Skip to main content

Tại sao chiến lược thương hiệu lại quan trọng hơn chiến lược kinh doanh

21 Tháng Mười, 2023

Nếu mọi người không biết bạn là ai và bạn đại diện cho điều gì, họ sẽ không bao giờ kinh doanh, mua hàng hay hợp tác với bạn.

Tại sao chiến lược thương hiệu lại quan trọng hơn chiến lược kinh doanh
Tại sao chiến lược thương hiệu lại quan trọng hơn chiến lược kinh doanh

Tại sao bạn nên quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu? Bởi vì ngày nay, mọi người sẽ Google bạn trước khi họ ghé thăm nhà hàng của bạn, mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn, hoặc đầu tư vốn vào các hoạt động kinh doanh của bạn.

Bất kỳ lúc nào bạn tương tác với mọi người – dù cho đó là trực tuyến hay ngoại tuyến – thương hiệu của bạn vẫn sẽ là yếu tố quan trọng nhất.

Chúng ta đã từng sống trong những thời kỳ đơn giản hơn. Những thương hiệu mà hầu hết chúng ta biết đến đều được quản lý bởi các tập đoàn lớn như: IBM, Coca-Cola, BMW.

Advertisement

Nếu bạn muốn xây dựng một doanh nghiệp, có thể bạn đã viết một bản kế hoạch kinh doanh toàn từ toàn diện đến tập trung chi tiết vào các con số như: dòng tiền, doanh thu, chi phí và lợi nhuận.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể thấy, xây dựng thương hiệu từ đầu không nằm trong tầm ngắm của hầu hết các doanh nghiệp, nếu có thì cũng rất ít.

Nếu bạn nghĩ thế giới vẫn đơn giản như nó đã từng, thương hiệu chỉ có vài cái tên lớn, thì bạn đã nhầm. Thế giới hiện tại đã hoàn toàn thay đổi.

Chưa bao giờ bạn có nhiều cơ hội và nên xây dựng thương hiệu như ngày hôm nay, sau đó tận dụng nó để mở rộng kinh doanh, tăng doanh số bán hàng và nâng cao uy tín cũng như lợi nhuận của bạn.

Advertisement

Tuy nhiên, bất chấp những cơ hội to lớn dành cho các doanh nghiệp, nhiều người làm marketing ngày nay vẫn đang tiếp cận các phương pháp cũ, vẫn tập trung vào quảng cáo chứ không phải tương tác với khách hàng mục tiêu.

Ngày nay, khi các nền tảng mạng xã hội đang phát triển đến chóng mặt, một doanh nghiệp có thể bị bỏ lại phía sau nếu không có một bản chiến lược thương hiệu toàn diện.

Bạn cần truyền tải được những gì mà bạn đang đại diện, giá trị mà bạn mang lại cho khách hàng là gì, bạn cần tìm cách để duy trì cuộc trò chuyện và tương tác với khách hàng mục tiêu, nhiều nhất có thể.

Dưới đây là một số nội dung bạn có thể tham khảo khi xây dựng chiến lược thương hiệu của mình.

Advertisement

Những nội dung cần có trong bản kế hoạch hay chiến lược thương hiệu (Brand Plan).

Một kế hoạch thương hiệu được viết tốt sẽ nên tập trung vào chiến thuật, nguồn lực và niềm tin của doanh nghiệp theo hướng họ cần để thương hiệu đạt được mục tiêu của mình.

Kế hoạch thương hiệu đóng vai trò như một chiếc ô mà theo đó các chức năng như marketing, digital, bán hàng (sales) và phát triển sản phẩm (R&D) sẽ được thống nhất thành một khối nhất định.

Kế hoạch sẽ nêu chi tiết những gì mỗi chức năng (nhóm) cần làm để thương hiệu thành công, đồng thời cũng đặt ra các mục tiêu mà khối vận hành và tài chính cần hỗ trợ.

Một kế hoạch thương hiệu thành công nên bắt đầu với một tầm nhìn – là ý tưởng về những gì thương hiệu nên đại diện hoặc tượng trưng. Kế hoạch cũng nên bao gồm một nhiệm vụ – một kế hoạch ‘tấn công’ cụ thể để giúp khởi động hay kích hoạt thương hiệu.

Advertisement

Nội dung tiếp theo của bản kế hoạch chính là các mục tiêu (OKR, KPI), là những điều bạn muốn thương hiệu đạt được, và sau đó là các chiến lược hành động nhằm cung cấp ‘bản đồ đường đi’ để đạt được điều đó.

Một kế hoạch thương hiệu thành công phải xác định được khách hàng mục tiêu, chính là nhóm đối tượng đang cần sự hỗ trợ từ thương hiệu của mình.

Để thuyết phục những nhóm đối tượng này mua sản phẩm, một thương hiệu phải có một thông điệp chính (Brand Message), thông điệp này giải thích tại sao công ty hay sản phẩm của họ có thể làm được những điều mà những người khác (đối thủ) không thể.

Cuối cùng, một kế hoạch thương hiệu nên bao gồm các chiến lược quảng cáo hay truyền thông tích hợp để thu hút người tiêu dùng mục tiêu thực hiện hành động.

Advertisement

Một điều quan trọng nhất bạn nên nhớ là, xây dựng thương hiệu là về cảm xúc, là xây dựng cách khách hàng của bạn cảm nhận về bạn hoặc sản phẩm và dịch của bạn.

Bài học xây dựng thương hiệu từ Elon Musk.

Được biết đến như một thiên tài sáng tạo, Elon Musk đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu mình là một doanh nhân có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu, người luôn sẵn sàng ‘giải cứu’ thế giới bằng cách phát minh ra những sản phẩm và công nghệ tuyệt vời nhất.

Với khách hàng, họ không chỉ ngưỡng mộ khả năng sáng tạo và sự nhạy bén trong kinh doanh của Elon Musk mà còn cả về tư tưởng của ông.

Đối với nhiều người theo dõi Elon Musk, ô tô Tesla là một phần mở rộng gắn liền với yếu tố con người, chính là bản thân ông – nó là những phương tiện ‘của thời đại mới’, đồng thời chống lại sự nóng lên toàn cầu.

Advertisement

Một trong những điều thu hút nhất với người tiêu dùng về Elon Musk là ông luôn chịu trách nhiệm về thương hiệu cá nhân của ông.

Vào năm 2013, khi công ty phải hứng chịu làn sóng dư luận xấu sau khi một số chiếc xe Tesla bốc cháy, Elon Musk đã tự mình viết một bài đăng trên blog nhằm bảo vệ mạnh mẽ sản phẩm của Tesla và coi đó là bản sắc thương hiệu của chính ông.

Người tiêu dùng đã khen ngợi Elon Musk vì sự trung thực và chân thành của ông bằng cách biến Model S của công ty trở thành chiếc xe điện bán chạy nhất thế giới vào năm 2015 và cả 2016.

Như Elon Musk đã chỉ ra, thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc vào tính xác thực, minh bạch và những hành động chân thành. Đặc biệt là từ những người lãnh đạo.

Advertisement

Nếu bạn dành càng nhiều thời gian, nỗ lực và nguồn lực cho kế hoạch thương hiệu của mình, bạn càng có nhiều khả năng tạo ra một thương hiệu tích cực và bền vững, điều này cùng với sự ủng hộ của người tiêu dùng sẽ tác động một cách tích cực đến lợi nhuận của bạn trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Mạng xã hội Threads cập nhật thuật toán mới

24 Tháng Mười Một, 2024
Với thuật toán mới, Threads sẽ hạn chế đề xuất những nội dung từ các tài khoản không theo dõi. Đâ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement

Advertisement