Skip to main content

‘Me-tail’ Economy: 6 chiến lược thúc đẩy khả năng cạnh tranh của thương hiệu

15 Tháng Hai, 2022

Sử dụng những chiến lược này để phát triển khả năng cạnh tranh trong một thế giới bán lẻ nơi khách hàng có xu hướng tập trung nhiều hơn vào chính họ.

'Me-tail' Economy: 6 chiến lược thúc đẩy khả năng cạnh tranh trong ngành bán lẻ
Getty Images

Dưới sự ảnh hưởng của yếu tố công nghệ và đại dịch, hành vi mua sắm của phần lớn người tiêu dùng đã thay đổi. Thành công trong thế giới mới đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển một mối quan hệ sâu sắc hơn với khách hàng – bắt đầu bằng việc tập trung vào chính họ.

“Me-tail Ecocomy” là gì?

Theo nhà tư vấn bán lẻ quốc tế Joel Bines, các mối quan hệ giữa khách hàng với thương hiệu giờ đây cần được xây dựng thông qua các nền tảng trực tuyến, những người có ảnh hưởng sẽ đóng vai trò thiết lập các xu hướng và khách hàng sẽ quyết định nơi mua và số tiền họ sẵn sàng chi trả thông qua các công cụ tìm kiếm.

Trọng tâm của doanh nghiệp trong thế giới mới nên là “Me-tail”, khái niệm với ngụ ý rằng, mỗi khách hàng là một đối tượng riêng biệt và có những nhu cầu khác nhau.

Với tư cách là người làm marketing hoặc thương hiệu, bạn không cần phải dự đoán hay muốn khách hàng phải thích gì, bạn phải để họ nói với bạn về những điều đó, họ chính là khách hàng và họ là những cá thể riêng biệt.

Dưới đây là 6 chiến lược thương hiệu có thể tham khảo.

1. Chi phí: Khách hàng là người xác định và tìm thấy những “món hời”.

Mỗi khách hàng đều có những quan điểm riêng của họ về cán cân giá cả và giá trị. Họ thường có xu hướng lắng nghe những khách hàng khác tương tự như họ và chính họ là người sẽ tự tìm thấy những giải pháp thay thế khác trên môi trường trực tuyến.

Quan điểm này có thể thay đổi nhanh chóng theo vị trí hoặc các thời điểm khác nhau trong ngày, và thách thức của các thương hiệu là lắng nghe nhu cầu của họ đồng thời có mặt đúng lúc họ cần nhất.

Thương hiệu cần hiểu rằng khách hàng có thể dễ dàng bỏ qua các quảng cáo và tìm thấy những món hàng “hời” hơn trên các nền tảng hay thương hiệu khác nhau.

Một nghiên cứu từ Hawk Incinity cho thấy khoảng 40% người tiêu dùng nói rằng họ sẽ “cảm thấy thông minh hơn” khi họ có thể tìm thấy các sản phẩm “tốt hơn”.

2. Sự thuận tiện: Hãy làm cho trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu trở nên đáng nhớ hơn.

Sự thuận tiện hay mức độ “hời” vốn nằm trong tâm trí của khách hàng chứ không phải doanh nghiệp của bạn.

Điều này có nghĩa là hãy làm cho khách hàng của bạn tin rằng bạn sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để giúp cuộc sống của họ trở nên tốt hơn, thậm chí bạn có thể sẵn sàng đặt hàng từ đối thủ cạnh tranh nếu bạn hết hàng.

Khách hàng luôn mong đợi sự hài lòng trên suốt hành trình hay trải nghiệm mua hàng của họ thay vì chỉ ở một vài điểm tiếp xúc nhất định.

3. Hãy trở thành chuyên gia trong mắt khách hàng: Thương hiệu cần cho khách hàng thấy rằng họ luôn được thấu hiểu.

Liên quan đến khái niệm chuyên gia ngành hoặc nhà lãnh đạo tư tưởng trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn phải liên tục cập nhật các kiến thức chuyên môn (R&D) để biến doanh nghiệp của bạn trở thành nơi đầu tiên mà khách hàng nghĩ đến mỗi khi họ gặp các vấn đề liên quan.

Khi bạn trở thành chuyên gia trong các vấn đề khách hàng gặp phải, điều này mang lại cho bạn sự tín nhiệm và tin tưởng từ phía khách hàng, đương nhiên, mức độ tín nhiệm của bạn trong con mắt của khách hàng càng cao, bạn càng có nhiều cơ hội bán hàng hơn.

4. Yếu tố tuỳ chỉnh và cá nhân hoá: Thương hiệu cần làm cho khách hàng tin rằng, sản phẩm được tạo ra là dành (riêng) cho họ.

“Me-tail” đề cập đến chữ “Me”, điều này giải thích rằng, khách hàng luôn muốn họ là một thực thể khác biệt, một người “không đụng hàng” với những người khác.

Thương hiệu cần chủ động tuỳ chỉnh các thông điệp hay sử dụng các quảng cáo được cá nhân hoá để làm cho khách hàng dần cảm nhận được điều này.

5. Thấu hiểu: Khách hàng ngày càng mong đợi cảm giác “nó sinh ra là dành cho tôi”.

Khách hàng se có xu hướng trở nên trung thành hơn khi thương hiệu có thể hiểu họ rõ đến mức chủ động giới thiệu những thứ mà họ sẽ thích hoặc chọn nó.

Bằng cách nghiên cứu về các sản phẩm họ đã từng mua, các nội dung họ đã từng tương tác, cộng với yếu tố xu hướng từ những người có ảnh hưởng (influencer), thương hiệu cần phải cho khách hàng cảm nhận được cảm giác đó.

6. Liên kết đến yếu tố cộng đồng: Thương hiệu cần làm cho khách hàng cảm thấy mình là một phần của điều gì đó lớn lao hơn.

Trong thế giới ngày nay, ngoài việc quan tâm đến nhu cầu của bản thân, không ít người tiêu dùng có ý thức còn chú ý nhiều hơn đến các vấn đề mang tính toàn cầu.

Khách hàng không đơn giản là chỉ cần các sản phẩm và dịch vụ, họ còn quan tâm đến những vấn đề lớn hơn đằng sau nó như bảo vệ môi trường hay trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Để có thể khiến khách hàng cảm thấy thương hiệu của bạn là nơi họ thuộc về, ngoài việc truyền tải các thông điệp liên quan đến lợi ích cá nhân, hãy chủ động kể các câu chuyện về mục đích của thương hiệu, sứ mệnh của thương hiệu với xã hội và nhiều hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Inc)

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …