5 con đường chiến lược marketing đã thay đổi vĩnh viễn
Những người làm marketing nắm bắt được những sự thay đổi này sẽ có thể phát triển thương hiệu của họ ngay cả khi suy thoái tiếp tục.
Cuộc khủng hoảng toàn cầu đã thay đổi vĩnh viễn thế giới của chúng ta. Nhiều doanh nghiệp nhỏ đã lao đao và sụp đổ; trong khi những doanh nghiệp lớn cũng không là ngoại lệ, họ liên tục cắt giảm chi tiêu và tím cách để vượt qua.
Về mặt tích cực, tất cả chúng tôi đã học cách chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh tốt hơn và đánh giá cao hơn sức ảnh hưởng của các bệnh truyền nhiễm.
Không ít người lao động sẽ không bao giờ quay trở lại không gian văn phòng thực tế, cho phép hiệu quả chi phí tốt hơn, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn.
Marketing cũng vậy, sẽ mãi mãi thay đổi. Những người làm marketing nắm bắt được những thay đổi này sẽ có thể phát triển thương hiệu của họ, ngay cả khi suy thoái kinh tế kéo dài trong nhiều năm và sức ảnh hưởng trở nên nặng nề hơn.
76% số người đã có những thói quen mới và 89% trong số những người này có kế hoạch giữ những thói quen mới của họ sau đại dịch. 36% người tiêu dùng có kế hoạch trung thành với các thương hiệu mới mà họ đã sử dụng trong thời kỳ khủng hoảng.
Các marketers phải hiểu các ngành của họ đang thay đổi như thế nào, nhanh chóng thích ứng với những thay đổi đó và nhanh nhạy với các chiến lược marketing mới.
Dưới đây là 5 con đường mà các chiến lược marketing sẽ thay đổi viễn viễn sau đại dịch:
Các chiến lược trực tuyến.
Marketing đã chuyển sang trực tuyến trong một vài thập kỷ nay. Cuộc khủng hoảng toàn cầu đã góp phần thúc đẩy sự thay đổi này đi xa hơn nữa, gần như với tốc độ chóng mặt.
Mức độ sử dụng Internet tăng từ 50 đến 70%.
Lưu lượng truy cập từ dữ liệu di động đã tăng 380% vào tháng 3 năm 2020. Mức chi tiêu cho TV giảm 25% trong quý 2 năm 2020 và chi tiêu cho các hoạt động trải nghiệm và tài trợ đã bị cắt giảm 75% do các sự kiện thể thao và giải trí trực tiếp đã bị hủy bỏ.
Doanh số bán hàng trực tiếp giữa người với người đã chuyển sang khoảng 90% trực tuyến.
Và bây giờ con số này đã tăng lên trên 95%
Các doanh nghiệp vốn phụ thuộc nhiều vào lực lượng bán hàng phải tìm hiểu cách tạo ra các cuộc gọi bán hàng thu hút hơn, tập trung vào giá trị hơn khi người tiêu dùng và nhân viên bán hàng không ở cùng nhau.
Các doanh nghiệp này phải nắm bắt các yếu tố công nghệ và sử dụng AI để hỗ trợ tất cả các giai đoạn của quy trình bán hàng.
Từ việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng đến đàm phán, AI đều có thể là đầu tàu để phát triển các mối quan hệ, gia tăng mức độ hiệu quả và tạo ra những khách hàng trung thành.
Các bộ phận bán hàng sẽ cần giao tiếp với bộ phận marketing nhiều hơn vì khách hàng tiềm năng sẽ đến ngày càng nhiều hơn từ các nỗ lực marketing và rất có thể là đến từ content marketing.
Ngay cả khi thời gian sử dụng các thiết bị tăng lên, hoạt động marketing trực tiếp đến người tiêu dùng thuộc tất cả các loại hình đều có thể hồi sinh khi có nhiều khách hàng ở nhà hơn và nhiều nhà bán lẻ hơn đóng cửa các địa điểm thực của họ.
Content marketing.
Một phần thiết yếu của chiến lược truyền thông trên Internet là content marketing hay tiếp thị nội dung, tuy nhiên, hiện nó còn trở nên quan trọng hơn.
Một nghiên cứu gần đây của GWI. cho thấy rằng yếu tố quyết định số 1 của khách hàng hiện nay khi lựa chọn giữa các thương hiệu là khả năng cung cấp những thông tin hữu ích từ doanh nghiệp trong các chiến lược nội dung.
Tiếp thị nội dung tạo ra các kết nối trực tuyến và xây dựng mức độ uy tín mạnh mẽ. Các bác sĩ trong hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể viết về các tình trạng y tế khác nhau, thu hút khách hàng đến với thương hiệu của họ, tăng uy tín và giúp khách hàng giảm bớt lo lắng về sức khỏe của mình.
Thông qua tiếp thị nội dung, bạn đang thiết lập một cuộc trò chuyện liên tục để tạo ra các mối quan hệ có ý nghĩa. Tiếp thị nội dung video là một gợi ý cho bạn.
Thay vì chỉ đơn thuần viết một bài báo hoặc một bài viết về sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn có thể mang kiến thức chuyên môn và những nội dung thú vị của mình vào cuộc sống. Các nhóm nhân khẩu học khác nhau vốn thích các hình thức truyền thông khác nhau.
Marketing có trách nhiệm với xã hội.
Một nghiên cứu năm 2018 từ Mintel cho thấy 73% khách hàng xem xét các nỗ lực trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi đưa ra các quyết định mua hàng.
Một nghiên cứu được thực hiện vào tháng 3 năm 2020 từ GWI. cũng cho thấy rằng 83% khách hàng quan tâm đến CSR (Corporate social responsibility – trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp).
Người tiêu dùng đang tìm kiếm các doanh nghiệp có thể đóng góp từ thiện, giúp đỡ các sáng kiến y tế địa phương và hỗ trợ những người yếu thế khác trong xã hội.
Có một chiến lược marketing có trách nhiệm với xã hội có nghĩa là doanh nghiệp của bạn đang làm nhiều việc tốt cho cộng đồng. Hãy nhìn vào Starbucks, họ vẫn tiếp tục trả lương cho người lao động ngay cả khi họ không thể làm việc.
Dịch vụ khách hàng.
Dịch vụ khách hàng vốn luôn quan trọng nhưng giờ đây nó còn quan trọng hơn. Giao hàng tận nhà nhanh chóng, đáng tin cậy đang trở nên thiết yếu. Dịch vụ khách hàng hiệu quả quan trọng hơn khi khách hàng không thể ghé qua các cửa hàng thực.
Một trong những điều quan trọng nhất cần thay đổi trong một doanh nghiệp để có thể có những tác động đến dịch vụ khách hàng đó là phá vỡ các khoảng cách và đảm bảo rằng mọi khía cạnh hay bộ phận của doanh nghiệp đều cung cấp cùng một thông điệp.
Marketing và bán hàng phải nói cùng một thứ; nhân viên phải hiểu sứ mệnh cốt lõi và truyền đạt sứ mệnh đó theo cách mà cả chủ doanh nghiệp và toàn bộ doanh nghiệp đang làm. Mọi điểm tiếp xúc với khách hàng phải có cùng một thông điệp.
Theo số liệu từ Deloitte, 75% người tiêu dùng mong đợi các tương tác nhất quán trên tất cả các điểm tiếp xúc.
Xây dựng thông điệp dựa trên sức khỏe.
Tất nhiên, cuộc khủng hoảng sức khỏe đã làm cho người tiêu dùng suy nghĩ nhiều hơn về vấn đề y tế, chăm sóc sức khỏe, các bệnh truyền nhiễm, sạch sẽ và giữ vệ sinh.
Mối quan tâm này có thể sẽ giảm đi trong tương lai, nhưng nó sẽ vẫn là mối quan tâm lớn hơn. Mọi người sẽ không bao giờ muốn những điều tương tự lại có thể xảy ra.
Một cuộc khảo sát mới đây từ McKinsey cho thấy mối quan tâm mới của người tiêu dùng là đóng gói hợp vệ sinh, quan tâm đến sức khỏe và sự an toàn của nhân viên, cũng như sứ mệnh chung của doanh nghiệp đối với các vấn đề về sức khỏe và an toàn.
Khách hàng có xu hướng trung thành với các doanh nghiệp sau môt sự cố đã được giải quyết ổn thỏa và minh bạch hơn là đối với những doanh nghiệp không để xảy ra bất cứ sai lầm nào. Tương tự như vậy, cùng nhau trải qua những tổn thương khiến con người ta luôn trở nên gắn bó hơn.
Nhiều thương hiệu sẽ thất bại. Marketing sẽ khác. Nhưng những doanh nghiệp có thể nhanh chóng điều chỉnh để thay đổi theo những nhu cầu mới vẫn có thể phát triển và trở nên thịnh vượng hơn.
Các doanh nghiệp phải đáp ứng hoặc vượt quá mức mong đợi của khách hàng, phân tích dữ liệu để hiểu nhu cầu của khách hàng và sử dụng dữ liệu để sản xuất ra các nội dung chất lượng cao. Thông điệp phải tập trung vào các vấn đề về trách nhiệm xã hội và sức khỏe.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hà Anh |