Tái định hình hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng
Chuyển đổi số, sự lên ngôi của video dạng ngắn và nhu cầu giải trí gia tăng của người tiêu dùng là 3 yếu tố sẽ tái định hình hành vi mua sắm trong năm 2021.
Trong bối cảnh thị trường Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều đợt mua sắm lớn, TikTok dự đoán Shoppertainment (tạm dịch: mua sắm kết hợp giải trí) sẽ là xu hướng nửa cuối năm 2021.
Trong báo cáo tổng hợp các yếu tố quan trọng tác động đến hành vi tiêu dùng mùa mua sắm, TikTok cũng nhấn mạnh video dạng ngắn sẽ trở thành công cụ quan trọng, giúp doanh nghiệp tìm kiếm và tương tác với khách hàng.
Tại Việt Nam, mùa mua sắm được coi là cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng, diễn ra vào các dịp cụ thể như 9.9, 10.10, 11.11, 12.12 hay mùa lễ hội cuối năm.
Những dữ liệu và dự đoán xu hướng thị trường trong nghiên cứu của TikTok và các đối tác sẽ giúp thương hiệu bắt đầu lập kế hoạch chiến lược marketing và bán hàng, từ đó kích thích nhu cầu mua sắm của người dùng và tạo được dấu ấn thương hiệu trong dịp Mega Sales sắp tới.
Video dạng ngắn giúp đẩy nhanh quá trình mua hàng.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng như TikTok, video dạng ngắn đã và đang trở thành kênh truyền thông nổi bật nhất để tạo dựng niềm tin và tác động đến hành vi mua sắm của người dùng.
Theo nghiên cứu của Neilsen, 83% người dùng thích xem quảng cáo dưới định dạng video hơn ảnh GIF hoặc văn bản.
Nhờ quá trình chuyển đổi số và sự ưa chuộng của người tiêu dùng, video dạng ngắn đang là định dạng được nhiều thương hiệu lựa chọn để tiếp cận và thu hút khách hàng.
Người tiêu dùng sẵn sàng khám phá thương hiệu mới và đưa ra quyết định mùa hàng ngoài kế hoạch.
Hành vi mua sắm của người dùng đã có sự thay đổi rõ rệt. Họ mua hàng trực tuyến nhiều hơn vì sự tiện lợi và sản phẩm đa dạng.
Thương hiệu nhỏ và mới nên tận dụng những ngày hội mua sắm lớn để đẩy mạnh tiếp thị bởi đây là thời điểm người dùng sẵn sàng khám phá và trải nghiệm nhãn hàng mới.
Dựa trên khảo sát năm 2021 của TikTok được thực hiện vào tháng 3 năm 2021 với hơn 1.800 người dùng Đông Nam Á, 82% cho biết đã mua sản phẩm từ nhãn hàng họ ít khi sử dụng trong các đợt mua sắm lớn.
Đáng chú ý hơn, 55% người dùng đã đưa ra các quyết định mua hàng nằm ngoài kế hoạch. Dữ liệu của TikTok cũng cho thấy trong các đợt Mùa Siêu Mua Sắm, người dùng mua sắm nhiều hơn ở tất cả các danh mục hàng hoá.
Điều này chứng minh Mùa Siêu Mua Sắm chính là cơ hội tốt để thương hiệu tiếp cận khách hàng mới, đặc biệt là khi 67% người dùng cảm thấy vui vẻ hoặc hào hứng khi tham gia ngày hội mua sắm.
Mua sắm kết hợp giải trí: người dùng kỳ vọng nhiều hơn vào trải nghiệm mua sắm thú vị.
Bên cạnh sự chuyển dịch nhanh chóng sang thương mại điện tử, xu hướng Shoppertainment cũng ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể. Dưới tác động của Covid-19, người dùng hạn chế di chuyển và phải trì hoãn nhiều kế hoạch.
Vì vậy, với nhiều người, mua sắm đã trở thành hoạt động giải trí tại nhà. Theo kết quả khảo sát của TikTok, cứ 3 người thì có 1 người nói rằng họ muốn mua sắm và việc mua sắm khiến họ cảm thấy vui vẻ.
Theo nghiên cứu khoa học tiếp thị Tính chân thực của các nền tảng trên toàn cầu được thực hiện bởi Nielsen vào tháng 4 năm 2021, 91% người dùng nhận thấy nội dung trên TikTok độc đáo và khác biệt so với các đối thủ trên thị trường.
Bên cạnh đó, TikTok cũng nhanh chóng trở thành công cụ khám phá ưa chuộng của người dùng. Nội dung trên nền tảng kích thích họ khám phá các thương hiệu và sản phẩm mới một cách tự nhiên, thậm chí đưa ra các quyết định mua hàng không được lên kế hoạch từ trước.
Một nửa người dùng TikTok thừa nhận họ đã khám phá sản phẩm hoặc thương hiệu mới khi đang sử dụng nền tảng, và 89% đã mua hàng ngoài kế hoạch sau khi xem video trên TikTok. Đây cũng là con số cao nhất trong tất cả các nền tảng mạng xã hội hiện có.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hà Anh | MarketingTrips