Skip to main content

Ấn Độ công bố dự thảo quy tắc thương mại điện tử mới

28 Tháng Bảy, 2021

Các quy tắc mới công bố trong dự thảo tháng 6/2021 đã tác động ít nhiều đến hoạt động bán lẻ và kinh doanh trên thương mại điện tử tại nước này.

Một số hoạt động ưu đãi “chớp nhoáng” (flashsales) bị Chính phủ Ấn Độ cấm, theo dự thảo quy tắc thương mại điện tử mới. Ảnh: India Briefing.

Theo Economic Times, các quy tắc thương mại điện tử mới của Ấn Độ do Bộ Người tiêu dùng đề xuất có phạm vi áp dụng rộng hơn, vượt ra ngoài lĩnh vực bán lẻ trực tuyến.

Ngoài các sàn thương mại điện tử như Amazon, Flipkart, quy tắc mới bao gồm cả ngành dịch vụ ăn uống, giao hàng thực phẩm như Swiggy, Zomato. Thậm chí cả dịch vụ đặt xe công nghệ như Ola, Uber cũng thuộc diện buộc phải tuân thủ các quy tắc mới này.

Dưới đây là một số đề xuất quy tắc nổi bật trong dự thảo mới, có ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh, doanh số và quyền lợi của các bên liên quan.

Advertisement

Flashsale.

Đề xuất ban đầu của Chính phủ Ấn Độ bao gồm một lệnh cấm toàn diện với tất cả các hoạt động ưu đãi “chớp nhoáng” – flashsale. Ưu đãi chớp nhoáng ở đây bao gồm các sự kiện khuyến mãi diễn ra trên điện thoại thông minh với số lượng sản phẩm và thời gian giảm giá giới hạn.

Tuy nhiên, sau đó Chính phủ tiếp tục ra thông báo rằng các hoạt động flashsale truyền thống (conventional flashsale) sẽ không bị cấm, song lại không nêu rõ flashsale truyền thống ở đây gồm những hình thức cụ thể nào.

Quảng cáo sản phẩm.

Một trong những quy tắc đáng chú ý trong dự thảo mới là các nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử không được phép đăng tải những quảng cáo có khả năng gây hiểu lầm, không rõ ràng về giá cả, chất lượng và quyền lợi đảm bảo đi kèm, đơn cử như quảng cáo các ưu đãi giảm giá mơ hồ, khó hiểu…

Quy tắc này được đánh giá là có thể ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh và quảng cáo trực tuyến đang phát triển của các nhà bán hàng trên kênh online này.

Advertisement

Nguồn gốc xuất xứ.

Với quy tắc này, nhà bán hàng buộc phải đảm bảo danh sách sản phẩm đăng bán có thông tin chi tiết về nguồn gốc xuất xứ (CoO). Với những sàn thương mại điện tử lớn với hàng triệu sản phẩm đa dạng như Flipkart và Amazon, đây được xem là một thử thách to lớn.

Điều gây khó khăn hơn cho các sàn thương mại điện tử và nhà bán hàng là việc đề xuất sản phẩm nội địa mỗi khi khách hàng tìm kiếm một sản phẩm nhập khẩu.

Thêm vào đó, việc sắp xếp, đánh giá sản phẩm nội địa cũng khó nhằn hơn khiến các sàn thương mại điện tử và nhà bán hàng không hào hứng với việc đảm bảo tuân thủ các quy định.

Hủy hoặc hoàn trả đơn hàng.

Nhà bán hàng buộc phải nêu rõ thông tin, điều khoản hoàn trả sản phẩm trước bước thanh toán để người dùng nắm, tránh xảy ra tranh chấp về vấn đề này.

Advertisement

Nếu là sản phẩm có thể hoàn trả khi không hài lòng với chất lượng, thông tin sản phẩm cũng cần chỉ rõ hình thức hoàn hàng, hoàn tiền cụ thể ra sao. Quy tắc được đánh giá cao, giúp củng cố trải nghiệm mua sắm trực tuyến cho người tiêu dùng.

Các sàn thương mại điện tử hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống, giao nhận thực phẩm tận nơi đưa ra quy định nhà bán hàng sẽ là bên trực tiếp chịu trách nhiệm, xử lý đơn hàng hủy hoặc đổi trả của khách hàng.

Bên cạnh đó, họ cũng tiến hành kiểm tra đơn hàng song song với nhà bán hàng xem có đúng quy tắc, đáp ứng đủ điều kiện hoàn trả theo quy tắc nội bộ để xác nhận hoàn tiền khi cần thiết.

Cung cấp đúng mặt hàng, dịch vụ đã đăng ký.

Chính phủ Ấn Độ quy định các sàn thương mại điện tử như Flipkart và Amazon chỉ là đơn vị vận hành thị trường và không trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh hàng hóa.

Advertisement

Các nền tảng cung cấp dịch vụ, giao đồ ăn, du lịch… cũng sẽ hoạt động như một thị trường riêng biệt và cung cấp các sản phẩm đúng với lĩnh vực họ đăng ký.

Không “thiên vị”.

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, quy tắc mới bao gồm việc cấm các kênh bán hàng trực tuyến, sàn thương mại điện tử thao túng kết quả tìm kiếm sản phẩm của người dùng.

Tuy nhiên, đến nay Bộ Người tiêu dùng Ấn Độ vẫn chưa nắm được cách thức hoạt động của các thuật toán trên các kênh bán hàng trực tuyến thị trường trong và ngoài nước.

Họ cho rằng việc bất chấp thao túng kết quả tìm kiếm sản phẩm là không công bằng và ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng.

Advertisement

Quy tắc này cũng áp dụng với các dịch vụ giao nhận, logistics. Theo đó, các doanh nghiệp logistics cần công bằng với tất cả sàn thương mại điện tử trên thị trường, tránh xảy ra chậm trễ, trì hoàn do ưu tiên doanh nghiệp này hơn doanh nghiệp khác, hoặc mặt hàng dễ vận chuyển với mặt hàng đòi hỏi điều kiện bảo quản, cách vận chuyển đặc thù.

Cung cấp dữ liệu trong vòng 72h.

Theo quy tắc mới, nhà bán hàng hoặc các sàn thương mại điện tử có thể phải cung cấp thông tin do các đơn vị có thẩm quyền yêu cầu trong một khoảng thời gian nhất định.

Ngược lại, đơn vị đòi hỏi số liệu cũng phải đáp ứng đủ các điều kiện như có lý do đầy đủ, chính đáng, giấy tờ liên quan…

Sau khi được đề xuất và ban hành, loạt quy tắc mới đã có những ảnh hưởng, thay đổi nhất định với ngành này tại Ấn Độ.

Advertisement

Hầu hết những chi tiết thay đổi, cải biên do Bộ Người tiêu dùng đề xuất có bản chất rộng rãi hơn, tác động đa chiều, ảnh hưởng nhiều khía cạnh của ngành, bao gồm cả doanh số của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen |Theo Economic Times

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement

Advertisement