Skip to main content

Marketer nên làm gì khi hướng tới một thế giới quảng cáo tập trung vào quyền riêng tư

13 Tháng Chín, 2021

Có thể nhiều người làm marketing hay các nhà quảng cáo cho rằng có một xung đột cố hữu giữa quyền riêng tư và hiệu suất; giữa sở thích của khách hàng và mong muốn được nhấp chuột của nhà quảng cáo. Nhưng sự thật có thể không giống như cách bạn đang nghĩ.

Một nghiên cứu trên 7.200 người dùng do Google uỷ quyền cho Ipsos thực hiện, cho thấy rằng, khi được thực hiện đúng cách, digital marketing có thể vừa tôn trọng quyền riêng tư về dữ liệu vừa mang lại giá trị cho thương hiệu và khách hàng của mình.

Google nhận thấy rằng mọi người rất vui khi cung cấp những thông tin cá nhân cho các doanh nghiệp hay thương hiệu mà họ tin tưởng, miễn là họ biết thông tin đó sẽ được sử dụng như thế nào và họ sẽ nhận được gì.

Advertisement

Nhưng thật không may, nhiều thương hiệu đã không thể đáp ứng được kỳ vọng cơ bản này của mọi người và khiến họ ngày càng nghi ngờ khi cung cấp dữ liệu cho các thương hiệu.

Để xây dựng lòng tin của khách hàng, các thương hiệu nên tập trung vào việc đáp ứng vượt quá mong đợi thay vì chỉ đáp ứng đủ các yêu cầu cơ bản.

Những thương hiệu có thể vượt qua sự mong đợi sẽ giành được những lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với những thương hiệu vốn coi nhẹ quyền riêng tư.

Những thương hiệu không dành sự quan tâm xứng đáng cho quyền riêng tư sẽ có nguy cơ đánh mất lòng tin và sự tôn trọng từ phía khách hàng.

Advertisement

Sau nghiên cứu, dưới đây là 3 hành động chính mà các nhà tiếp thị nên làm để đảm bảo hoạt động marketing của họ vừa an toàn về quyền riêng tư vừa hiệu quả về mặt hiệu suất:

1. Marketing cần mang lại nhiều ý nghĩa hơn. 

Trong tâm trí của người tiêu dùng, kỳ vọng của họ vào các hoạt động marketing là rất cao.

Nhìn chung, từ nghiên cứu, Google thấy rằng mọi người cuối cùng ai cũng đều muốn có những trải nghiệm mà họ cảm thấy có giá trị với tư cách là cá nhân.

Người tiêu dùng cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ dữ liệu của họ nếu họ hiểu những gì mà họ có thể nhận được trong chiều ngược lại.

Advertisement

Thái độ của mọi người đối với quyền riêng tư trực tuyến vốn thay đổi dựa trên các giá trị nhận thức của họ về một quảng cáo.

Giá trị ở đây có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản, mọi người thấy quảng cáo có giá trị khi chúng được điều chỉnh sao cho phù hợp với sở thích cá nhân, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí và xuất hiện trước họ vào đúng thời điểm.

Tất cả những điều này góp phần tạo ra một quảng cáo có ý nghĩa đối với khách hàng.

Thời gian và bối cảnh (context) là hai yếu tố rất quan trọng trong quảng cáo. Mọi người càng gần với các quyết định mua hàng trong hành trình mua hàng, thì họ càng có nhiều khả năng coi các quảng cáo được tối ưu với họ là có ý nghĩa và những trải nghiệm về cảm xúc khi đó sẽ mang nhiều ý nghĩa tích cực hơn.

Advertisement

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các hoạt động marketing mang tính giáo dục hoặc giải trí cũng được coi là có giá trị và có ý nghĩa trong một số trường hợp nhất định.

Khi bạn hiểu khách hàng của mình, bạn có thể thu hút họ bằng cách marketing tới họ theo những cách mang lại giá trị để từ đó bạn có thể thúc đẩy nhiều hiệu suất hơn.

Chìa khóa thành công dành cho bạn nằm ở việc sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất – một trong những điểm nổi bật của bất kỳ doanh nghiệp nào lớn mạnh về mặt kỹ thuật số.

2. Marketing cần khiến khách hàng dễ nhớ hơn.

Để marketing được coi là có trách nhiệm, mọi người dùng cần ghi nhớ việc chia sẻ những thông tin của họ với các thương hiệu.

Advertisement

Họ sẽ muốn ghi nhớ việc chia sẻ nó một cách chủ động và tự nguyện, đồng thời không muốn nhận các cuộc gọi, tin nhắn văn bản hoặc email mà chưa có sự đồng ý của họ.

Khả năng tiếp cận không được mong đợi (Unexpected outreach) ​​là một yếu tố góp phần làm mất lòng tin của người dùng đối với các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số.

68% những người tham gia nghiên cứu của Google cho biết họ cảm thấy hoài nghi về cách các thương hiệu sử dụng dữ liệu của họ trong marketing.

Tính minh bạch (Transparency) là yếu tố quan trọng tiếp theo để xây dựng lòng tin. Mọi người thích mua hàng từ các doanh nghiệp có thông tin rõ ràng, cởi mở và trung thực về dữ liệu cá nhân mà họ thu thập.

Advertisement

Cứ 10 người trưởng thành thì có 8 người tin rằng các doanh nghiệp nên cung cấp chi tiết hơn về những dữ liệu mà họ thu thập được từ những người truy cập vào website của họ.

Các thương hiệu có trách nhiệm có thể đáp ứng những nhu cầu này của người dùng bằng cách đảm bảo họ sử dụng các ngôn ngữ dễ hiểu (phi kỹ thuật), cung cấp các thông tin trong các ngữ cảnh phù hợp và tránh các chính sách bảo mật dài dòng.

Khi khách hàng hiểu rõ về cách thức và lý do dữ liệu của họ được thu thập và có thể nhớ lại việc họ chấp thuận yêu cầu đó, thông điệp của thương hiệu sẽ trở nên hiệu quả hơn.

Khi cần thiết, các thương hiệu cũng nên trấn an khách hàng của họ bằng những lời nhắc nhở về thời điểm và cách thức họ đã đưa ra sự đồng ý.

Advertisement

3. Marketing cần tạo điều kiện để khách hàng có thể kiểm soát được dữ liệu.

Nghiên cứu của Google cho thấy hầu hết mọi người cảm thấy họ thiếu quyền kiểm soát đối với những dữ liệu của chính họ. 80% mọi người lo ngại về khả năng những thông tin cá nhân của họ được sử dụng sai mục đích.

Mọi người muốn giữ quyền sở hữu thông tin của họ và họ muốn cảm thấy mình có quyền kiểm soát. Khách hàng phải có thể xem xét và quản lý cách dữ liệu của họ được sử dụng, chẳng hạn như từ chối hoặc quản lý tần suất tiếp nhận các hoạt động marketing.

Mọi người có khả năng phản ứng tích cực với quảng cáo cao hơn gấp 3 lần khi họ cảm thấy họ có quyền kiểm soát về cách các dữ liệu của họ được sử dụng. Mọi người cảm thấy được trao quyền khi họ có được cảm giác này.

Đối với một số người, điều này cũng có nghĩa là thương hiệu nên tạo ra các trải nghiệm marketing phù hợp hơn với nhu cầu cá nhân của họ – các thương hiệu nên xây dựng những mối quan hệ lâu dài giúp mang lại giá trị cho cả hai bên.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Mạng xã hội Threads cập nhật thuật toán mới

24 Tháng Mười Một, 2024
Với thuật toán mới, Threads sẽ hạn chế đề xuất những nội dung từ các tài khoản không theo dõi. Đâ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement