Skip to main content

Mức lương của người làm Marketing thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào

31 Tháng Mười, 2021

Khi nói đến mức lương của người làm marketing, có thể cùng một vị trí nhưng lại có các mức lương rất khác nhau, vậy đâu là những lý do tạo nên sự khác biệt này.

Mức lương của người làm Marketing thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào
Mức lương của người làm Marketing thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào. Photo Source: Forbes

Theo ghi nhận của MarketingTrips, dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của marketer và điều khiến cho việc các marketer tuy có cùng số năm kinh nghiệm và vị trí nhưng mức lương hay thu nhập lại rất khác nhau.

Những yếu tố ảnh hưởng đến mức lương hay thu nhập của người làm marketing.

Yếu tố đầu tiên và cũng thường là điểm được cân nhắc nhiều nhất đối với những nhà tuyển dụng đó là kinh nghiệm làm việc của ứng viên.

Kinh nghiệm ở đây thường không xem xét nhiều đến số năm làm việc của ứng viên mà thay vào đó liên quan nhiều hơn đến các công việc cụ thể mà ứng viên từng triển khai.

Advertisement

Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí Content Marketing (tổng hợp) chẳng hạn, thì việc bạn từng đảm nhận vai trò đó ở các doanh nghiệp trước đây 3 hay 4 năm không quan trọng bằng việc mức độ đa dạng của các công việc mà bạn từng làm.

Ví dụ bạn từng phát triển nội dung cho website (blogs), phát triển nội dung cho các nền tảng mạng xã hội, phát triển nội dung PR, viết bài quảng cáo, am hiểu nội dung cho SEO, viết thông báo báo chí, nội dung cho các video…cùng nhiều các công cụ hỗ trợ khác như chỉnh sửa ảnh, chỉnh sửa video.

Việc bạn làm và trải nghiệm càng nhiều, tức mức độ đa dạng của các công việc thường tỉ lệ thuận với mức lương hay thu nhập mà bạn nhận được.

Yếu tố tiếp theo đó là những thành tích trong quá khứ của bản thân. Có thể ở các công ty trước bạn rất cố gắng, bạn làm rất nhiều, nhưng những sự nỗ lực đó có mang lại hiệu quả cho công ty không mới là yếu tố quyết định cuối cùng.

Advertisement

Khái niệm hiệu quả ở đây có thể được chia thành hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp. Hiệu quả trực tiếp là những công việc của bạn đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số, như lượng khách hàng tiềm năng hay lượng đơn hàng…và hiệu quả gián tiếp liên quan đến những chỉ số có thể gián tiếp thúc đẩy doanh số.

Cũng là ví dụ liên quan đến vị trí Content Marketing ở trên, hiệu quả trực tiếp là nội dung của bạn giúp doanh nghiệp có thêm được khách hàng tiềm năng (Lead) hay các chuyển đổi bán hàng trực tiếp (conversion). Còn hiệu quả gián tiếp là lượng người tương tác (like, share, comment) hay xem (view) bài viết của bạn.

Bạn càng tạo ra nhiều hiệu quả trực tiếp đến doanh số của doanh nghiệp thì mức lương hay thu nhập của bạn càng cao.

Yếu tố quan trọng thứ ba là độ lớn của những kết quả hay thành tích mà một marketer tạo ra (chủ yếu liên quan đến lượng khách hàng và doanh số).

Advertisement

Có thể trong quá khứ, bạn làm rất tốt, tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng cũng như mức tăng trưởng doanh số rất ấn tượng (Vì marketing và sales là 2 bộ phận trực tiếp ảnh hưởng đến doanh số nên mức độ trách nhiệm hay tỉ lệ đóng góp thường cao hơn so với các bộ phận khác như kế toán hay tài chính, trừ một số ngành nghề khi mà marketing không ảnh hưởng nhiều).

Nhưng con số cụ thể mà bạn tạo ra lại là yếu tố quyết định tất cả. Có thể bạn giúp doanh nghiệp tăng trưởng 300% lượng khách hàng tiềm năng và 100% doanh số bán hàng, tuy nhiên nếu doanh số cuối cùng mà doanh nghiệp có được chỉ là 1 tỷ chẳng hạn thì mức thu nhập mà bạn có được có thể thấp hơn so với việc bạn chỉ cần giúp công ty tăng trưởng 10% doanh số nhưng con số mang về là 5 tỷ.

Một cách khác để bạn có thể tự liên hệ đến điều này đó là độ khó của các nhiệm vụ, mục tiêu hay công việc bạn đang phụ trách. Bạn càng thực hiện các mục tiêu khó (lớn) thì giá trị đóng góp của bạn càng cao.

Nói chung, bạn càng mang về (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhiều doanh số thì mức lương hay thu nhập của bạn càng lớn.

Advertisement

Liên quan đến điều này, không ít các nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn về mức doanh số (mặc dù trong một số trường hợp nhà tuyển dụng vì yếu tố bảo mật nên họ sẽ không hỏi trực tiếp nhưng họ có thể hỏi những thông tin liên quan để dự báo) mà công ty cũ bạn có được hay mức doanh số mà bạn hay đội nhóm của bạn có thể tác động đến.

Yếu tố cuối cùng, ngoài những yếu tố trên (chủ yếu áp dụng cho các công ty khởi nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mà các marketer có nhiều sức ảnh hưởng trực tiếp hay quyền ra quyết định hơn) thì còn một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến mức lương hay thu nhập của các marketer (thường áp dụng ở các doanh nghiệp khá lớn hay các công ty đa quốc gia (Global/MNCs).

Về cơ bản đối với các doanh nghiệp lớn, khi mà mọi hệ thống, quy trình, khách hàng, trị trường hầu như đã đi vào ổn định (thậm chí là bão hoà), thì vai trò của từng cá nhân, không chỉ là marketer mà còn với các thành viên ở các bộ phận khác hầu như không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến sự phát triển nói chung của doanh nghiệp đó.

(đây cũng là sự khác biệt về sức ảnh hưởng của môt marketer hay cá nhân trong các doanh nghiệp nhỏ và lớn trừ khi các công ty lớn đang “khởi nghiệp một lần nữa”).

Advertisement

Khi này, thường thì mức lương của các vị trí đã có chính sách sẵn (quota) trừ một số trường hợp đặc biệt như bạn đang đảm nhận một vai trò chưa từng có trước đây hay đang phụ trách phát triển một dự án mới.

Bởi vì về cơ bản hạn ngạch lương của bạn đã có sẵn (bỏ qua những yếu tố khác đã nêu, các doanh nghiệp càng có cùng mức quy mô và doanh số thì mức lương cho các vị trí tương ứng càng giống nhau) thì mức nên vấn đề của các nhà tuyển dụng thường không nằm nhiều ở việc deal lương mà là tìm được ứng viên phù hợp.

Nếu bạn đã từng làm ở Unilever chẳng hạn thì bạn sẽ là ứng viên vô cùng tiềm năng ở P&G và ngược lại.

Tại sao cùng một số năm kinh nghiệm và trị trí nhưng mức lương lại khác nhau?

Nhiều bạn thắc mắc rằng, tại sao giữa 2 người, rõ ràng là họ cùng số năm kinh nghiệm làm việc, cùng vị trí là Digital Manager chẳng hạn, nhưng mức lương của họ lại rất khác nhau, thậm chí là chênh lệch rất nhiều ở 2 công ty khác nhau.

Advertisement

Bỏ qua những yếu tố liên quan đến khả năng ‘deal lương’ khi phỏng vấn, vì cơ bản điều này (nếu có) chỉ có thể đảm bảo bạn nhận được một mức thu nhập tốt hơn trong ngắn hạn, sau khi làm việc thực tế, nếu bạn không chứng minh được những giá trị mà bạn có thể tạo ra thì điều này không những không có lợi mà còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần và con đường thăng tiến của chính bạn.

Theo các phân tích ở trên, dưới đây là những yếu tố giải thích vì sao 2 người cùng kinh nghiệm và vị trí nhưng mức lương hay thu nhập khác nhau.

  • Khối lượng công việc (task, goal, KPIs, OKRs…) phải hoàn thành là khác nhau.
  • Mức độ đóng góp (trực tiếp và gián tiếp) đến doanh số hay sự phát triển của doanh nghiệp là khác nhau.
  • Chế độ đãi ngộ nhân viên (có sẵn) của mỗi doanh nghiệp là khác nhau.
  • Mức doanh số của các doanh nghiệp là khác nhau (mặc dù không phải tất cả công ty lớn đều có mức lương hay thu nhập tốt hơn các công ty nhỏ).
  • Định hướng chiến lược hay tầm nhìn của các doanh nghiệp khác nhau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các siêu ứng dụng có thể không còn là lợi thế của các nền tảng

22 Tháng Mười Một, 2024
Câu chuyện về siêu ứng dụng tại Đông Nam Á từng là giấc mơ của nhiều startup công nghệ. Với 17 tỷ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement