Skip to main content

Kịch bản nào cho thị trường thương mại điện tử cuối năm

7 Tháng Mười, 2021

Với những bất ổn do Covid-19, người tiêu dùng sẽ tiếp tục ở nhà và bỏ qua các chuyến du lịch nghỉ lễ hay sum họp gia đình. Nhưng thời gian ở nhà nhiều hơn đồng nghĩa với việc có nhiều cơ hội mua sắm trực tuyến hơn.

Những năm gần đây, thương mại điện tử (TMĐT) trở thành là hình thức kinh doanh tiềm năng được nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ hướng tới.

Khi đại dịch Covid-19 diễn ra, nền kinh tế chịu nhiều biến động nhưng lại góp phần tăng trưởng bứt phá cho thương mại điện tử.

Theo Sách trắng thương mại điện tử, năm 2020, số người Việt tham gia mua sắm trực tuyến đã cán mốc 49,3 triệu người (năm 2020 là 44,8).

Doanh số bán lẻ thương mại điện tử B2C của Việt Nam trong năm 2020 đạt 11,83 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Việt Nam áp đảo top 10 sàn thương mại điện tử Đông Nam Á với 5/10 sàn thương mại điện tử có lượng truy cập trung bình cao nhất năm 2020 tại Đông Nam Á là các doanh nghiệp Việt Nam, theo SimilarWeb. Bao gồm Thế Giới Di Động, Tiki, Sendo, Bách Hoá Xanh và FPT Shop.

Tăng trưởng trực tuyến ở mức cao.

Dữ liệu từ iPrice Group cho thấy, tổng lượt truy cập web của các nền tảng mua sắm trực tuyến trên khắp Đông Nam Á đã tăng trong nửa đầu năm 2021 so với năm trước.

Trong nửa đầu năm nay, lượng truy cập web trung bình vào các nền tảng thương mại điện tử đạt 4 triệu lượt, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, Philippines trải qua mức tăng trưởng hàng năm lớn nhất (73%) về lượt truy cập web. Tiếp theo sau là Indonesia 41%, Malaysia 34%, Singapore 10%, Thái Lan 9% và Việt Nam 7%.

Cụ thể, hai nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Singapore là Shopee và Lazada đã có mức tăng lượt truy cập web lần lượt là 56% và 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự tăng trưởng có được là nhờ các sáng kiến marketing mới mẻ của hai công ty trong giai đoạn bình thường mới flash sale, khuyến mãi tháng, các sự kiện hàng tháng như giảm giá siêu sale,…

iPrice Group dự báo rằng tổng số lượt truy cập web trung bình trên 6 quốc gia Đông Nam Á sẽ còn tăng hơn nữa trong những tháng còn lại của năm 2021. Trước đó, chỉ tiêu này tăng trưởng trung bình 26% trong cả năm 2020.

Gia tăng tầm ảnh hưởng người của công chúng.

Từ các cầu thủ bóng đá đến nghệ sỹ Hàn Quốc, Shopee và Lazada đã thu hút hàng loạt đại sứ thương hiệu.

Mối quan hệ hợp tác thời gian gần đây giữa các công ty này với diễn viên Thành Long hay Hyun Bin đã khuấy động người tiêu dùng tham gia vào mùa mua sắm cuối năm.

Một nghiên cứu khác của iPrice Group về cảm nghĩ của công chúng trong chiến dịch mua sắm 9/9 gần đây cho thấy sự hợp tác của Thành Long với Shopee mang lại độ tương tác cao hơn trong các bài viết được đăng tải với hơn 59 bài viết trực tuyến. Trong khi đó, Lazada có 53 bài viết có sự xuất hiện của Hyun Bin.

Chi tiêu của người dân tăng đều đặn.

Với những bất ổn do Covid-19, người tiêu dùng sẽ tiếp tục ở nhà và bỏ qua các chuyến du lịch nghỉ lễ hay sum họp gia đình. Nhưng, thời gian ở nhà nhiều hơn đồng nghĩa với việc có nhiều cơ hội mua sắm trực tuyến hơn.

Nghiên cứu của iPrice Group cho thấy người tiêu dùng Đông Nam Á sẽ chi trung bình 40 USD cho TMĐT vào cuối năm nay. Hầu hết giao dịch mua sắm sẽ thuộc các danh mục như thiết bị thể thao và ngoài trời, sản phẩm sửa chữa nhà cửa và thiết bị điện tử.

iPrice Group đã đưa ra con số bằng cách kiểm tra mức chi tiêu trung bình của người tiêu dùng trên các thị trường trực tuyến trong cả nửa đầu năm 2019 và nửa đầu năm 2020.

Mức chi tiêu trung bình của người tiêu dùng đã tăng 26% vào năm 2020, tương đương khoảng 32 USD cho việc mua sắm trên các trang TMĐT.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …