Skip to main content

3 cách để tránh sự trầm trọng của các thất bại trong khởi nghiệp

29 Tháng Bảy, 2021

Câu hỏi dễ trả lời nhất đối với những người có tinh thần kinh doanh tăng trưởng cao là: Tại sao rất nhiều công ty khởi nghiệp thất bại?

Tại sao có rất nhiều doanh nhân đầy quyết tâm – những nhà đổi mới, những người sẵn sàng mạo hiểm thời gian, danh tiếng và tiền bạc để xây dựng một doanh nghiệp dựa trên công nghệ – nhưng lại không giải quyết được các vấn đề thị trường để tạo ra doanh số?

Lý do thì rất nhiều – thẳng thừng và đa sắc thái. Nó có thể là công ty đã đốt hết tiền mặt của mình trước khi đạt được các mốc quan trọng dẫn đến điểm hòa vốn và có được doanh thu bổ sung. Đôi khi là từ sự cạnh tranh, hoặc suy thoái kinh tế hoặc một sự kiện thiên nga đen (hãy nghĩ về đại dịch) ập đến.

Advertisement

Hoặc cũng có thể là, những nhà sáng lập các công ty khởi nghiệp đã không thực hiện đúng công việc xác thực khách hàng và thị trường mục tiêu trước khi họ xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình.

Kể từ năm 2014, CB Insights đã thu thập những thông tin đầu tiên về những thất bại của startup từ hàng trăm nhà sáng lập và nhà đầu tư khác nhau.

Lý do số 1 cho sự thất bại là: Không có nhu cầu từ thị trường.

Tất cả các loại hình và quy mô của các công ty khởi nghiệp đều thừa nhận đã phạm phải sai lầm này, từ các dự án nhỏ đến các công ty kỳ lân.

Advertisement

Lý do số 2 cho sự thất bại là: Công ty đã “đốt” hết tiền.

Để đạt được sự phù hợp giữa sản phẩm và thị trường không phải là điều dễ dàng, nhưng rõ ràng là ngành của chúng ta đã có thể làm tốt hơn chúng ta.

Dưới đây là ba ý tưởng để giúp các doanh nhân biến việc xác thực thị trường và khách hàng mục tiêu thành điểm khởi đầu cho công việc kinh doanh mới của họ.

1. Thay đổi tư duy và tâm trí của bạn.

Ngừng suy nghĩ về sản phẩm của bạn và không ngừng tập trung vào nỗi đau của khách hàng. Bỏ các định kiến ​​về những gì thị trường “thực sự cần” và tìm kiếm những vấn đề mà thị trường đang gặp phải.

Advertisement

Mục tiêu là tìm ra đủ bằng chứng về một vấn đề đủ phổ biến, và hầu hết mọi người trong ngành mục tiêu của bạn đều nhận ra nó.

Bạn không nên tìm kiếm những vấn đề thú vị để giải quyết. Hãy tìm kiếm những vấn đề không thể biến mất trên thị trường. Đừng hỏi bạn bè và gia đình để xác thực nó. Vì họ có thể luôn luôn động viên bạn bằng việc thừa nhận ‘bạn luôn luôn đúng’.

Thay vì cố gắng để chứng minh các giả định của bạn, hãy bắt đầu tìm ra những bằng chứng về việc các giả định của bạn đang sai ở đâu.

Ý tưởng thất bại hoặc nếu bạn không có ý tưởng nào có nghĩa là bạn chưa tìm hiểu kỹ – hãy lập kế hoạch để thực hiện điều này nhiều lần.

Advertisement

Tiếp tục khám phá cho đến khi bạn tìm thấy sản phẩm phù hợp với thị trường hoặc tìm ra hết các lựa chọn. Việc thất bại sau một giả định trong kinh doanh sẽ giúp các doanh nhân nghĩ ra nhiều ý tưởng mới hơn.

2. Làm cho khách hàng trở thành một phần của đội nhóm xác thực của bạn.

Tìm hiểu mọi thứ có thể về khách hàng mục tiêu của bạn và Khách hàng sẽ cho một người nghe quan tâm nhất biết vấn đề của họ là gì.

Nói chuyện với những người đang sử dụng các giải pháp cạnh tranh hoặc thay thế. Hỏi họ những gì họ thích và những gì họ không thích. Khám phá những rào cản để thay đổi.

Khách hàng không mua công nghệ. Họ mua các sản phẩm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền hoặc tăng doanh thu.

Advertisement

Khách hàng sẽ rất hạnh phúc khi cung cấp cho một doanh nhân luôn trong chế độ học hỏi quan điểm của họ về các đề xuất giá trị của việc giải quyết những vấn đề đó.

Thu thập các phản hồi trung thực của khách hàng là cách duy nhất để tạo ra các giải pháp mà mọi người sẽ mua. Đó nên là trọng tâm của kế hoạch kinh doanh của bạn.

Không gì có thể thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư bằng các bằng chứng rằng một doanh nghiệp đã liên tục gặp gỡ và lắng nghe khách hàng của họ.

3. Tận dụng các dữ liệu bên ngoài.

Không tốn quá nhiều tiền hoặc tài nguyên để mua một vài bản khảo sát từ các công ty chuyên về nghiên cứu thị trường. Hãy gặp gỡ các nhà cố vấn để hiểu rõ hơn về thị trường mà công ty của bạn đang cố gắng phục vụ.

Advertisement

Tìm kiếm trên internet các website với thiều thông tin và sự kiện của ngành – tải xuống các bản báo cáo và những nội dung quan trọng cần thiết. Khai thác các cuộc khảo sát và báo cáo miễn phí từ các tổ chức phi lợi nhuận.

Mở rộng nguồn lực của bạn với các mối quan hệ đối tác chiến lược – từ các doanh nghiệp quan trọng trong chuỗi cung ứng đến thông tin từ các đối thủ cạnh tranh. Theo dõi các chương trình marketing của họ khi họ cũng đang phục vụ các thị trường và khách hàng giống như bạn.

Ngay từ ngày đầu thành lập công ty của bạn, hãy tạo ra một cách dễ dàng nào đó để thu thập và sắp xếp các thông tin bạn có được về khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh.

Không quan trọng bạn có nguồn lực tài chính mạnh như thế nào – công nghệ tiên tiến ra sao, điều quan trọng nhất cho sự thành công của một công ty khởi nghiệp là sự phù hợp với thị trường bằng các sản phẩm đã được xác thực nghiêm ngặt.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | Theo Entrepreneur

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement