Skip to main content

Top những điều không nên nói với nhà tuyển dụng khi được hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?”

22 Tháng Bảy, 2024

Phỏng vấn là bước quan trọng giúp ứng viên và nhà tuyển dụng thêm hiểu rõ nhau. Vì vậy, đây là bước rất quan trọng đối với ứng viên và nhà tuyển dụng. Một trong những câu hỏi xuất hiện nhiều nhất trong buổi phỏng vấn là lý do tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ.

Với câu hỏi này, bạn nên cẩn thận vì, nếu trả lời không hợp lý, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ bị đánh rớt ngay. Đặc biệt, bạn nên cẩn trọng với 4 lý do sau đây. Hãy theo dõi bài viết dưới đây và tránh xa 4 câu trả lời này.

1. Công việc nhàm chán

Thực tế, sau thời gian dài gắn bó với công việc, bất kì ai cũng sẽ có cảm giác nhàm chán và không hứng thú như lúc ban đầu. Và công việc nào cũng thế, đều chứa những nội dung cố định gắn liền với tính chất của chúng. Nếu bản thân cảm thấy công việc thú vị, nhất định sẽ cố gắng và chủ động làm công việc trở nên hứng thú hơn bằng các kỹ năng và cách thức khác nhau.

Tuy nhiên, nếu bạn đã cảm thấy công việc nhàm chán và không còn giữ được nhiệt như lúc ban đầu, tình trạng làm việc hời hợt đợi đến hết tháng lương sẽ dễ diễn ra.

Khi người phỏng vấn đề cập đến lý do nghỉ việc ở công ty cũ, lý do công việc nhàm chán sẽ không phải là một câu trả lời khôn ngoan. Bởi lẽ, họ sẽ nghĩ rằng, việc bạn nghỉ việc vì lý do công việc nhàm chán đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhảy việc trong thời gian ngắn làm việc tại công ty và làm bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

2. Lương thấp

Vấn đề tiền lương luôn là vấn đề nhạy cảm tại nơi làm việc, tuy nhiên nó lại khá quan trọng. Đây là một trong những động lực giúp bạn lựa chọn làm việc và gắn bó với công ty cũng như là một trong những lý do chính khiến bạn đưa ra quyết định nghỉ việc.

Đối với ứng viên, tiền lương là thu nhập, tuy nhiên, đối với công ty, tiền lương lại là chi phí, là khoản phải chi ra để chi trả cho hoạt động kinh doanh. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của một ứng viên là cao hay thấp, một trong những yếu tố đó là năng lực của ứng viên và thái độ làm việc.

Ngay cả khi lý do nghỉ việc của bạn xuất phát từ việc mức lương thấp, đừng lấy đó làm câu trả lời cho câu hỏi tại sao lại nghỉ việc ở công ty cũ. Bởi vì trên thực tế, rất hiếm công ty nào lại sẵn sàng chịu chi trả thêm một khoảng tiền để giữ chân nhân viên.

Vì vậy, nếu lý do bạn nghỉ việc xuất phát vì vấn đề lương thấp, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng, bạn là người không có chính kiến, thấy lợi ích trước mắt, công ty nào trả lương cao hơn sẽ nhảy việc ngay.

Phần lớn các doanh nghiệp đều phải bỏ ra một khoản chi phí ban đầu để đào tạo nhân viên mới. Khi ứng viên đã quen với công việc và mang lại giá trị cho công ty thì những lợi ích cũng sẽ trở nên khác biệt. Vì vậy, nếu một ứng viên quyết định nghỉ việc chỉ bởi vì mức lương thấp, ắt hẳn sẽ không có công ty nào muốn nhận một nhân viên như thế.

3. Bạn bè hoặc đồng nghiệp thân thiết nghỉ việc

Đối với một số ứng viên, một trong những động lực làm việc mỗi ngày là có một người bạn hoặc một đồng nghiệp thân thiết đồng hành cùng mình trong công việc. Nhưng vì lý do nào đó, người đồng nghiệp này không thể tiếp tục đồng hành cùng công ty, lúc này một số ứng viên sẽ cảm thấy cô đơn, thậm chí mất động lực làm việc vì không chịu được cảm giác trống vắng và cô đơn trong công việc. Bởi lẽ đó, lựa chọn nghỉ việc.

Trong trường hợp lý do bạn nghỉ việc chỉ bởi vì người đồng nghiệp thân thiết của mình không thể tiếp tục đồng hành cùng công ty, lúc này nhà tuyển dụng sẽ cho rằng khả năng tự chăm sóc bản thân và tự tạo động lực của bạn rất kém.

Dù cho bạn có năng lực cao nhưng lý do nghỉ việc như thế thì sẽ mang đến rất nhiều rắc rối cho công ty và đồng nghiệp ở thời điểm đó. Trong công việc, một người đặt tình cảm cá nhân quá cao, lên trên hoặc ngang bằng với công việc, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến công ty và thiếu độ tin cậy. Hiển nhiên, tỉ lệ được nhận vào công ty của bạn sẽ giảm đi rất nhiều.

4. Phân chia công việc không công bằng

Tại một số doanh nghiệp, văn hóa xếp cấp không chỉ dựa trên cơ sở thâm niên của nhân viên mà còn nằm ở khả năng làm việc của từng người. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy có sự không công bằng trong công việc được bàn giao giữa mọi người với nhau, có thể nhìn nhận được rằng khả năng của bạn trong công ty vẫn còn hạn chế, thậm chí có đôi phần kém cỏi.

Hơn nữa, mức lương và thưởng của mỗi nhân viên trong môi trường là được bí mật và giữ kín. Nếu bạn đưa ra quyết định nghỉ việc trên cơ sở cảm thấy không công bằng đối với bản thân, đôi khi sẽ gây ra hiểu lầm về thái độ trong công việc của bạn và vô tình bạn đã tự làm mất đi khả năng cạnh tranh của mình. Như một điều hiển nhiên, nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao bạn và câu trả lời của bạn.

Không có bất kì một quy chuẩn hoặc câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi tại sao bạn lại quyết định nghỉ việc ở công ty cũ. Điều bạn cần làm là tránh xa khỏi những câu trả lời gây hiểu lầm cho nhà tuyển dụng về khả năng và thái độ của mình trong công việc. Hãy dành thời gian ngẫm nghĩ lại hành trình và suy nghĩ tại sao bạn lại lựa chọn dừng lại tại thời điểm đó.

Câu trả lời phù hợp nhất là câu trả lời xuất phát từ chính sự nhìn nhận của bạn về bản thân và quá trình làm việc. Đồng thời, quá trình tuyển dụng còn tồn tại rất nhiều câu hỏi khác cần bạn xem xét và suy ngẫm, tùy vào khả năng mà bạn có thể ghi điểm đối với nhà tuyển dụng hay không.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VietnamWorks

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …