Skip to main content

Đã đến lúc bạn nên dùng ’emoji’ đúng cách

9 Tháng Ba, 2021

Sau hơn 20 năm phát triển, các biểu tượng cảm xúc dần trở thành một ngôn ngữ mới khi giao tiếp trên mạng. Ý nghĩa của chúng theo thời gian cũng thay đổi ít nhiều.

Ngày nay, những biểu tượng cảm xúc (emoji) đã trở nên thân thuộc với người dùng Internet.

Nhiều người thậm chí còn xem nó như một dạng chữ tượng hình trong giao tiếp. Chúng ta sử dụng emoji để dễ dàng thể hiện cảm xúc hơn. Tuy nhiên, sử dụng không đúng cách có thể khiến cuộc trò chuyện trở nên khó xử.

Advertisement

Việc hiểu ý nghĩa của emoji sẽ giúp ta có được cách biểu đạt tốt nhất, tránh gây hiểu lầm. Trang web Emojipedia chính là công cụ hỗ trợ đắc lực để bạn tìm hiểu về cách sử dụng hơn 3.521 emoji.

Về cơ bản, Emojipedia như một bách khoa toàn thư về biểu tượng cảm xúc. Trang web này sắp xếp emoji thành tám danh mục tương tự Facebook Messenger.

Chỉ cần nhấp vào một emoji, bạn có thể biết được ý nghĩa, lịch sử ra đời của nó. Người dùng còn có thể xem thiết kế của emoji trên mỗi hệ điều hành sẽ khác nhau thế nào.

Advertisement

Bộ emoji được cập nhật gần đây nhất là phiên bản 13.1 ra mắt vào tháng 10/2020. Theo CNET, tại phiên bản iOS 14.5 sắp ra mắt sẽ có 217 emoji được làm mới.

Bắt đầu từ biểu tượng mặt cười đơn giản xuất hiện vào những năm 1980, emoji dần bùng nổ thành trào lưu và phát triển với nhiều sắc thái, ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ, biểu tượng quả đào không thực sự nói đến một loại trái cây. Nó được dùng để ám chỉ mông của con người, hoặc trong một số ngữ cảnh còn thể hiện cho sự luận tội.

Advertisement

Hiện tại, Unicode Standard là bên chịu trách nhiệm chính trong việc sáng tạo các emoji. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể đóng góp ý tưởng cho những thiết kế biểu tượng mới.

Vào ngày 17/6 hàng năm, Emojipedia sẽ tổ chức Giải thưởng Biểu tượng cảm xúc Thế giới để trao giải cho cha đẻ của những emoji phổ biến. Biểu tượng “cười ra nước mắt” là một trong 10 emoji được sử dụng nhiều nhất trong những năm 2014-2018.

Năm 2020, biểu tượng dành chiến thắng là nắm đấm da nâu (✊🏿) đại diện cho hàng chục cuộc biểu tình đòi công bằng chủng tộc và phong trào Black Lives Matter tại Mỹ. Xếp thứ 2 là biểu tượng vi khuẩn (🦠) dành cho đại dịch Covid-19.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

 

Giang Nguyễn

Theo Zing

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các game sử dụng hình ảnh lá bài trên ZingPlay sẽ được đóng trong những ngày tới

15 Tháng Mười Một, 2024
Các game sử dụng hình ảnh lá bài trên ZingPlay sẽ được đóng trong những ngày tới nhằm đáp ứng ngh…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement

Advertisement