Skip to main content

Nhà sáng lập sở hữu Temu: “Chúng tôi không nhắm đến việc trở thành Alibaba tiếp theo”

30 Tháng Mười, 2024

“Chúng tôi không nhắm đến việc trở thành Alibaba tiếp theo. Pinduoduo là mô hình hoàn toàn khác biệt. Bạn có thể coi thường, nói rằng chúng tôi chỉ là tay mơ, nhưng bạn sẽ không thể phớt lờ”, nhà sáng lập Pinduoduo Colin Huang từng nói với tờ Caijing.

Thực tế, cơn lốc Temu – phiên bản quốc tế của Pinduoduo – đã “càn quét” những thị trường mà nó đi qua. Chỉ sau 2 năm đổ bộ Mỹ, Temu bứt tốc vượt eBay, trở thành nền tảng TMĐT lớn thứ 2 thế giới với 700 triệu lượt truy cập hàng tháng, trong đó 25% đến từ thị trường Mỹ.

Dù chỉ xếp sau Amazon, Temu đang nhanh chóng bắt kịp về số lượng người dùng toàn cầu và được dự báo có thể vươn lên dẫn đầu vào cuối năm nay.

Tại Việt Nam, chỉ trong 2 ngày tung chương trình affiliate, Temu đã “phủ đầu” với 410.000 lượt tương tác từ 7.100 bài đăng và 36.850 thảo luận. Lợi thế truyền thông cùng chiến lược “giao siêu nhanh – hàng siêu rẻ” có thể giúp Temu chiếm lĩnh thị trường Việt Nam như đã thành công tại Mỹ?

Chiến lược kinh doanh của Temu là nhanh và rẻ.

Chia sẻ với tờ Caijing về bí quyết kinh doanh, ông Colin Huang khẳng định: “Chiến lược cốt lõi của chúng tôi không nằm ở giá rẻ, mà ở việc khiến người dùng cảm thấy họ đã săn được deal hời”.

Với khẩu hiệu “Mua sắm như tỷ phú”, Temu gần như “phá giá” với chính sách giá rẻ “không tưởng”, liên tục quảng bá “sale sập sàn” 90% để kích thích tâm lý mua sắm của người tiêu dùng.

Để tăng thêm nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội của người dùng, Temu còn đưa lên đầu mục “Ưu đãi sẽ kết thúc hôm nay”, dựa trên lịch sử tìm kiếm và mua hàng.

Temu còn ứng dụng yếu tố “cấp bách” rất tốt vào các chương trình trò chơi săn deal, khi sử dụng bộ đếm thời gian để gây áp lực ưu đãi sắp hết. Vox còn so sánh chiến lược này tương tự cách mà các sòng bạc vận hành, gây hồi hộp và phấn khích cho người chơi, khiến họ không ngần ngại đốt thêm tiền mua sắm.

Temu còn thường xuyên tặng thêm mặt hàng miễn phí để lôi kéo người dùng quay trở lại “săn sale”. Nhiều người Việt đã trải nghiệm mua hàng trên Temu bất ngờ khi không chỉ nhận được mã giảm giá khủng, mà còn thêm hàng loạt hàng miễn phí. Thậm chí, có những người mua còn không cần phải thanh toán gì thêm khi mua hàng.

Điều này đánh trúng vào tâm lý mua hàng tiết kiệm của đại đa số người mua hàng trong bối cảnh kinh tế đang suy thoái, khiến sức mua không còn tăng mạnh như trước.

Điểm khác biệt nữa của Temu nằm ở chính sách điều chỉnh giá, cho phép người dùng yêu cầu hoàn lại phần chênh lệch nếu giá sản phẩm tiếp tục giảm trong vòng 30 ngày kể từ ngày mua tại khu vực. Đồng nghĩa với việc người tiêu dùng không cần quá lo về khả năng bị “hố giá”, khi liên tục được cập nhật giỏ hàng với giá thấp nhất.

Lý giải về mức giá hàng hóa siêu rẻ, phía Temu nhấn mạnh bí quyết nằm ở mô hình kinh doanh B2C – giao hàng từ xưởng đến tận tay người dùng, tức bỏ qua khâu trung gian. Điều này giúp Temu tối ưu hóa chi phí sản xuất và vận chuyển, cũng như vượt trội hơn các sàn TMĐT khác về tốc độ giao hàng.

Temu còn được “tiếp cánh” bởi sự phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông kết nối giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nền tảng này cam kết hàng có thể đến tay người dùng Việt trong 4-6 ngày, tương đương tốc độ vận chuyển nội địa.

Nếu đơn hàng không được giao đúng hạn, người dùng sẽ nhận được tín dụng 25.000 đồng vào tài khoản Temu trong vòng 48 giờ sau ngày dự kiến giao hàng, có thể sử dụng cho đơn hàng tiếp theo.

Ngoài ra, cả Temu và Shein đều áp dụng “mô hình sản xuất ngược”, khi ban đầu bán thử một số lượng nhỏ sản phẩm để phân tích nhu cầu, sau đó sản xuất thêm các mặt hàng ưa chuộng và loại bỏ mẫu không bán chạy.

Để làm được điều này, Temu sở hữu hệ thống công nghệ tiên tiến, thừa hưởng từ công ty mẹ Pinduoduo, cho phép AI phân tích các hành vi mua sắm và nhu cầu của người tiêu dùng.

Temu có thể dự đoán xu hướng và điều chỉnh chuỗi cung ứng theo thời gian thực, giúp nâng cao hiệu quả vận hành và đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường, đặc biệt trong các sự kiện bán hàng lớn như Black Friday hoặc Cyber Monday.

Nhưng thực tế, sau thời gian trải nghiệm sản phẩm trên sàn, tính đến thời điểm YouNet Media công bố báo cáo vào ngày 25/10, đơn vị này ghi nhận có 11% người dùng Việt Nam đánh giá hàng hóa trên Temu không hề rẻ hơn so với các sàn khác, 5% lượng thảo luận còn quan ngại về chất lượng hàng hóa không được đảm bảo.

Mặt khác, Temu cũng bị phản ánh về dịch vụ vận chuyển và đổi trả, cho rằng thời gian giao hàng không nhanh như được quảng cáo và quy trình đổi trả phức tạp.

Chiến lược Marketing khôn ngoan của Temu.

Dù vậy, không thể phủ nhận rằng Temu đã tạo nên cú bùng nổ về truyền thông, qua đó trở thành phần mềm được tải về nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay ở cả Google Play Store lẫn App Store.

Điều này được thúc đẩy không chỉ thông qua chiến lược nhanh – rẻ gây sốc mà còn bởi cách vung tiền quảng cáo. Năm 2023, Temu chi 2 tỷ USD để quảng bá trên các nền tảng như Meta và Google. Hơn thế, công ty còn mua sóng quảng cáo Super Bowl và tặng hơn 15 triệu USD khuyến mại nhằm tăng thị phần tại Mỹ.

Ở Việt Nam, Temu đang đẩy mạnh quảng cáo trên Meta với hình thức CPAS (Collaborative Performance Advertising Solution). Đây là hình thức quảng cáo chuyển traffic từ Facebook sang các trang TMĐT nhằm bán hàng, tương tự cách “rải link” sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội mà Shopee hay Lazada thường áp dụng.

Đáng chú ý, chương trình tiếp thị liên kết (affiliate marketing) của Temu gần đây gây xôn xao trên các diễn đàn bởi mức hoa hồng hấp dẫn. Nhờ đó, sàn này thu về nguồn lợi truyền thông miễn phí khổng lồ từ các bài đăng quảng bá của những người làm affiliate.

“Chương trình tiếp thị liên kết với tỷ lệ hoa hồng cao ‘không tưởng’ là chiến lược truyền thông cực kỳ khôn ngoan của Temu”, ông Lâm nhận xét.

Với các sàn TMĐT, affiliate là mô hình phổ biến, giúp sàn bán được hàng nhanh chóng hơn. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng Temu có thể thắng thế các “ông lớn” TMĐT nhờ cách hỗ trợ người làm affiliate cực kỳ tiện lợi.

Temu cho phép người dùng chỉ cần nhấn vào sản phẩm để tạo link chia sẻ tiếp thị, thay vì phải qua nhiều bước trung gian như ở Shopee, giúp tiết kiệm thời gian và gia tăng tiện ích đáng kể cho người tham gia.

So với TikTok Shop, Temu có ưu thế nổi bật nhờ vào việc sử dụng mô hình chia sẻ link trực tiếp trên nhiều nền tảng khác nhau. “Điều này mang lại sự linh hoạt cho Temu hơn so với TikTok Shop, nơi người làm affiliate phải gắn giỏ hàng vào video”, ông Nghĩa nhận định.

Do đó, việc chia sẻ đường link tiện lợi giúp ai cũng có thể tham gia, không chỉ tăng khả năng bán hàng cho Temu mà còn tiết kiệm chi phí tiếp thị. Sàn chỉ cần đầu tư mạnh vào affiliate, giao trách nhiệm quảng bá cho người tham gia nếu họ muốn nhận hoa hồng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Temu thâm nhập thị trường cùng làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc, nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ lo ngại về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt, cũng như rủi ro thất thu thuế.

3 Bước đơn giản để đăng ký, nhận tiền và kiếm tiền từ chương trình Tiếp thị liên kết của Temu.

Bước 1: Đăng ký tài khoản theo: https://temu.com

Bước 2: Tạo tài khoản mới hoặc chọn truy cập (login) bằng Google.

Bước 3: Nhận tiền 50.000 vào tài khoản.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Meta ra mắt Edits và muốn thay thế CapCut của TikTok

20 Tháng Một, 2025
Meta vừa chính thức trình làng công cụ chỉnh sửa video mới Edits trong bối cảnh mạng xã hội TikTo…

Đọc nhiều

Top 10+ xu hướng Marketing sẽ thống trị trong năm 2025 (từ Kantar)

18 Tháng Một, 2025
Theo báo cáo từ Kantar Media (một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường,…