Skip to main content

Tại sao quá ưu tiên sự tăng trưởng lại làm các doanh nghiệp thất bại

26 Tháng Mười, 2021

Trong khi hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp luôn coi tăng trưởng là yếu tố sống còn, có một hiểu lầm lớn giữa sự tăng trưởng và tuổi thọ của thương hiệu.

Tại sao quá ưu tiên sự tăng trưởng lại làm các doanh nghiệp thất bại
Source: Getty Images

Khi bạn đang cân nhắc một số ý tưởng kinh doanh mới, việc xây dựng một nền tảng kỹ thuật số (digital platform) nghe có vẻ thú vị và hấp dẫn. Nó tốn kém ít chi phí hơn và hầu như không có giới hạn về sự tăng trưởng và mở rộng.

Về mặt lý thuyết, doanh nghiệp của bạn có thể tăng trưởng nhanh và ổn định miễn là bạn không ngừng thúc đẩy doanh số bán hàng và thu hút khách hàng mới.

Trong những trường hợp này, không ít các doanh nghiệp chỉ tập trung vào tăng trưởng và cho rằng (giả định) sự tăng trưởng gắn liền với một mô hình kinh doanh bền vững.

Advertisement

Tuy nhiên, sự thật là tư duy hay hiểu lầm này sẽ thường dẫn các doanh nghiệp đến với con đường thất bại và thương hiệu của họ cũng không thể tồn tại lâu trên thị trường.

Theo nhiều khảo sát khác nhau, có đến hơn 90% công ty khởi nghiệp thất bại là do chính bản thân họ. Không phải là do cạnh tranh. Không phải là thiếu tâm huyết và cũng không phải là do vấn đề về nguồn vốn.

Họ thất bại bởi vì họ đã không bắt đầu với một mục tiêu cuối cùng chính xác: sự bền vững.

Nói một cách rõ ràng, sự bền vững trong bối cảnh này đề cập đến tuổi thọ của thương hiệu chứ không phải tính thân thiện với môi trường hay các tác động đến xã hội nói chung.

Advertisement

Trên thực tế, khoảng 74% các công ty khởi nghiệp trên Internet thất bại vì lý do này. Họ thất bại đơn giản là vì họ phát triển quá nhanh, nhanh đến mức thiếu đi sự bền vững.

Trong thế giới của các công ty khởi nghiệp, bạn phải nghĩ về sự phát triển hay tăng trưởng như một cuộc chạy marathon đường dài chứ không phải là một cuộc chạy nước rút.

Đây là chìa khóa giúp những doanh nghiệp đi đầu định vị thương hiệu của họ trước các đối thủ cạnh tranh trong quá trình tăng trưởng.

5 yếu tố mang tính nền tảng trong quá trình phát triển tư duy ưu tiên sự bền vững (sustainability-first mindset).

1. Cần có tính kỷ luật cao.

Nếu bạn có tư duy chạy nước rút, bạn sẽ bị cám dỗ nhiều hơn khi nói đến việc áp dụng các tiêu chuẩn hay quy định tối thiểu của ngành.

Advertisement

Thường các doanh nghiệp có thể cho rằng họ sẽ củng cố và tập trung nhiều hơn vào các tiêu chuẩn ngành khi họ “trưởng thành” hay có thương hiệu hơn trên thị trường, nhưng đây lại là một cách tiếp cận sai lầm.

Việc bắt đầu với một nền tảng vững chắc là cách duy nhất để xây dựng sự thành công và bền vững. Bạn không thể xây dựng một giấc mơ lý tưởng trên một nền tảng quá sơ sài.

Bạn cần dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu các quy định và tiêu chuẩn của ngành của bạn. Xác định các tiêu chuẩn cao nhất và nghiêm ngặt nhất, sau đó tập trung vào việc xây dựng thương hiệu của bạn xung quanh việc tuân thủ các quy định đó.

Sự kỷ luật cao này không chỉ giúp các khách hàng tiềm năng của thương hiệu thấy rằng họ thực sự có uy tín trong ngành, mà còn mang lại nhiều lợi thế về sự đổi mới cho doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.

Advertisement

2. Tận dụng các cơ hội không giới hạn của nền tảng trực tuyến.

Các nền tảng trực tuyến toàn cầu dường như không có giới hạn về tiềm năng và không có ràng buộc về yếu tố địa lý, vì vậy doanh nghiệp có thể tham gia vào cộng đồng rộng lớn trên toàn thế giới.

Bạn cũng có thể thu hút nhân tài từ mọi nơi trên thế giới, tìm kiếm tài trợ từ các nhà đầu tư nước ngoài và dành thời gian để nghiên cứu các tệp khách hàng tiềm năng thực sự cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Sử dụng các nguồn lực trực tuyến của bạn để tìm kiếm những khách hàng tiềm năng trên toàn cầu đang thực sự cần và muốn các sản phẩm của bạn.

Khi công nghệ và mạng xã hội tiếp tục phát triển, khi người dùng ngày càng trực tuyến nhiều hơn để tìm kiếm những thứ họ cần, doanh nghiệp giờ đây có nhiều cách hơn bao giờ hết để nắm bắt các cơ hội do các nền tảng trực tuyến mang lại.

Advertisement

3. Coi người dùng là trọng tâm của sự đổi mới.

Trọng tâm của thương hiệu hay các hoạt động marketing phải luôn là tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng cuối (end-user experience). Làm thế nào để bạn có thể thêm giá trị vào nền tảng của mình cho người dùng? Làm thế nào bạn có thể cung cấp nhiều lợi ích hơn so với đối thủ cạnh tranh? Hãy để những ý tưởng này là động lực thúc đẩy sự đổi mới.

Khi sự đổi mới của bạn chỉ dựa trên các mục tiêu kinh doanh. Hãy nhớ rằng điều này có thể chuyển bạn từ sự bền vững sang tăng trưởng và khi đó như bạn có thể thấy, nó là con đường dẫn bạn đến với sự sụp đổ trong tương lai.

Thay vào đó, bạn nên liên tục tìm kiếm các phản hồi hay ý kiến của khách hàng và sau đó hành động dựa trên những sự hiểu biết đó. Hãy coi mong muốn và nhu cầu của khách hàng là mục tiêu để tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng cho các vấn đề của họ.

4. Áp dụng các công nghệ mới.

Trong thế giới hiện đại ngày nay, khi công nghệ là yếu tố cốt lõi của hầu hết các doanh nghiệp, sự lỗi thời hay bất tiện từ các công nghệ của doanh nghiệp là điều rất tối kị.

Advertisement

Nền tảng của bạn phải liền mạch, không chỉ cho trải nghiệm của người dùng cuối mà còn cho mức độ hài lòng tổng thể của khách hàng.

Để có được một bức tranh rõ ràng về những gì khách hàng của bạn cần, điều quan trọng là bạn phải sử dụng các công nghệ mới nhất.

Ví dụ: Một số doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục hiện đang triển khai công nghệ máy học (machine learning) để đánh giá cảm xúc của trẻ trong giờ học. Điều này cho phép họ điều chỉnh các chương trình học sao cho phù hợp với nhu cầu của các học sinh.

5. Tập trung vào việc đo lường sức ảnh hưởng của thương hiệu đến yếu tố xã hội và kinh tế.

Có rất nhiều thước đo mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để xác định mức độ thành công của họ. Đo lường cách các sản phẩm hay dịch vụ của bạn tác động tích cực đến nền kinh tế và xã hội là một chỉ số tuyệt vời.

Advertisement

Tất nhiên, đây không phải là chỉ số duy nhất mà bạn nên xem xét. Các thương hiệu khác nhau thậm chí có thể tạo ra những chỉ số bền vững riêng biệt đi sâu vào các tác động xã hội và kinh tế.

Cách tiếp cận này sẽ không chỉ cho bạn thấy rằng bạn đang làm những thứ có ý nghĩa nhất mà còn cho bạn biết mình cần làm gì để cải thiện chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm.

Cuối cùng, sau tất cả mọi thứ, bạn phải nhớ rằng đây là một cuộc chạy đua marathon đường dài thay vì là một cuộc chạy nước rút, tập trung vào sự ổn định và bền vững sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đảm bảo một vị trí vững chắc hơn trong ngành.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Hà Anh

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement