Skip to main content

6 ‘SEO Insights’ rất hữu ích bạn có thể học từ Google Analytics (P1)

28 Tháng Năm, 2021

Tìm hiểu một vài thông tin chi tiết đơn giản nhưng rất hữu ích mà bạn có thể lấy từ Google Analytics để giúp xác định các cơ hội với chiến lược SEO tự nhiên.

SEO Google Analytics
6 ‘SEO Insights’ rất hữu ích bạn có thể học từ Google Analytics (P1)

Bạn có thể thu thập vô số insights về SEO từ việc phân tích Google Analytics.

Phân tích Analytics một cách nhất quán có thể giúp xác định không chỉ các vấn đề về hiệu suất mà còn là cả các cơ hội tối ưu hóa.

Sau đây là 6 SEO Insights rất hữu ích bạn có thể học từ Google Analytics từ đó giúp bạn có thể dễ dàng đánh giá và tối ưu chiến lược digital của mình.

Advertisement

1. Phân khúc tuỳ chỉnh.

Phân khúc tùy chỉnh bấy lâu đã là một tính năng chính của Google Analytics, nó cho phép bạn xem lưu lượng truy cập theo kênh, khách truy cập đã hoàn thành mục tiêu (goals), dữ liệu nhân khẩu học và nhiều hơn thế nữa.

Các phân khúc tùy chỉnh có thể được tạo ra từ hầu hết mọi khía cạnh của dữ liệu người dùng, bao gồm thời gian trên trang, lượt truy cập vào các trang cụ thể, khách truy cập đã hoàn thành mục tiêu, khách truy cập từ một vị trí cụ thể, v.v.

Việc sử dụng các phân khúc giúp bạn tìm hiểu thêm về người dùng trên website của mình và cách họ tương tác với nó.

Bạn có thể khám phá thông tin trong tab ‘Đối tượng’ của Google Analytics.

Advertisement

Nếu bạn điều hướng đến tab Đối tượng> Sở thích> Tổng quan, thì phần Tổng quan sẽ hiển thị ba phần báo cáo theo sở thích:

Trong ví dụ bên dưới, bạn sẽ thấy rằng gần 4% khách truy cập vào website là ‘Người mua sắm’ (Shoppers) và cũng gần 4% khách truy cập cũng làm việc hoặc quan tâm đến các dịch vụ marketing, quảng cáo cũng như dịch vụ doanh nghiệp.

Để tìm hiểu sâu hơn, bạn hãy điều hướng đến phần ‘Nhân khẩu học’ (Demographics ) trong tab Đối tượng để xem dữ liệu về Độ tuổi và Giới tính.

Advertisement

Phần lớn khách truy cập vào website này nằm trong độ tuổi 25-34 và thiên về nam giới.

Bây giờ, bằng cách sử dụng dữ liệu này, bạn có thể tạo ra một phân khúc tùy chỉnh.

Quay lại Đối tượng> Tổng quan để xem ‘Tất cả các phiên’ (All Sessions).

Advertisement

Bạn có thể tạo phân khúc mới bằng cách chọn thêm phân khúc (+Add Segment) để có thể theo dõi hành vi của người dùng trong phân khúc này, những người truy cập thường xuyên nhất so với những khách truy cập còn lại của website.

Bạn có thể đặt phạm vi ngày trong ít nhất 6 tháng đến một năm nếu có thể để có một tổng hợp dữ liệu tốt hơn.

2. Phân tích lưu lượng truy cập từ thiết bị di động.

Thay vì chỉ theo dõi lưu lượng truy cập trên thiết bị di động đến một website, điều quan trọng là bạn phải theo dõi mức độ tương tác của nhóm khách truy cập này.

Advertisement

Bạn có thể thực hiện một số hành động sau:

  • Xem số lượng chuyển đổi trên thiết bị di động ở cấp độ trang riêng lẻ. Bạn làm điều này bằng cách thêm một phân khúc cho thiết bị di động.
  • Theo dõi tỷ lệ thoát (bounce rate) trên thiết bị di động. Hãy chú ý đến các trang có tỷ lệ thoát cao trên thiết bị di động. Điều này có thể giúp bạn xem xét và tối ưu các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến các trang nhất định.
  • So sánh tỷ lệ thoát trên thiết bị di động và máy tính để bàn. Thực hiện điều này cho cùng một trang có thể cung cấp thêm thông tin chi tiết về sự khác biệt giữa trải nghiệm trên thiết bị di động và trải nghiệm trên máy tính để bàn.
  • Xem xét người dùng di động mới so với cũ. Làm điều này có thể giúp bạn cung cấp thêm thông tin về số lượng người dùng đang tìm thấy nội dung của bạn lần đầu tiên và những người đã từng truy cập hay đã là khách hàng mua hàng của bạn.

3. Tập trung xem xét phần tìm kiếm trên website.

Bạn có thêm thanh tìm kiếm trên website của mình không? Nếu có, bạn có thêm một cơ hội lớn để tìm hiểu về những gì khách truy cập đang tìm kiếm khi họ truy cập website của bạn.

Bạn không chỉ có thể hiểu rõ những gì họ đang tìm kiếm mà còn có thể biết hiện có bao nhiêu người đang tìm kiếm.

Ví dụ: nếu một tỷ lệ phần trăm đủ lớn lớn lưu lượng truy cập (traffic) của bạn đang sử dụng thanh tìm kiếm, rất có thể đó là một dấu hiệu cho thấy các thanh điều hướng chính có thể cần được cải thiện trên website của bạn để cung cấp cho người dùng rõ ràng hơn về những gì họ đang tìm kiếm.

Advertisement

Điều quan trọng nữa là kiểm tra xem thanh tìm kiếm đó có đang hoạt động hay không. Ví dụ: khi người dùng đang tìm kiếm một cụm từ thông qua thanh tìm kiếm, các kết quả được trả về có phù hợp hay cung cấp được những gì họ cần xem hay không?

Nếu không có kết quả phù hợp, người dùng có được hướng dẫn để di chuyển đến các phần khác của website không?

Cụm từ tìm kiếm thực tế mà người dùng đang nhập vào thanh tìm kiếm cũng có thể giúp cung cấp thông tin chi tiết về các ý tưởng nội dung.

Advertisement

Ví dụ: nếu người dùng thường xuyên tìm kiếm một cụm từ mà website của bạn không có nhiều nội dung về nó, điều đó có nghĩa là bạn nên thêm nhiều nội dung hơn nữa về chủ đề đó lên website của mình.

Hoặc, nếu người dùng đang tìm kiếm một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, có lẽ điều đó cho thấy rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đó nên được làm nổi bật hơn trên trang chủ hoặc dễ dàng truy cập hơn khi ghé thăm website của bạn.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement