Skip to main content

Authentic Marketing: Bảo vệ tính xác thực để xây dựng lòng trung thành

22 Tháng Tám, 2022

Trong thế giới kinh doanh hiện đại, khi khách hàng ngày càng có ít lòng tin hơn vào quảng cáo và thương hiệu, Authentic Marketing là chìa khoá chính. Hãy cùng MarketingTrips khám phá chi tiết trong bài viết này.

Authentic Marketing
Authentic Marketing: Bảo vệ tính xác thực để xây dựng lòng trung thành

Trong thế giới Marketing, các nhà marketer vẫn thường truyền tai nhau câu cửa miệng “khách hàng không thích bị quảng cáo”, họ không thích việc thường xuyên bị thương hiệu dội một loạt những thông tin thiếu căn cứ.

Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ, bạn sẽ nhận ra rằng thực ra khách hàng không ghét quảng cáo, chỉ là họ ghét các mẫu quảng cáo thiếu căn cứ và nhàm chán.

Tiếp tục phân tích sâu hơn, một trong những lý do chính khiến khách hàng ngại xem quảng cáo từ các thương hiệu đó là vì các mẫu quảng cáo thiếu tính xác thực (Authenticity).

Authentic Marketing từ đây là chìa khoá để các doanh nghiệp xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty), khiến khách hàng cảm thấy tự tin khi tương tác với các thông điệp từ thương hiệu.

Authentic Marketing là gì?

Authentic Marketing hiểu một cách đơn giản là tiếp thị xác thực, khái niệm đề cập đến việc thương hiệu hay doanh nghiệp thực thi các hoat động marketing trong đó coi tính chính xác và đáng tin cậy là ưu tiên hàng đầu với các thông điệp được truyền tải.

Thay vì thương hiệu chỉ truyền tải đi những nội dung có lợi cho thương hiệu, thương hiệu sẽ chứng minh cho khách hàng hay các nhóm đối tượng mục tiêu thấy rằng, những gì họ nói là chính xác và có căn cứ.

Một số chiến lược xây dựng lòng trung thành của khách hàng thông qua Authentic Marketing.

Ngày nay, nhiều thương hiệu đang đưa ra những thông điệp hay quan điểm không giống với những gì họ vốn có, giao tiếp với những đối tượng mà họ không hề có bất cứ mối liên kết nào, hay cố gắng tận dụng các xu hướng (Trends) nhưng lại không có bất cứ câu chuyện (đáng tin cậy) nào để kể.

Không ít các thương hiệu vẫn chưa nhận ra rằng họ đang phục vụ và giao tiếp với các nhóm đối tượng mục tiêu là những con người, chứ không phải “mục tiêu” như cách họ vẫn nghĩ.

Khách hàng hiện đại ngay này không chỉ thông minh hơn, có thể tự tìm kiếm nhiều thông tin hơn, mà họ còn có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết.

Họ muốn tương tác với các thương hiệu hay doanh nghiệp như những “người bạn thân thuộc” thay vì là những “giao dịch bán hàng” đơn thuần.

Họ mong đợi thương hiệu mang lại cho họ nhiều hơn là một sản phẩm hay dịch vụ.

Khi áp dụng Authentic Marketing, bên cạnh các yếu tố về cảm xúc hay thân thuộc, chân thực là một chìa khoá khác.

Sử dụng giọng nói thương hiệu theo cách chân thực và nhất quán.

Trong tất cả các hoạt động xây dựng thương hiệu, tính nhất quán chưa bao giờ mất đi sức mạnh to lớn của nó.

Với tư cách là những người làm marketing, bạn cần quyết định thương hiệu của bạn là ai, nó đại diện cho điều gì và đảm bảo rằng tiếng nói của thương hiệu sẽ thâm nhập vào mọi cấp độ marketing và trong mọi điểm tiếp xúc của khách hàng (Touchpoints).

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như ngày nay, khách hàng không chỉ chọn một doanh nghiệp dựa trên sản phẩm hay dịch vụ, họ còn lựa chọn dựa trên các giá trị cốt lõi của thương hiệu, tức giá trị bạn đại diện, hình ảnh bạn thể hiện, cách bạn tương tác với khách hàng, mức độ chân thực và đáng tin từ các thông điệp và hơn thế nữa.

Tính nhất quán là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc hình thành nên cái gọi là bản sắc hay nhận diện thương hiệu (Brand Identity), chính là những thứ khiến khách hàng cảm thấy thân thuộc với một thương hiệu nào đó.

Đừng nói những thứ mà doanh nghiệp hay thương hiệu không thuộc về.

Như đã đề cập ở trên, với sự phát triển và hỗ trợ của các yếu tố công nghệ, khách hàng ngày này có nhiều quyền lực hơn và sẵn sàng kiểm tra xem một thông điệp nào đó từ thương hiệu là đáng tin cậy hay không.

Ví dụ, nếu thương hiệu của bạn cũng muốn “gia nhập” vào những sự kiện như “Quốc tế phụ nữ” hay “Bảo vệ môi trường”, hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn hiện đang có những chính sách hay hành động phù hợp với các sự kiện đang diễn ra.

Nếu bạn cố tình đưa ra những quan điểm hay nội dung mà đối tượng mục tiêu hay cộng đồng có thể chứng minh điều ngược lại, thì niềm tin của họ vào thương hiệu của bạn cũng sẽ dần mất đi theo chiều tương ứng.

Cá nhân hóa từng trải nghiệm của khách hàng cũng là chiến lược hiệu quả trong Authentic Marketing.

Một phần của việc hãy đối xử với khách hàng của bạn như những con người thực sự đó là mang lại cho họ những trải nghiệm được cá nhân hóa.

Bạn nên sử dụng tất cả dữ liệu có sẵn về mỗi khách hàng để tạo ra những trải nghiệm cá nhân hóa cho họ bất cứ khi nào họ tương tác với thương hiệu.

Các nền tảng quản lý mối quan hệ với khách hàng (CRM) hoặc các công hỗ trợ khác sẽ có thể theo dõi nơi khách hàng của bạn đang dành nhiều thời gian nhất và những gì họ quan tâm nhiều nhất, đây chính là nơi bạn có thể bắt đầu để cung cấp đến họ những giải pháp liên quan nhất.

Khách hàng muốn thương hiệu quan tâm đến sự thành công của họ và chủ động xây dựng các mối quan hệ bền chặt với họ.

Đừng sử dụng dữ liệu một cách riêng lẻ.

Khi Omni Channel là một trong những từ khoá quan trọng của người làm kinh doanh nói chung và marketing nói riêng, đừng sử dụng dữ liệu một cách rời rạc và thiếu hệ thống.

Việc thống nhất và tích hợp dữ liệu bạn có về mỗi khách hàng có thể giúp xây dựng nên một bức tranh hoàn chỉnh về một khách hàng nào đó với thương hiệu.

Một nghiên cứu sát gần đây cho thấy rằng, hơn 1/3 doanh nghiệp có công nghệ và dữ liệu tích hợp khách hàng có mức tăng doanh thu đáng kể so với những doanh nghiệp còn lại.

Bạn cứ thử hình dung rằng, điều gì sẽ xảy ra nếu trong doanh nghiệp của bạn, bộ phận bán hàng (Sales) thì ra quyết định dựa trên một tập dữ liệu này còn marketing lại hành động dựa trên một tập dữ liệu khác?

Sự liên kết là cầu nối vô cùng quan trọng khi đến việc cá nhân hoá trải nghiệm.

Khách hàng muốn nhiều hơn chỉ là sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu.

Ngày nay, khách hàng muốn nhiều hơn tới nơi họ đang chi trả.

Họ không chỉ muốn các sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng “tốt nhất”, họ cũng muốn thương hiệu đối xử với họ như những con người thực sự, có cảm xúc và kết nối.

Nói một cách đơn giản: Khi thương hiệu chân thực và nhất quán với những gì họ truyền tải, khách hàng cũng sẽ tin tưởng thương hiệu theo cách tương tự, gắn kết và trung thành.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Volkswagen dự kiến sa thải hàng chục ngàn nhân viên

25 Tháng Mười Hai, 2024
Nhà sản xuất ôtô hàng đầu châu Âu Volkswagen đạt thỏa thuận với công đoàn trong việc cắt giảm hơn…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …