch vụ mới giúp ngân hàng có thêm doanh thu bên cạnh các dịch vụ tài chính truyền thống”, ông Tánh nói.

“Đối tác lớn thứ hai của chúng tôi là các nhà mạng, viễn thông – sở hữu tập khách hàng rất lớn. Chúng tôi đã cung cấp cho họ các dịch vụ như số hóa thanh toán, tạo ra thói quen không mua thẻ cào giấy mà sử dụng các hình thức mua trực tuyến.

Advertisement

Từ đó thêm nhiều dịch vụ khác như các dịch vụ liên quan đến du lịch như mua vé, đặt phòng đến các tiện ích khác như điện, nước…”, CEO VNPay chia sẻ thêm.

Theo ông Tánh, việc xử lý dữ liệu lớn luôn là công nghệ hàng đầu đặt ra với những dịch vụ của VNPay.

“Chúng tôi thu từ khách hàng, người bán rồi lại trả lại cho ngân hàng. Những gì chúng tôi nhận được rất nhỏ nên để đạt được lợi nhuận chúng tôi phải xử lý hàng chục triệu giao dịch hàng ngày. Công nghệ xử lý dữ liệu lớn là công nghệ chúng tôi đã thành công”, ông Tánh nói.

CEO VNPay cũng cho biết, trong năm tới kỳ lân thứ hai của Việt Nam sẽ cung cấp một hệ thống ví điện tử mới dựa trên nền tảng Blockchain. “Đó là kết quả nghiên cứu suốt 2 năm qua của chúng tôi”, doanh nhân này cho hay.

Advertisement

VNLIFE, công ty mẹ của công ty thanh toán Việt Nam VNPAY, đã từng hoàn tất gói tài trợ khoảng 300 triệu USD từ SoftBank Vision Fund và GIC – quỹ đầu tư quốc gia Singapore.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement