Skip to main content

Unilever đang tìm cách để giảm chi phí quảng cáo vì Covid-19 đang làm chậm tăng trưởng

27 Tháng Tư, 2020

Gã khổng lồ FMCG này đang tạm dừng các hoạt động sản xuất quảng cáo lớn trong quá trình xem xét tất cả chi tiêu trong nỗ lực tiết kiệm trong đại dịch Covid-19.

Unilever đang ngừng sản xuất quảng cáo và đồng thời tìm kiếm các phương tiện truyền thông rẻ hơn trong nỗ lực tiết kiệm trong đại dịch Covid-19.

Giám đốc điều hành khổng lồ của FMCG này, Alan Jope cho biết: công ty sẽ tạm dừng sản xuất các chiến dịch quảng cáo lớn và xem xét tất cả các chi tiêu để có hiệu quả.

Một phần của quá trình đánh giá này là sự thay đổi trong chi tiêu từ quảng cáo ngoài trời và các khu vực khác bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, tập trung vào các khu vực khác đang có ROI tăng mạnh như kinh doanh chăm sóc da, các thiết bị gia dụng…nơi có doanh số tăng hơn 2,4% trong ba tháng đầu năm 2020.

Công ty đã chứng kiến ​​sự gia tăng doanh số bán hàng các sản phẩm vệ sinh và thực phẩm, nhưng đã ảnh hưởng đến dịch vụ thực phẩm và kinh doanh kem trong quý đầu tiên của năm, khi mọi người ở nhà trong thời gian cách ly toàn cầu.

Doanh thu trong ba tháng tính đến tháng 3 không đổi ở mức 10,8 tỷ bảng, trong khi doanh thu của các thương hiệu thực phẩm và giải khát Unilever đã giảm 1,7%.

Sự sụt giảm khối lượng lớn nhất là ở các sản phẩm kem, thường sẽ thấy sự gia tăng trong những tháng mùa hè do du lịch tăng và thời tiết tốt hơn.

Unilever lưu ý rằng họ đang chuẩn bị cho những thay đổi lâu dài về hành vi của người tiêu dùng vì nó đánh giá tác động của đại dịch đối với chi tiêu.

Những thay đổi trong xu hướng thị trường và tiêu dùng

Công ty lưu ý bốn thay đổi quan trọng cho đến nay. Đầu tiên là sự gia tăng mạnh về lượng mua do dự trữ vào tháng 3, mặc dù Jope đã nhanh chóng lưu ý các mô hình dự trữ là một sự thay đổi trong mô hình mua thay vì tăng tiêu thụ.

Thứ hai, sự gia tăng chi tiêu của người tiêu dùng khi mọi người nấu ăn tại nhà và đồ gia dụng cũng tăng khi mọi người ở nhà và dọn dẹp nhiều hơn.

Thứ ba, giảm việc gội đầu, tạo kiểu và khử mùi, và cuối cùng là chuyển kênh từ offline sang online. Tại Trung Quốc, Unilever chứng kiến ​​doanh số bán hàng trực tuyến tăng 34%, trong khi doanh số offline giảm ở mức hai con số.

Chúng tôi đang thích nghi với các mô hình nhu cầu mới và đang chuẩn bị cho những thay đổi lâu dài trong hành vi của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia, khi chúng tôi thoát khỏi khủng hoảng và hồi phục, ông Jope nói thêm.

“Unilever đã được xây dựng cho khoảng thời gian như thế này. Nhiều quốc gia của chúng tôi có công cụ theo dõi để quản lý các cuộc khủng hoảng, nơi chúng tôi đã thể hiện không chỉ khả năng quản lý khủng hoảng mà còn thể hiện với nhiều lợi thế cạnh tranh. Chúng tôi sẽ “nổi lên” từ các cuộc khủng hoảng này để từ đó có vị thế tốt hơn trong tương lai”.

Cùng thời điểm, P&G cho biết họ đã tăng gấp đôi nỗ lực về marketing khi họ đối mặt với nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng.

CFO của P&G, Ông Jon Moeller cho biết: “Đại dịch Covid-19 là thời điểm thích hợp để P&G nhắc nhở người tiêu dùng về thương hiệu của họ và lợi ích của họ thay vì cắt giảm chi tiêu marketing“.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Funding Societies của Singapore vừa huy động được 25 triệu USD

22 Tháng Mười Hai, 2024
Funding Societies, công ty khởi nghiệp về công nghệ tài chính (fintech) ở Singapore, vừa huy động…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …