Skip to main content

3 quy tắc lãnh đạo làm thay đổi vận mệnh của Microsoft từ Satya Nadella

21 Tháng Sáu, 2021

Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo tài ba như Satya Nadella, người gần đây đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch kiêm CEO của Microsoft, thì 3 quy tắc lãnh đạo dưới đây rất đáng để bạn tham khảo. 

3 quy tắc lãnh đạo hàng đầu của tân Chủ tịch Microsoft Satya Nadella
Microsoft CEO & Chairman | Satya Nadella

CEO và cũng là tân Chủ tịch của Microsoft Satya Nadella là một trong những nhà lãnh đạo có khả năng chuyển đổi tốt nhất hành tinh.

Kể từ khi lên nắm quyền, ông đã xoay chuyển nhiều tình thế của Microsoft và đưa tập đoàn này lần đầu tiên trở thành doanh nghiệp có giá trị nhất trên thế giới kể từ năm 2002.

Nadella hiểu rằng thành công không phải là chuyện xảy ra trong một sớm một chiều.

Advertisement

Thay vào đó, bạn phải suy nghĩ dài hạn, gieo mầm cho tương lai, bắt đầu đổi mới từ ngay hôm nay trong khi phải xây dựng cho ngày mai.

Điều này có nghĩa là bạn phải suy nghĩ lại mọi thứ trong doanh nghiệp của mình, từ văn hóa và vận hành đến chiến lược và nguồn nhân sự.

Dưới đây là 03 quy tắc hàng đầu của Nadella để chứng minh sự thành công cho doanh nghiệp của bạn trong tương lai.

1. Dẫn dắt bằng văn hoá.

Một nền văn hóa chiến thắng là một nền văn hoá chuyển từ ‘tư duy biết tất cả’ sang ‘tư duy có thể và sẵn sàng học hỏi tất cả’.

Advertisement

Một trong những bước đi táo bạo đầu tiên của Nadella là thay đổi sứ mệnh của Microsoft, từ từ một doanh nghiệp đơn thuần chỉ cung cấp các giải pháp liên quan đến máy tính sang một doanh nghiệp tập trung nhiều hơn vào khách hàng (cá nhân và tổ chức), trao quyền cho họ để có thể đạt được nhiều thành tựu hơn.

Các đội nhóm tại Microsoft được khuyến khích tập trung vào các dự án và luôn xem Microsoft không phải là một công ty 42 năm tuổi mà chỉ là một ‘tổ chức khởi nghiệp’ với đầy những thách thức của mình.

Cách tiếp cận có vẻ mới lạ này thừa nhận rằng việc xem mình là doanh nghiệp bền vững lâu đời có thể dẫn đến nhiều sự lỗi thời khiến bạn không thể sáng tạo với tốc độ và quy mô.

Nadella biết rằng bây giờ hơn bao giờ hết, bạn phải suy nghĩ và hành động như một công ty khởi nghiệp 10.000 người, ngay cả khi bạn đang là một ‘gã khổng lồ’.

Advertisement

2. Hành động phải nhanh – Nhưng suy nghĩ thì nên chậm lại.

Nadella là một nhà lãnh đạo thuộc kiểu tư tưởng dài hạn (long-term thinker), người nắm bắt các xu hướng mới và các tín hiệu thể hiện các điểm yếu của doanh nghiệp từ rất sớm để có thể chuẩn bị và tăng tốc nhanh nhất có thể.

Ông luôn coi trọng việc có thể đưa ra quyết định ở tốc độ cao, nơi mà 80% sự tự tin là đủ để hành động.

Trong một thế giới đầy biến động, bất ổn, phức tạp và cả sự mơ hồ (VUCA), ông hiểu rằng việc chờ đợi chắc chắn đến 100% trước khi đưa ra quyết định là quá chậm.

Kết quả xuất sắc của Microsoft trong năm 2017 cũng đã cho thấy được sức mạnh của quy tắc ‘hành động nhanh và suy nghĩ chậm’.

Advertisement

Đơn cử một ví dụ: Dịch vụ đám mây (Cloud Services) đã chiếm 32% tổng doanh thu của Microsoft, với mức tăng trưởng gấp đôi chỉ trong một năm.

3. Sẵn sàng ‘học hỏi tất cả’ thay vì ‘đã biết tất cả’.

Những năm 2000 là thập kỷ mất mát nhất trong lịch sử của Microsoft, khi mà Microsoft dường như mất hết khách hàng và rơi vào một cuộc khủng hoảng nặng nề.

Một làn sóng cải tiến mới từ Google và App Store cho đến iPhone và máy tính bảng đã làm lu mờ đà tăng trưởng của doanh nghiệp kinh doanh phần mềm máy tính để bàn huyền thoại một thời như Microsoft.

Năm 2014, Nadella trở thành Giám đốc điều hành mới của Microsoft và tuyên bố cuôc chiến mới là sẽ trở thành một doanh nghiệp “học hỏi tất cả” thay vì chỉ là một doanh nghiệp chỉ ‘biết tất cả’.

Advertisement

Với ông lúc bấy giờ, học hỏi, khám phá và thử nghiệm là tiêu chuẩn hàng đầu của Microsoft.

Đối với Nadella, điều này có nghĩa là bạn cần đặt ra ba câu hỏi lớn:

1. Mức độ thành công của chúng ta trong việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới?

2. Mức độ hiệu quả của chúng ta trong việc thích ứng với những thay đổi hoặc gián đoạn (disruptions) mới của thị trường?

Advertisement

3. Văn hóa doanh nghiệp của chúng ta có ‘chào đón’ các rủi ro, học hỏi và thất bại một cách thông minh không?

Trong một thời đại thay đổi không ngừng, bạn tồn tại và phát triển được là nhờ vào khả năng thay đổi và thích ứng nhanh của mình trước những khủng hoảng.

Hãy tham khảo một cách nghiêm túc các quy tắc lãnh đạo trên để có thể có được kết quả gấp 10 lần trong cuộc sống và cả công việc kinh doanh của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

 

Đan Linh | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement