Skip to main content

Thẻ: Forbes

Forbes sắp được bán với mức định giá là 820 triệu USD

Forbes Global Media Holdings, công ty mẹ tạp chí Forbes sẽ được bán lại trong một thỏa thuận định giá công ty ở mức gần 800 triệu USD.

Forbes sắp được bán với mức định giá là 820 triệu USD
Forbes sắp được bán với mức định giá là 820 triệu USD

Austin Russell, người từng trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới vào năm 2021 và được ví như “Elon Musk 2.0”, mới đây đã thông báo rằng anh sẽ mua lại 82% cổ phần của Forbes Global Media Holdings, đơn vị sở hữu tạp chí Forbes, tương đương với khoảng 650 triệu USD.

Người sáng lập đồng thời cũng là giám đốc điều hành 28 tuổi của Luminar, một công ty phát triển các công nghệ nhận thức về máy móc và dựa trên tầm nhìn chủ yếu cho hệ thống lái tự động trên ô tô, đã nói với The Wall Street Journal vào đầu tuần này rằng anh đang trong quá trình mua lại 82% cổ phần của Forbes Global Media Holdings, công ty mẹ của tạp chí Forbes trong một thỏa thuận định giá công ty ở mức gần 800 triệu USD, theo thông tin từ Reuters.

Theo WSJ, lượng cổ phần thiểu số còn lại vẫn do nhóm nhà đầu tư Integrated Whale Media Investments của Hong Kong nắm giữ. Gia đình Forbes, ngoại trừ Steve Forbes, sẽ rút chân toàn bộ khỏi mảng kinh doanh công ty cùng tên gia đình.

Forbes về cơ bản đã được bán từ thời điểm mà tạp chí này hủy bỏ việc sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) vào tháng 6 năm ngoái, sau khi thị trường chứng khoán lao dốc và các nhà đầu tư không còn hứng thú với SPAC. Doanh thu của Forbes chủ yếu đến từ quảng cáo và lượt đăng ký có trả phí của người dùng (Subscriptions).

Bản thân Luminar từng trải qua một giai đoạn tăng trưởng khá tốt. Công ty ra mắt công chúng thông qua một vụ sáp nhập SPAC vào năm 2021 khi các nhà đầu tư vẫn đang hào hứng với cổ phiếu của các công ty công nghệ, đặc biệt là các công ty công nghệ mới nổi tiềm năng.

Tuy nhiên, vào thời điểm Forbes hủy bỏ các kế hoạch sáp nhập thông qua SPAC của riêng mình, gần như mọi cổ phiếu của các doanh nghiệp IPO thông qua SPAC đều được giao dịch với giá dưới mức giá chào bán và Luminar không tránh khỏi tình trạng này.

Từng được định giá 3,4 tỷ USD, vốn hóa thị trường của doanh nghiệp hiện chỉ còn đạt khoảng 2 tỷ USD. Gần đây, công ty cũng đã công bố báo cáo tài chính quý I với khoản lỗ lớn hơn đôi chút so với dự kiến.

Một số nhà đầu tư có thể không hài lòng lắm về hiệu suất của công ty, ngay cả khi Russell nói với Silicon Valley Business Journal vào năm ngoái rằng anh không hối tiếc về quyết định IPO thông qua SPAC.

Những người khác, đặc biệt là các cổ đông và nhân viên của Luminar, cũng cảm thấy khó hiểu đối với quyết định mua lại tạp chí Forbes của Russell. Nhiều người lo ngại rằng anh sẽ bị xao nhãng với công ty do mình thành lập khi trở thành nắm giữ một công ty mới.

Mặc dù có không ít tỷ phú đã cùng lúc làm CEO của cả một doanh nghiệp về công nghệ lẫn một doanh nghiệp về truyền thông, tiêu biểu có thể kể đến như Elon Musk, Jack Dorsey, Jeff Bezos,… song vẫn có nhiều người tỏ ra nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của Russell.

Trong một tuyên bố với WSJ, Russell chỉ nói đơn giản về động lực của mình rằng: “Forbes là thứ mà tôi luôn ngưỡng mộ với tư cách là một thương hiệu và một đế chế truyền thông”.

Anh cũng nói rằng không có kế hoạch tham gia vào các hoạt động hàng ngày của Forbes. TechCrunch đã liên hệ với Russell để làm rõ vấn đề này, song vị tỷ phú trẻ tuổi này hiện vẫn chưa đưa ra bình luận.

Hành trình trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới vào năm 2021 của Austin Russell.

Austin Russell sinh ra trong một gia đình khá giả ở vùng Newport Beach, California, Mỹ. Cha anh là Michael Russell, làm việc trong các khu thương mại, còn mẹ anh là bà Shannon Cleye, một cựu người mẫu kiêm diễn viên trên The Young and The Restless, theo thông tin từ cổng thông tin bất động sản Dirt.

Ở tuổi 17, Russell từng theo học ngành vật lý tại Đại học Stanford khi anh phát triển ý tưởng về công nghệ cảm biến ô tô mà sau này trở thành bước đột phá quan trọng của Luminar Technologies.

Tuy nhiên, anh đã không ở lại trường và bỏ học vào năm 2012 sau khi nhận được học bổng trị giá 100.000 USD từ nhà đầu tư công nghệ tỷ phú và người đồng sáng lập PayPal, Peter Thiel.

Nói về lý do bỏ học, tỷ phú Austin Russell chia sẻ trên tạp chí Forbes: “Khi bạn có đủ động lực cơ bản để có thể xây dựng và sáng tạo, thì việc thực hiện điều đó trong một môi trường học thuật là điều cực kỳ khó khăn”.

Luminar là một công ty khởi nghiệp phát triển công nghệ phần cứng và phần mềm lidar (phát hiện ánh sáng và phạm vi), sử dụng tia laser để phát hiện và đo khoảng cách, cuối cùng tạo ra bản đồ 3D về môi trường trong thế giới thực có thể được sử dụng trong xe tự lái. Cảm biến lidar của Luminar đang được sử dụng bởi nhiều hãng ô tô lớn trên thế giới như Volvo, Toyota và Intel’s Mobileye.

Mặc dù Rusell thành lập Luminar vào năm 2012, nhưng anh phải mất vài năm để đạt được vị thế tỷ phú. Russell nói với CNBC rằng anh đã thành lập công ty để trở thành một doanh nghiệp bền vững lâu dài và tạo ra tương lai tự chủ cho tất cả các nhà sản xuất ô tô trên thế giới.

Đồng thời, anh cũng từng khẳng định rằng những thành công của công ty là rất khó tin, nhưng hoàn toàn hợp lý sau những nỗ lực trong suốt thời gian dài. Sau khi Luminar niêm yết trên sàn giao dịch Nasdaq vào tháng 12/2021, Russell đã trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới ở tuổi 26.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Forbes khuyên người dùng ngừng sử dụng Facebook Messenger

Facebook đang bỏ qua nhiều khuyến cáo về quyền riêng tư và chậm trễ cập nhật bảo mật cho Messenger.

Zak Doffman, cây viết chuyên về bảo mật trên Forbes cho rằng Facebook đang trì hoãn tung ra bản cập nhật quan trọng, thêm tính năng mã hóa dữ liệu cho Messenger mà không có lý do.

Vào tháng 5, ông Ken McCallum, người đứng đầu cơ quan an ninh MI5 của Anh cho biết việc trì trệ nâng cấp bảo mật của Facebook có thể khiến các vấn nạn trên mạng trở nên trầm trọng hơn.

Forbes nhận định việc Facebook không mã hóa tin nhắn trên Messenger là không tôn trọng dữ liệu người dùng.

Vào năm 2018, trong bài phỏng vấn với Vox CEO Mark Zuckerberg thừa nhận công ty này có thể nhận biết những tin nhắn có nội dung nhạy cảm, và chặn người dùng gửi các tin nhắn như vậy.

Trong khi đó, ứng dụng nhắn tin WhatsApp – cũng thuộc sở hữu của Facebook – lại có tính năng mã hóa đầu cuối. Do vậy, ngoài những người trong cuộc trò chuyện, không ai, kể cả Facebook, có thể biết được nội dung tin nhắn.

Theo Forbes, việc Facebook cố tình kéo dài thời gian nâng cấp bảo mật chỉ như một cách nhằm bảo vệ WhatsApp. Hiện nay, ba nền tảng thuộc sở hữu của Facebook là Messenger, Instagram và WhapsApp đang phục vụ tới hơn một nửa dân số toàn cầu.

“Chúng ta cần phải mã hóa mọi cuộc trò chuyện trên tất cả các nền tảng. Nếu không, các công ty sẽ bán dữ liệu của người dùng và thu lợi từ đó”, chuyên gia Jake Moore của công ty bảo mật ESET nói với Straight Talking Cyber.

Ba ứng dụng này đang tạo ra một siêu tổ hợp dữ liệu và chúng ngày càng khiến người dùng trở nên gắn kết hơn. Theo Zak Doffman, việc kết hợp cả ba nền tảng này vào chung một ứng dụng trò chuyện trực tuyến có thể giải quyết được vấn đề bảo vệ quyền riêng tư.

Tuy nhiên, Facebook sẽ không bao giờ làm vậy vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.

Ngoài ra, một trong những vấn đề lớn nhất là tình trạng người xấu tiếp cận trẻ em thông qua Messenger. Hiện nay, Messenger cho phép mọi người nhắn tin cho nhau mà không cần lưu số điện thoại hoặc kết bạn từ trước.

Theo NSPCC, tổ chức bảo vệ quyền trẻ em, tính năng này khiến nhiều người lớn có thể tiếp cận trẻ em qua Messenger, dẫn tới những vụ lạm dụng.

David Wilson, kẻ bị kết tội dâm ô trẻ em tại Anh đầu năm nay từng khai với cảnh sát hắn sử dụng Messenger để tiếp cận nhiều trẻ hơn.

NSPCC đang gây sức ép để Facebook thay đổi giống WhatsApp, ứng dụng cũng thuộc sở hữu Facebook. Ở WhatsApp, chỉ những người đã lưu số điện thoại của nhau mới có thể nhắn tin.

Người đứng đầu của WhatsApp, Will Cathcart cho biết:

“Bước đầu tiên để giữ an toàn cho người dùng là bạn phải có một hệ thống bảo mật mạnh mẽ. Chúng tôi nghĩ rằng các chính phủ không nên cố gắng khuyến khích những công ty công nghệ đang sử dụng hệ thống bảo mật yếu kém.”

Việc mã hóa Messenger gần như là một động thái không hề tồn tại và điều duy nhất Facebook đang làm là cố gắng kiểm soát các nội dung độc hại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips