Skip to main content

TikTok xóa hơn 2 triệu video tại Việt Nam chỉ trong vòng 3 tháng

6 Tháng Bảy, 2022

Khoảng 2,4 triệu video do tài khoản người Việt đăng trên TikTok bị xóa vì chứa nội dung không phù hợp liên quan đến trẻ vị thành niên hoặc kích động bạo lực.

TikTok vừa công bố báo cáo Thực thi tiêu chuẩn cộng đồng, trong đó đề cập tới việc nền tảng chia sẻ video này xóa hơn 2,4 triệu video tại Việt Nam chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm 2022.

Trong số hơn 40.000 video bị xóa mỗi ngày, có tới 92,5% bị loại chủ động khỏi nền tảng, 88,7% bị xóa trước khi có lượt xem đầu tiên.

Có khoảng 94% trường hợp xóa trong vòng 24 tiếng đồng hồ kể từ khi được đăng lên nền tảng. Đây đều là những video được xác định đã vi phạm chính sách về Tiêu chuẩn cộng đồng do TikTok đặt ra.

Các nội dung vi phạm rất đa dạng, gồm chứa thông tin, hình ảnh gây kích động, thù địch, chủ nghĩa cực đoan bạo lực.

Một vấn đề nhức nhối khác cũng “vào danh sách đen” là hình ảnh khỏa thân, hoạt động tình dục, hành vi bất hợp pháp. Ngoài ra còn có video chứa nội dung rùng rợn, quấy rối, vấn đề bắt nạt, tự tử…

Phía TikTok cũng đánh giá ở mục nội dung vi phạm liên quan đến an toàn của trẻ vị thành niên, chiếm tỷ lệ bị xóa lớn nhất là video chứa hình ảnh khỏa thân, hoạt động tình dục liên quan đến nhóm đối tượng này. Xếp sau đó là video mang nội dung có hại về thể chất hoặc tâm lý người trẻ.

TikTok nổi lên như một mạng xã hội chia sẻ video hướng đến nhóm người dùng trẻ tuổi và đang thành công khi lôi kéo được khách từ một số nền tảng khác.

Không ít chuyên gia khẳng định rằng thuật toán của TikTok học và gợi ý theo thói quen của người dùng “vô cùng hiệu quả”, thậm chí tới mức đáng sợ nếu ai đó quan tâm tới vấn đề quyền riêng tư.

Tuy nhiên, nền tảng này cũng đang tập trung và đẩy mạnh thuật toán nhằm phát hiện và thực thi các biện pháp nhằm đảm bảo tiêu chuẩn cộng đồng đã đề ra.

Khi phát hiện sai phạm, thuật toán nhận dạng sẽ tự động rà soát và xóa nội dung tương tự hoặc liên quan, cũng như tiến hành việc ngăn chặn nội dung tương tự khi có người bắt đầu tải lên.

Vấn đề về “nội dung sạch” không chỉ làm đau đầu nhà phát triển TikTok mà cũng đang là câu chuyện nhức nhối đối với nhiều nền tảng chia sẻ thông tin trên internet khác như Facebook, Instagram… đặc biệt là YouTube.

Dù những doanh nghiệp này đều cố gắng kiểm soát, thắt chặt chính sách, các “nội dung bẩn” vẫn tràn lan và tiếp cận người dùng thành công.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …