Skip to main content

Thẻ: Marketing Budget

3 tips giúp marketers lập kế hoạch ngân sách trong 2021 (P2)

Cuối năm 2020 và đầu năm 2021 thường là những thời điểm để các doanh nghiệp lập kế hoạch cho năm mới. Tuy nhiên, với những bất ổn về kinh tế sau đại dịch Covid-19, việc dự đoán mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào trong 2021 không phải là một điều dễ dàng.

Những thay đổi đột ngột trong hành vi của người tiêu dùng, sự không chắc chắn về các kênh marketing phù hợp để truyền thông trong khi vẫn duy trì được tiếng nói phù hợp với tình trạng chung của nền kinh tế khiến cho việc lập kế hoạch ngân sách cho năm 2021 trở nên bấp bênh hơn rõ rệt.

Tuy nhiên, dù tương lai có ra sao đi chăng nữa, có 03 nguyên tắc chính mà các nhà marketer cần lưu ý khi lập kế hoạch chi tiêu cho hoạt động marketing của năm tới trong những thời điểm đầy thách thức này.

3. Những nhu cầu thay đổi nhanh chóng yêu cầu sự thích ứng nhanh nhạy.

Nếu năm 2020 đã cho những người làm marketing thấy rất nhiều điều, đó chính là cách hành vi của người tiêu dùng có thể thay đổi nhanh chóng.

Bạn cần đảm bảo mình đang xây dựng sự linh hoạt trong ngân sách để đối phó với bất kỳ thách thức hoặc cơ hội mới nào có thể phát sinh vào năm 2021.

Vào năm 2020, chúng ta đã chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể trong các hoạt động trực tuyến do sự chấp nhận kỹ thuật số ngày càng nhanh của người tiêu dùng, cùng với đó là sự thay đổi trong kỳ vọng của người tiêu dùng.

Với ý nghĩ đó, bạn có thể làm cho các hoạt động marketing của mình được mở rộng hơn với ít tài nguyên đầu tư hơn. Hoặc, bạn có thể nhận ra rằng bạn cần một lượng ngân sách lớn hơn để tận dụng tối đa các cơ hội mới tăng lên.

Tại Pháp, Piscines Desjoyaux là một doanh nghiệp do gia đình tự quản lý với 165 địa điểm bán lẻ chuyên thiết kế và sản xuất bể bơi.

Công ty này đã phản ứng nhanh chóng khi phát triển một dòng sản phẩm bể bơi tự làm tại nhà mới nhằm giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho các dự án cải tạo nhà cửa.

Desjoyaux đã sử dụng tự động hóa, tối ưu hóa hoá tài khoản và kết hợp đối tượng để chuyển đổi kỹ thuật số doanh nghiệp của họ cũng như tiếp cận thị trường mới này.

Họ đồng thời cũng hưởng lợi từ giá CPA thấp hơn khi sử dụng các từ khóa chung chung (đối sánh rộng), cho phép họ tăng khách hàng tiềm năng lên + 113% và doanh số bán hàng tăng lên 20% hàng năm.

Hầu hết các công ty đều có ngân sách marketing cố định hằng năm, ngân sách này họ phân bổ lại hàng tháng hoặc hàng quý.

Tuy nhiên, với thời kỳ năng động và đầy biến đổi mà chúng ta đang sống, điều quan trọng là bạn phải điều chỉnh các kế hoạch này thường xuyên hơn.

Ví dụ: hãy xem xét ngân sách của bạn 07 ngày một lần để đảm bảo rằng các chiến dịch hoạt động tốt nhất và không bị cản trở bởi các dự báo ngân sách đã lỗi thời.

Trong Google Ads, bạn có thể phân bổ lại ngân sách trong khi vẫn duy trì quyền kiểm soát thông qua phần ‘Đề xuất’ hoặc với ngân sách được chia sẻ, điều này sẽ tự động điều chỉnh cách phân bổ ngân sách cho các chiến dịch khác nhau để giúp bạn cải thiện ROAS của mình được tốt hơn.

Bạn không thể lập kế hoạch cho những điều bất ổn, nhưng bạn lại có thể sẵn sàng cho những gì sắp diễn ra.

Lập kế hoạch ngân sách marketing vốn đã khó khăn, thì trong những giai đoạn bất ổn về kinh tế nó càng khó khăn hơn.

Không ai biết được chắc chắn tương lai sẽ ra sao, nhưng bạn cần phải có tư duy linh hoạt và kế hoạch ngân sách được tối ưu để thành công .

Bằng cách đó, bạn có thể sẵn sàng đón nhận bất kỳ sự gia tăng nào về nhu cầu cũng như các cơ hội mới để thúc đẩy sự tăng trưởng cho doanh nghiệp của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips

Theo Google

Ngân sách Marketing của bạn nên ‘đổ’ vào đâu cho hiệu quả

Trong khi nhiều doanh nghiệp đang xem xét để giảm chi tiêu quảng cáo đối với TOP (top of funnel), thì một số rất ít doanh nghiệp đã từ bỏ nó hoàn toàn. Bạn, với tư cách là người làm marketing, bạn sẽ cần tìm ra cho mình phương án?

Ngân sách Marketing của bạn nên 'đổ' vào đâu cho hiệu quả

Nếu trước đây đối với các digital marketers nói riêng và marketers nói chung, việc giải thích mức độ hiệu của các khoản chi phí đã sử dụng vốn khá áp lực thì giờ đây sẽ là một cuộc chơi hoàn toàn khác.

Bạn cắt giảm ngân sách marketing với nhóm khách hàng TOFU (Top of The Funnel) và marketing thương hiệu trong khi chỉ duy trì các hoạt động có ROI trực tiếp cao nhất trong ngắn hạn, điều này sẽ khiến doanh nghiệp của bạn kém cạnh tranh trong dài hạn. Bạn thấy đấy, đây không phải là một chiến lược khôn ngoan.

Theo báo cáo của Gartner, phần lớn các doanh nghiệp đang phải đối mặt với ít nhất một số tác động từ đại dịch Covid-19 và 65% CMO (Giám đốc Marketing) đang dự định việc cắt giảm ngân sách của họ.

Rõ ràng, các nhà làm marketing sẽ phải đối mặt với một loạt các thách thức về ngân sách. Với tư cách là một marketer, bạn sẽ làm thế nào để có thể chuẩn bị cho doanh nghiệp của bạn đi đúng hướng và có thể lấy lại được sức mạnh phục hồi nhanh nhất.

Lập kế hoạch xoay quanh doanh nghiệp của bạn chứ không phải từ đối thủ cạnh tranh

Trên thực tế, một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các nhà làm marketing quan tâm trong thời gian này là, những người làm marketing khác hay đối thủ của mình đang làm gì?

Xem những gì đối thủ đang làm có thể giúp bạn hiểu những gì bạn cần làm, nhưng với những thời điểm khủng hoảng như bấy giờ, liệu có gì đó để bạn có thể tham khảo không?

Việc đưa ra những quyết định dựa trên những gì người khác đang làm là một con đường chắc chắn sẽ dẫn đến kết quả xấu. Hãy tránh xa cái bẫy tự hỏi họ làm điều đó như thế nào, và điều đó có nghĩa gì về những cách bạn sẽ làm.

Mỗi doanh nghiệp là duy nhất, cho tất cả mọi thứ, từ lợi thế về ngân sách đến thế mạnh của tổ chức cho đến các yếu tố khác như nhân lực, điều kiện… và tất cả các yếu tố đó sẽ quyết định quảng cáo, ngân sách và tiêu chuẩn hiệu suất nào là phù hợp đối với bạn.

Xác định những gì cần cắt giảm và những gì nên giữ

Nếu bạn cần cắt giảm ngắn hạn, hãy làm điều đó. Đôi khi bạn chỉ cần thực hiện các thay đổi nhanh chóng trong việc phân loại quảng cáo còn nhanh hơn việc bạn phải đi dò xét lại toàn bộ ngân sách của mình.

1. Hãy nhìn xa hơn ngoài những thứ bề ngoài của dữ liệu (Data).

Hãy bắt đầu bằng cách xem xét các xu hướng dữ liệu, vượt ra khỏi ROAS (return on advertising spend) của từng kênh và thậm chí có thể là từng chiến dịch. Ngay cả khi hiệu suất tổng thể giảm xuống thì một số sản phẩm, nhóm quảng cáo hoặc lĩnh vực nào đó có thể đang hiệu quả hơn nhiều.

Hành vi của người mua đang thay đổi từng ngày, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể làm gì. Doanh số bán máy làm bánh mì tăng 652%! Hẳn đây là một trong những xu hướng bạn có thể tham khảo.

Bạn cần phải đào sâu để tìm kiếm các cơ hội của mình.

Một số cơ hội có thể không xuất hiện thông qua dữ liệu, mà đến từ việc lắng nghe khách hàng hoặc xem xét cách họ bị ảnh hưởng bởi thị trường thay đổi. Nhu cầu thay đổi không phải lúc nào cũng tương đương với nhu cầu ít hơn. Đây là điều bạn phải lưu ý.

2. Xem xét chiến lược đo lường của bạn

Hy vọng rằng bạn đang thực hiện việc đặt các mục tiêu khác nhau cho các chiến dịch khác nhau và kết thúc các chiến dịch bằng những tính toán cụ thể và đúng phương pháp.

Ngay cả khi bạn không làm thế, bạn cũng cần phải giải thích lý do tại sao việc cắt giảm mọi thứ không sinh lãi hoặc với những mục tiêu nhất định sẽ không tối đa hoá được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Hãy chắc chắn rằng bạn đang giữ các kênh vốn nên được sử dụng đúng vị trí của nó trên toàn bộ phễu bán hàng của bạn (funnel). Tỉ suất lợi nhuận tiềm năng (Top of The Funnel ROAS) hầu như sẽ luôn thấp hơn tỉ suất lợi nhuận dựa trên lần nhấp chuột ở các chiến dịch cuối của phễu bán hàng (Bottom of The Funnel ROAS).

3. Theo dõi nơi cạnh tranh đang suy yếu

Một số ngành công nghiệp đang cảm thấy bị ảnh hưởng của đại dịch nhiều hơn những ngành khác và điều đó sẽ ảnh hưởng đến cạnh tranh quảng cáo.

CPM trên quảng cáo Facebook của một số ngành giảm 40% trong bốn tuần qua, trong khi xu hướng mua của người tiêu dùng đã bắt đầu tăng trở lại. Vì vậy, trong khi có thể ngành của bạn đang không có nhiều ưu ái thì số lần hiển thị và lần nhấp có sẵn đang thấp đó là một cơ hội.

4. Xem xét và cập nhật thông điệp

Bạn có thể cải thiện sự suy giảm hiệu suất chỉ bằng cách xem lại quảng cáo của bạn. Lấy B2B làm ví dụ chẳng hạn. B2B thường sẽ tốn nhiều thời gian chuẩn bị hơn, vì vậy đây có thể là thời gian để bạn chuyển từ các bản demo sang các bản có thể sử dụng được hoặc đầu tư nhiều hơn vào các chiến dịch nghiên cứu hoặc giáo dục khách hàng hơn là các chiến dịch bán hàng.

Hãy đầu tư ngân sách cho TOFU 

Ngân sách Marketing của bạn nên 'đổ' vào đâu cho hiệu quả

Một khi những người không phải là các nhà làm marketing tham gia vào quá trình phân bổ ngân sách, thì trường hợp đầu tiên thường là bị cắt giảm mọi thứ trừ những thứ có ROI trực tiếp cao nhất.

Trong phạm vi digital marketing, đó thường là các kênh và chiến dịch như Brand Search (Tìm kiếm thương hiệu) và Remarketing (Tiếp thị lại).

Tại một thời điểm nhất định, việc giảm đầu tư ngân sách marketing vào TOFU (top of the funnel) sẽ kìm hãm sự phát triển của bạn sau quá trình phục hồi sau khủng hoảng.

Nếu bạn biết rằng trung bình từ 30 ngày trở lên từ lần hiển thị quảng cáo đầu tiên đến khi mua hàng, mọi thứ có thể khác biệt so với những gì khách hàng có thể làm ở hiện tại. Nếu bạn chọn việc ngừng giới thiệu thương hiệu của mình với những khách hàng tiềm năng mới, bạn có thể sẽ phải chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng trong kết quả kinh doanh của bạn.

Điều này đặc biệt đúng với B2B Marketing. Nếu bạn có chu kỳ bán hàng từ 3-6 tháng, thì việc giảm đầu tư ngân sách marketing tại TOFU sẽ khiến bạn không thể đạt được mục tiêu lợi nhuận khi các doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định ở những thời điểm dài sau đó.

Bạn càng biết nhiều về con đường mua hàng của bạn và hành trình của khách hàng, bạn sẽ càng dễ dàng thực hiện trường hợp này. Nếu bạn biết các chiến dịch và kênh thường xuyên đóng góp vào việc mang lại khách hàng mới cho bạn, thì đó là logic để lập luận rằng việc tắt những chiến dịch đó có thể gây hại cho doanh nghiệp của bạn hơn là việc tiết kiệm được một khoản ngân sách.

Nếu trước đó bạn đã lập bản đồ hành trình của khách hàng hoặc đã tạo personas (chân dung khách hàng), hãy xem xét lại chúng và lên kế hoạch cho những thay đổi đối với những người có thể liên quan đến quyết định mua hàng hoặc những gì có thể thay đổi trong quá trình khám phá của họ.

Chiến lược chủ động đó sẽ giúp bạn thực hiện được nhiệm vụ chỉ đầu tư vào những nơi có ý nghĩa nhất của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips