Skip to main content

Tại sao Advocacy Marketing lại quan trọng hơn Influencer Marketing

15 Tháng Mười Hai, 2023

Theo Influencer Marketing Hub, thị trường marketing toàn cầu đã tăng trưởng lên đến 19% vào năm 2022 và đạt đến 16,4 tỷ USD. Trong đó, 90% các doanh nghiệp lựa chọn tin tưởng vào hiệu quả của chiến dịch Influencer và khoảng 77% có xu hướng lập ngân sách cho kế hoạch Online Influencer Marketing.

Tại sao Advocacy Marketing lại quan trọng hơn Influencer Marketing
Tại sao Advocacy Marketing lại quan trọng hơn Influencer Marketing

Đầu tư cho Influencer Marketing là vậy thế nhưng sau khi kết thúc chiến dịch các báo cáo mà thương hiệu nhận lại là chỉ số tương tác cơ bản và đang giả sử rằng “các chỉ số này càng cao, hoạt động thương hiệu càng tốt”.

Tuy nhiên, những chỉ số này chưa đủ để kết luận hiệu quả thật sự của chiến dịch. Vậy đâu mới là thước đo giúp thương hiệu đánh giá được hiệu quả của chiến dịch qua các kênh cũng như hiểu đúng về người dùng mục tiêu để tối ưu hóa hiệu quả truyền thông?

1. Liệu các chỉ số đo lường cơ bản có thể đánh giá được hiệu quả sau chiến dịch?

Sau khi kết thúc mỗi chiến dịch, các nhãn hàng sẽ nhận được một bản báo cáo về từng bài đăng của các Influencer dựa trên KPI cam kết, bao gồm các chỉ số: nhận biết (Reach, View) và tương tác – Engagement (Reaction, Share, Comment, Click)…

Điểm cộng của những chỉ số này là tính quen thuộc và dễ hiểu, vì đây là bộ chỉ số chung của ngành, giúp nhãn hàng theo dõi tiến độ của mỗi chiến dịch.

Tuy nhiên, vì là bộ chỉ số chung, nên những chỉ số này chỉ phản ánh được “bề nổi của tảng băng”, tức khi nhìn vào những con số này, nhãn hàng hoàn toàn không đủ cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả thực sự của chiến dịch đến với người tiêu dùng.

Ví dụ: số lượng comments chung chung không thể phản ánh được có bao nhiêu người tham gia thảo luận, những thảo luận đó có liên quan đến nhãn hàng và sản phẩm hay không, người dùng nhắc đến sản phẩm với thái độ tích cực hay tiêu cực, và liệu họ có ý định mua sản phẩm đó hay không?

Nếu các thương hiệu không cân nhắc kỹ lưỡng trong việc phân tích các chỉ số đo lường chuyên sâu sẽ dễ rơi vào bẫy làm việc theo cảm tính, không xây dựng được một chiến lược đủ bài bản để tối ưu hóa ngân sách.

Dẫn đến các tình huống “trớ trêu” như các bài đăng từ các Influencers tạo ra nhiều thảo luận trên mạng xã hội nhưng tỉ lệ thảo luận liên quan đến thương hiệu, chiến dịch lại quá thấp. Điều này khiến hiệu ứng gợi nhớ thương hiệu không cao, không tiếp cận được tệp khách hàng và không có đủ cơ sở đánh giá hiệu quả của chiến dịch.

Vậy thương hiệu cần phải làm gì để đánh giá được độ hiệu quả của chiến dịch thông qua các chỉ số đo lường?

2. Advocacy Marketing được “khai sinh” để giúp thương hiệu khắc phục những điểm yếu mà Influencer Marketing chưa làm được

Mỗi loại hình marketing đều sẽ có một hệ thống các chỉ số để đánh giá, các chỉ số cơ bản từ Influencer Marketing vẫn giúp thương hiệu theo dõi kết quả hoạt động nhưng không đo lường được hiệu quả. Trong khi đó, Advocacy Marketing hay còn gọi là Tiếp Thị Vận Động cho phép hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn các giá trị của chiến dịch thông qua các chỉ số chuyên sâu.

Khái niệm này tuy có vẻ khá mới tại Việt Nam, nhưng thực tế đây là một trong những hình thức marketing “quyền lực” nhất trên thế giới khi vừa thúc đẩy định vị thương hiệu trên thị trường đến hỗ trợ hiệu quả kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo số liệu từ Hubspot, các thương hiệu cho rằng với mỗi dollar đầu tư cho Advocacy Marketing, họ nhận lại ROI tương đương 650% (số liệu thống kê 2020).

Advocacy Marketing chính là loại hình marketing được “khai sinh” ra để khắc phục những điểm yếu của Influencer Marketing. Giúp trả lời được những câu hỏi:

  • Thương hiệu có tiếp cận được tệp khách hàng mục tiêu hay không?
  • Họ phản hồi và thảo luận về những chủ đề, thông tin gì?
  • Chất lượng và thái độ thảo luận mà thương hiệu nhận được thông qua các chiến dịch trên mỗi chiến lược/kênh

Từ sức mạnh kể trên, Advocacy Marketing sẽ giúp các thương hiệu giải quyết bài toán như đã đề cập thông qua các chỉ số đo lường chất lượng hiệu quả chuyên sâu của chiến dịch:

2.1 Chỉ số đo lường chất lượng thảo luận sau chiến dịch

Những chỉ số này sẽ giúp thương hiệu có thể thấy và xác định được chất lượng thảo luận được tạo ra sau mỗi chiến dịch thông qua các chỉ số chuyên sâu: Sentiment Score, Audience Scale, Relevant Mention, Brand Mention, Purchase Intention Mention…

2.2 Hai chỉ số đo lường chuyên sâu hiệu quả chiến dịch Advocacy

Social Effectiveness Score – chỉ số dùng để đo lường hiệu quả tạo ra brand mention (thảo luận đề cập đến thương hiệu) và audience scale (lượng người tham gia thảo luận) từ tổng thảo luận trên từng kênh.

Và, Advocacy Score – chỉ số được dùng để đánh giá mức độ hiệu quả của một kênh trong hoạt động Advocacy Marketing.

Dựa trên chỉ số này có thể tính được lượng thảo luận, lượng người dùng và thảo luận liên quan đến thương hiệu của kênh đang được đánh giá.

Việc đánh giá đúng mức độ hiệu quả của các kênh truyền thông thông qua các chỉ số đo lường chuyên sâu sau chiến dịch đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp các thương hiệu xây dựng kế hoạch để tối ưu hóa hiệu quả truyền thông cho các chiến dịch sắp tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo YouNet

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

7 xu hướng Digital Marketing nổi bật trong năm 2025

22 Tháng Mười Hai, 2024
Trong khi Digital marketing được dự báo tiếp tục là một kênh quan trọng để các thương hiệu và doa…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …