Skip to main content

Thẻ: nền kinh tế gig

Gig Economy là gì? Tìm hiểu về Nền kinh tế Gig

Trong phạm vi bài viết này, cùng MarketingTrips tìm hiểu các khái niệm và lý thuyết xoay quanh thuật ngữ Gig Economy (Tiếng Việt gọi là Nền kinh tế Gig): Gig Economy là gì, Ưu điểm và hạn chế (nhược điểm) khi làm việc trong nền kinh tế Gig, và nhiều nội dung khác.

Gig Economy là gì
Gig Economy là gì? Tìm hiểu về nền kinh tế Gig

Gig Economy (Nền kinh tế Gig) là gì?

Nền kinh tế Gig (Gig Economy) là khái niệm mô tả về một nền kinh tế nơi mà người lao động làm việc bán thời gian, làm việc tự do hoặc tạm thời thay vì làm việc toàn thời gian.

Bởi vì thời gian (và địa điểm) làm việc khá linh hoạt, những người lao động hay nhân viên trong nền kinh tế Gig có được nhiều sự độc lập nhất định. Nhiều người sử dụng lao động (doanh nghiệp) có thể tiết kiệm tiền bằng cách tránh phải trả các khoản phúc lợi cho nhân viên như bảo hiểm y tế hay thời gian nghỉ phép có trả lương.

Sở dĩ được gọi là Gig vì thuật ngữ này được mượn từ một thuật ngữ khá phổ biến trong thế giới âm nhạc đó là “Gigs”, đó chính là các “hợp đồng biểu diễn” đơn lẻ hoặc ngắn hạn tại nhiều địa điểm khác nhau thay vì hợp đồng dài hạn hoặc cố định tại một địa điểm duy nhất.

Nền kinh tế Gig còn được gọi là Nền kinh tế hợp đồng hoặc Nền kinh tế tự do.

Những thông tin cần biết khi tìm hiểu về khái niệm nền kinh tế Gig (Gig Economy).

  • Nền kinh tế Gig dựa trên các công việc linh hoạt, tạm thời hoặc tự do, thường liên quan đến việc kết nối người lao động với phía nhà tuyển dụng (doanh nghiệp hoặc cá nhân) thông qua các nền tảng trực tuyến.
  • Nền kinh tế Gig có thể mang lại lợi ích cho người lao động, doanh nghiệp và người tiêu dùng bằng cách làm cho công việc trở nên thích ứng hơn với nhu cầu hiện tại và nhu cầu về lối sống linh hoạt.
  • Đồng thời, nền kinh tế Gig cũng có thể có những nhược điểm nhất định vì nó có thể làm xói mòn mối quan hệ kinh tế truyền thống giữa người lao động, doanh nghiệp và khách hàng (người tiêu dùng).

Hiểu về nền kinh tế Gig (Gig Economy).

Trong nền kinh tế Gig hay một “nền kinh tế tự do”, một lượng lớn người lao động sẽ làm việc bán thời gian hoặc tạm thời hoặc làm đối tác độc lập (có hợp đồng). Kết quả của nền kinh tế Gig là các dịch vụ sẽ rẻ hơn, hiệu quả hơn, linh hoạt hơn, chẳng hạn như Uber hay Airbnb. Cũng vì điều này mà Nền kinh tế Gig cũng có thể được gọi là “Nền kinh tế chia sẻ”.

Bởi vì tính linh hoạt là ưu điểm hàng đầu, nền kinh tế Gig thường phổ biến ở các thành phố lớn, những nơi có tỷ lệ thâm nhập internet và công nghệ cao.

Tính đa dạng là một đặc điểm khác của nền kinh tế Gig. Từ các công việc như lái xe cho Uber hay Grab, đến các công việc như giao đồ ăn hay giúp việc theo giờ, tất cả đều có trong nền kinh tế Gig.

Các đặc điểm chính và ưu điểm của nền kinh tế Gig (Gig Economy).

Về tổng thể, Mỹ là quốc gia đặt nền móng cho nền kinh tế Gig. Các ước tính cho thấy có tới 1/3 người lao động đang làm việc trong nền kinh tế Gig tính đến năm 2021.

Các chuyên gia kỳ vọng rằng con số này sẽ ngày càng tăng lên khi ngày càng nhiều doanh nghiệp hướng tới sự linh hoạt trong môi trường làm việc, các doanh nghiệp không yêu cầu nhân viên phải tới ngồi làm việc tại văn phòng.

Một lợi ích khác của nền kinh tế Gig đó là cho phép doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tìm kiếm ứng viên. Thay vì doanh nghiệp bị giới hạn về địa lý (những người có thể tới văn phòng ngồi làm việc), hay các hợp đồng dài hạn ràng buộc, doanh nghiệp có thể thoải mái với các ứng viên ở xa doanh nghiệp hoặc linh hoạt tuyển dụng người mới nếu người cũ tỏ ra không phù hợp.

Các yếu tố kinh tế cũng là một nhân tố khác góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế Gig. Những người sử dụng lao động không đủ khả năng tuyển nhân viên toàn thời gian để làm tất cả công việc cần làm thường sẽ tuyển nhân viên bán thời gian hoặc tạm thời để đảm nhận công việc khi có việc hoặc có các dự án cụ thể.

Về phía người lao động, không ít người thấy rằng họ cần phải đảm nhận nhiều công việc khác nhau để có được lối sống mà họ mong muốn. Ngoài việc chỉ làm việc tự do, họ cũng có thể vừa làm việc toàn thời gian vừa làm thêm các công việc bán thời gian khác vào những lúc họ rảnh rỗi.

Những nhược điểm của nền kinh tế Gig (Gig Economy).

Bất chấp những lợi ích có thể mang lại, nền kinh tế Gig cũng có một số nhược điểm nhất định.

Mặc dù không phải tất cả các nhà tuyển dụng đều có xu hướng tuyển những nhân viên bán thời gian hay theo hợp đồng tạm thời, xu hướng làm việc tự do có thể khiến những nhân viên toàn thời gian khó phát triển sự nghiệp hơn vì nhân viên tạm thời thường được thuê với giá rẻ hơn và linh hoạt hơn.

Đối với một số người lao động, tính linh hoạt của nền kinh tế Gig hay làm việc tự do thực sự có thể phá vỡ sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của họ, các thói quen hàng ngày cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Tính linh hoạt trong nền kinh tế Gig thường có nghĩa là người lao động hay nhân viên phải sẵn sàng bất cứ khi nào có hợp đồng làm việc, bất kể các nhu cầu khác của họ ra sao, người lao động phải luôn săn lùng các hợp đồng làm việc tiếp theo.

Trên thực tế, người lao động trong nền kinh tế Gig giống các doanh nhân hơn là người lao động truyền thống. Mặc dù điều này có thể mang lại nhiều quyền tự do lựa chọn hơn cho cá nhân người lao động, sự ổn định dường như là thứ rất xa xỉ.

Cuối cùng, do tính chất linh hoạt của các mối quan hệ và kinh doanh trong nền kinh tế Gig, mối quan hệ lâu dài giữa người lao động, người sử dụng lao động, khách hàng và nhà cung cấp có thể bị xói mòn. Điều này có thể loại bỏ những lợi ích có được từ việc xây dựng niềm tin lâu dài, thông lệ và sự quen thuộc với khách hàng và người sử dụng lao động, và hơn thế nữa.

Lợi ích của nền kinh tế Gig (Gig Economy) là gì?

Nền kinh tế Gig có nhiều lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có quyền tiếp cận với nhiều nhân tài mà họ có thể tuyển dụng.

Ngoài ra, trong thời điểm việc thu hút người lao động toàn thời gian trở nên khó khăn, người sử dụng lao động có thể tuyển dụng những người lao động khác từ nền kinh tế tự do (Nền kinh tế Gig).

Ngoài ra, việc tuyển dụng những nhân viên hợp đồng có thể tiết kiệm hơn vì các doanh nghiệp thường không phải trả tiền bảo hiểm y tế hoặc các phúc lợi khác. Đối với nhân viên, lợi ích của nền kinh tế Gig bao gồm khả năng lựa chọn làm nhiều công việc, làm việc từ mọi nơi tùy thuộc vào công việc cụ thể, sự tự do và tính linh hoạt trong thói quen hàng ngày của họ.

Nền kinh tế Gig (Gig Economy) có thực sự hấp dẫn?

Trong khi việc được làm việc toàn thời gian cố định hay bán thời gian hoặc làm việc tự do còn phụ thuộc vào sở thích làm việc của từng người, nền kinh tế Gig thực sự hấp dẫn với không ít người. Các nghiên cứu cho thấy 79% người lao động làm việc trong nền kinh tế Gig hài lòng hơn so với khi họ làm việc toàn thời gian.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer