Skip to main content

Thẻ: viral

Khái niệm Viral đang dần trở nên vô nghĩa trên mạng xã hội bởi các thuật toán

Từ điển Cambridge định nghĩa “viral” là từ gắn liền với Internet để chỉ một thứ gì đó nhanh chóng trở lên phổ biến hoặc nhiều người biết đến sau khi xuất hiện trên mạng.

viral marketing là gì

Tuy nhiên theo Medium, thuật toán của TikTok đang khiến nội dung bất kỳ có thể “viral” chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, sự lan tỏa này khác 10 năm trước. Một video trên TikTok có thể đạt 100 triệu lượt xem nhưng tài khoản của chủ sở hữu chỉ có hơn 10 nghìn lượt theo dõi.

Về cơ bản, bản chất của khái niệm “viral” đã thay đổi hoàn toàn trong thập kỷ qua, khi Internet bị phân chia bởi vô số thuật toán, nền tảng và cộng đồng khác nhau. Số lượng video tăng vọt, vòng đời của mỗi sự kiện ngày càng ngắn. Chỉ sau 1-2 ngày, hàng loạt trend mới đã xuất hiện lấn át trend cũ.

Bên cạnh đó, để thể hiện sự lan tỏa, nhiều nền tảng liên tục thổi phồng các con số hiển thị công khai, dẫn đến “lạm phát  lượt xem”. Từ đó, các thống kê trực tuyến như lượt xem mất dần giá trị so với trước. Thuật ngữ “viral” trên mạng xã hội cũng dần trở nên vô nghĩa.

Marcus Stringer, Giám đốc đối tác tại nền tảng phân tích mạng xã hội SocialBlade, chia sẻ: “Trước đây, một triệu lượt xem rất quan trọng. Điều đó có nghĩa nội dung của bạn lan truyền rộng rãi. Bạn thậm chí sẽ được cơ quan thông tấn trên khắp thế giới săn đón. Giờ đây, hàng chục triệu lượt xem nhan nhản trên YouTube. Chẳng bao lâu nữa, 20 triệu lượt mới được gọi là đặc biệt”.

Các chuyên gia cho rằng thuật toán của mạng xã hội là nguyên nhân lớn dẫn đến lạm phát lượt xem trên Internet. Facebook là nền tảng đầu tiên và có tác động lớn đến quá trình này khi được cho là đã cố gắng tăng lượt xem trên các video để khiến chúng trông có vẻ “viral”.

Theo đơn kiện chống lại Facebook tại tòa án liên bang ở California năm 2016, mạng xã hội này đã làm giả lượt xem lên đến 900%. Năm 2019, Facebook đã phải hòa giải và bồi thường 40 triệu USD vì làm giả con số.

Đến 2020, TikTok trở thành hiện tượng toàn cầu, các thuật toán (Algorithm) đặc biệt càng khiến khái niệm lượt xem bị hạ tiêu chuẩn. Theo Medium, các video trên nền tảng có thể thu hút hàng triệu view trong thời gian ngắn. Trong khi một view trên Facebook được tính sau 3 giây, TikTok chỉ đơn giản là một lượt hiển thị khi người dùng vuốt màn hình.

Sau khi Elon Musk tiếp quản Twitter, ông đã cải tiến hệ thống đếm lượt xem, khiến tình hình càng trở nên phức tạp. Một số tweet từ các tài khoản không có người theo dõi đã thu hút hàng trăm lượt xem công khai, khiến nhiều chuyên gia công nghệ đặt dấu hỏi về hệ thống đo đếm của Musk.

Theo phân tích, có một cuộc chạy đua giữa các nền tảng trên Internet để xem bên nào có thể tăng lượt xem nhiều nhất. Điều này cũng giúp những báo cáo của họ đẹp hơn trong mắt các nhà quảng cáo.

Coco Mocoe, nhà dự báo xu hướng ở Los Angeles, cho biết người trẻ đang xem video trên Internet nhiều hơn trên TV. Phần lớn nội dung là video ngắn dưới 60 giây.

“Ngay cả khi một video có 10 triệu view, thời lượng trung bình của video rất ngắn. Một người trẻ tuổi đang xem hàng trăm video một ngày, trong khi đó vào năm 2015, tôi có thể xem không quá 10 video mỗi ngày vì mỗi video dài từ 5 đến 10 phút”, Mocoe nói.

Bà cho rằng lạm phát lượt xem còn do mọi người đang theo dõi nhiều nội dung hơn cùng lúc. Điều này càng khiến khái niệm viral trở nên phù phiếm. Mocoe nói: “Nếu bạn đang xem 50 video có một triệu lượt xem mỗi ngày, bạn sẽ nhớ ít hơn khi xem 5 video có lượt xem tương đương”.

Lạm phát không đơn thuần là những con số. Nó tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế nhà sáng tạo. Nhiều người cho biết họ thấy áp lực khi phải nâng cao tiêu chuẩn về lượt xem. Các thương hiệu cũng ngày càng bị cuốn vào những con số ảo.

Trong khi đó, người dùng phổ thông không còn phân biệt được đâu là nội dung đang thực sự “viral” khi video nào họ lướt qua cũng có hàng trăm nghìn, hàng triệu view. Điều này khiến việc lan truyền thông tin giả mạo ngày càng phức tạp.

Sami Sage, nhà đồng sáng lập Betches – công ty truyền thông kỹ thuật số dành cho phụ nữ, nói: “Khái niệm lan truyền trên mạng xã hội đã mất ý nghĩa. Khả năng hiểu biết về các xu hướng truyền thông của người dùng đã bị phá hủy hoàn toàn”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Viral là gì? Một số ứng dụng của Viral trong Marketing

Cùng tìm hiểu nội dung xoay quanh thuật ngữ viral như viral là gì, có những hình thức viral nào, ứng dụng viral vào marketing ra sao và hơn thế nữa.

Viral là gì
Viral là gì? Một số ứng dụng của Viral trong Marketing

Thuật ngữ Viral đã xuất hiện từ rất lâu và trở thành một khái niệm quen thuộc với nhiều doanh nghiệp. Vậy Viral là gì?

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài.

  • Viral là gì?
  • Tại sao Viral lại quan trọng?
  • Ưu và nhược điểm khi sử dụng Viral là gì?
  • Các định dạng content phổ biến được sử dụng trong Viral.
  • Các loại hình Viral hiện có là gì?
  • Thực hiện Viral như thế nào để đem lại hiệu quả?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Viral là gì?

Với tiếng Việt, bạn có thể hiểu Viral theo 2 nghĩa, một là nhiễm “virus” là dùng để mô tả một nội dung, hay sự vật, sự việc nào đó phổ biến nhanh chóng, được biết đến bằng cách xuất hiện trên Internet hay gửi từ người này sang người kia…

Mức độ lan truyền cực nhanh và mạnh mẽ tới mức nó có thể ngay lập tức trở thành trend, một cơn sốt mà đi bất cứ đâu bạn cũng sẽ nghe thấy, nhìn thấy… dù không muốn.

VD: Với các câu nói hot trend “Không phải dạng vừa đâu”, “Em sai rồi! Anh xin lỗi em đi”, “Hải, quay xe” hoặc “Ơ mây zing, gút chóp em” hay quảng cáo cực sốc của Điện máy xanh… đó chính là Viral.

Tại sao Viral lại quan trọng?

Viral được coi là chiến dịch marketing quan trọng, và được sử dụng rất nhiều. Nó là phương thức tấn công đến mọi người được sử dụng tại hầu hết các doanh nghiệp khi họ muốn gia tăng doanh thu, gây ấn tượng với người sử dụng hoặc tạo một dấu ấn nào đó trong lòng khách hàng (dù sản phẩm đó đã xuất hiện hay chưa).

Hay bạn có thể hiểu đơn giản, Viral với mục đích chính là tạo nên dấu ấn của một doanh nghiệp, một thương hiệu hay một sản phẩm, dịch vụ nào trong tâm trí khách hàng.

Nếu thành công, đó sẽ còn là lựa chọn mặc định của mỗi người trong tập khách hàng của doanh nghiệp. Viral là con đường nhanh nhất để khẳng định và gia tăng độ uy tín thương hiệu của một doanh nghiệp.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng Viral là gì?

Tất cả những hình thức marketing khi sử dụng đều có ưu và nhược điểm riêng của chúng, và Viral cũng vậy. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của viral.

Ưu điểm của Viral là gì?

  • Khi sử dụng Viral, chi phí bạn bỏ ra là rất ít nhưng đem lại sự lan truyền không thể ngờ được.
  • Sản phẩm và dịch vụ của bạn sẽ được nhận diện qua lời nói và hình ảnh từ người dùng này đến người dùng kia.

Nhược điểm của Viral là gì?

Qua mỗi lượt chia sẻ, lan truyền hay truyền tai nhau, hình ảnh hoặc thông điệp truyền thông để có thể bị sai lệch, không đúng với ý đồ của thương hiệu đưa ra. Vì vậy có thể thấy, sử dụng Viral rất khó kiểm soát các thông điệp mà mình muốn truyền tải.

Các định dạng content phổ biến được sử dụng trong Viral.

Viral có rất nhiều định dạng khác nhau nhưng không thể không kể đến 6 loại phổ biến nhất hiện nay khi tìm hiểu thông tin Viral là gì?

  • Định dạng content Video
  • Định dạng content Infographic
  • Những bài viết hướng dẫn How to
  • Những Bài viết định nghĩa cái gì đó
  • Hay những bài viết giải thích lí do, tại sao
  • Định dạng dài viết liệt kê list.

Các loại hình Viral hiện có là gì?

Đây là mục quan trọng nhất để bạn hiểu rõ về tổng quan Viral là gì? hãy cùng theo dõi nhé.

Bạn hãy ghi nhớ và hiểu chúng theo cách liên kết thật đơn giản. Có 2 loại hình Viral đang được sử dụng phổ biên hiện nay, đó là Viral nghe và Viral nhìn.

Viral nghe là gì?

Đây là những câu nói, hay slogan, hay một bài hát, một đoạn nhạc đặc biệt nào đó khiến người nghe dù thích hay không, nhưng cũng sẽ bị “ngấm” và nhớ tới nội dung và gắn liền với sản phẩm, thương hiệu.

Họ vô thức sử dụng hoặc chúng được chế thành ảnh, clip, sử dụng như một Trend tức là đã thành công.

Viral nhìn là gì?

Chúng là các banner, hình ảnh, biểu ngữ hoặc video clip… để quảng cáo thương hiệu.

Chúng ta có thể tận dụng các trang mạng xã hội hoặc các ứng dụng như Facebook, Zalo, YouTube để thực hiện điều này với sức mạnh và khả năng tiếp cận tốt hơn.

Thực hiện Viral như thế nào để đem lại hiệu quả?

Hãy tìm hiểu mục dưới đây để hiểu rõ các bước thực hiện quá trình Viral và có cái nhìn tổng quan nhất về khái niệm Viral là gì?

Bước 1: Tạo thông điệp.

Hãy phải xác định chính xác thông điệp của mình, bạn muốn truyền tải điều gì? Tới ai? Và mục đích như thế nào. Vì đây là điều quan trọng nhất và là điểm mấu chốt để bạn có thể tiếp tục thực hiện chiến dịch.

Bước 2: Lên ý tưởng nội dung.

Bạn hãy lựa chọn 1 trong 2 cách mà Nhân Hòa đã giới thiệu ở trên, đó là Viral nghe hoặc Viral nhìn.

Mà chúng tôi khuyên bạn nên chọn Viral nhìn, cụ thể là Video. Vì chúng trực quan, sinh động, dễ gây được ấn tượng, truyền đi trên nhiều kênh khác nhau còn có thể dễ dàng truyền tải hàng loạt thông điệp bên trong.

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng kết hợp Viral text để giật tit và kích thích sự tò mò của đối tượng, giúp các video được tiếp cận nhanh và tốt hơn.

Bước 3: Chọn kênh truyền tải.

Content viral của mình sẽ được post lên kênh nào? Đây chính là mẫu chốt để lan truyền virus. Các kênh chính là MXH, Báo chí, Truyền hình & KOLs.

Mạng xã hội thì từ Facebook hay từ YouTube, đi bài trên báo nào, book TVC quảng cáo vào giờ vàng nào, hay dùng tiếng nói của KOLs nào…đều cần có 1 chiến lược!

VD: Bạn không thể truyền thông điệp tới các ông cụ, bà lão thông qua Instagram hay Twitter… Càng không thể truyền thông điệp tới giới trẻ thông qua các báo như pháp luật, mua bán hay tìm việc…

Bước 4: Đo lường kết quả.

Viral trên bao nhiêu kênh, trong thời gian bao lâu. Hiệu quả từ mỗi kênh đem lại thế nào? Bao nhiêu tương tác, bao nhiêu lượt thảo luận, bao nhiêu lượt nhắc đến.

Thông điệp truyền đi đã đúng giá trị muốn truyền tải chưa? (hay tác dụng ngược như Masan). Ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh ra sao? Luôn phải thống kê được hết!

Đừng để viral vượt ra ngoài tầm kiểm soát, nó sẽ gây khó khăn hơn.

Bước 5: Quản trị rủi ro.

Viral marketing là con dao hai lưỡi! Bạn thu được từ nó rất nhiều, nhưng nếu bạn làm không khôn khéo, thương hiệu của bạn cũng rất dễ bị ảnh hưởng (tiêu cực).

Với góc nhìn này. Bạn nên luôn chuẩn bị sẵn sàng các mối quan hệ với báo chí, với các cơ quan truyền thông…để bất cứ khi nào có vấn đề nảy sinh bạn đều có thể có giải pháp phản ứng kịp thời.

Kết luận.

Trong khi viral có cả những ưu và nhược điểm khác nhau, tuỳ vào từng mục tiêu cụ thể của thương hiệu là gì mà bạn nên quyết định có sử dụng nó hay không.

Tuy nhiên, dù cho bạn có chọn nó hay không thì việc thấu hiểu khái niệm hay ý nghĩa của nó là gì cũng rất quan trọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh