Skip to main content

Năm 2022, bạn có thể làm gì trong vũ trụ ảo Metaverse

18 Tháng Hai, 2022

Thời gian gần đây, nhiều ‘ông lớn’ đang ra sức đổ tiền cho Metaverse – khái niệm ám chỉ một vũ trụ tập hợp nhiều thế giới ảo khác nhau.

Năm 2022, bạn có thể làm gì trong vũ trụ ảo metaverse

Nhưng metaverse không chỉ góp phần tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp mà còn đem đến cho người dùng cơ hội trải nghiệm những điều mới lạ.

Xây nhà, khám phá và vui chơi.

Các game thủ có lẽ không còn xa lạ với việc “sống” trong thế giới ảo qua những game như Minecraft, Roblox, cho đến Decentraland hay The Sandbox.

Advertisement

Qua những game này, người chơi có thể tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn như xây nhà, du lịch, mua sắm, đến khu trò chơi, gặp gỡ bạn bè và tham dự những lễ hội âm nhạc.

Nhưng nếu những game trước đây chỉ là những thế giới ảo khép kín, thì metaverse hướng đến một vũ trụ game thống nhất, khi đó người chơi Decentraland có thể tự do trao đổi vật phẩm với các game thủ của The Sandbox mà không gặp bất kỳ rào cản nào.

Làm việc.

Theo Forbes, đi làm trong metaverse là một ý tưởng thoạt nghe khá lạ lùng nhưng có thể trở thành xu hướng mới trong tương lai.

Khi hình thức làm việc từ xa ngày càng phổ biến, nhân viên văn phòng sẽ không cần phải di chuyển nhiều mà vẫn có thể gặp gỡ đồng nghiệp trong một văn phòng ảo được tạo sẵn.

Advertisement

Với tham vọng dẫn đầu xu hướng làm việc trên metaverse, công ty Meta của CEO Mark Zuckerberg hiện đang giới thiệu dịch vụ Horizon Workroom, sử dụng kính Oculus để tham gia các phòng họp ảo.

Nhờ công nghệ dò vị trí ảo (virtual tracking technology), bạn có thể mang cả bàn làm việc và bàn phím ngoài đời thật vào vị trí tương thích trên văn phòng ảo.

Học tập.

Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy hình thức học trực tuyến, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh giảng dạy, trao đổi, làm bài tập qua các phần mềm gọi video như Zoom, Google Meet mà không cần đến lớp.

Advertisement

Nhưng hình thức gọi video có nhược điểm là chưa mang lại trải nghiệm học tập trực quan cho học sinh, dễ dẫn đến tình trạng xao nhãng trong những giờ học online.

Phòng học ảo trên metaverse có thể khắc phục nhược điểm này nhờ kết hợp với công nghệ VR cho phép tương tác với các vật thể ảo nhằm nâng cao trải nghiệm của học sinh và giúp giảng viên truyền đạt ý tưởng dễ dàng hơn.

Nhiều trường ở Mỹ, chẳng hạn Học viện Optima bang Florida vừa thông báo ý định thành lập trường học ảo vào đầu năm nay, trang bị kính Oculus cho học sinh và tạo điều kiện cho các em tự chọn các khóa học tham quan các địa điểm có sẵn trên metaverse như ghé thăm Nhà Trắng trong tiết lịch sử, hoặc khám phá các hành tinh 3D trong tiết thiên văn.

Kết hôn, sinh nhật, tiệc tùng… trên metaverse.

Nhiều chuyên gia nhận định metaverse sẽ là cơ hội cho ngành tổ chức sự kiện vực dậy sau thời gian dài lao đao vì chịu tác động của dịch bệnh.

Advertisement

Trang Skywell Software phân tích, một doanh nghiệp muốn tổ chức sự kiện trên metaverse sẽ không bị giới hạn về không gian và số lượng người tham gia, như Epic Games từng tổ chức buổi hòa nhạc cho phép hàng triệu người đến xem rapper Travis Scott biểu diễn trực tiếp ngay trong game Fortnite.

Mặt khác, những người tham gia metaverse cũng có thể tổ chức các sự kiện quy mô nhỏ cho riêng mình như kết hôn, sinh nhật và thiết kế không gian theo sở thích cá nhân mà không phải lo về chi phí.

Chẳng hạn, nếu có ý định chủ trì hội nghị thiên văn học, bạn có thể mạnh dạn chọn địa điểm là… mặt trăng hay một hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời.

Còn muốn tổ chức họp fan Harry Potter? Bạn có thể “book” ngay nơi tổ chức là ngôi trường Hogwarts tọa lạc trên… metaverse.

Advertisement

Đầu tư vào đất ảo, NFT.

Nhắc đến metaverse, ta không thể bỏ qua tiềm năng hái ra tiền khổng lồ của vũ trụ ảo với đủ loại hình đầu tư như bất động sản số, tiền mã hóa, NFT… Không ít người quyết định tham gia metaverse để sở hữu những mảnh đất, vật phẩm “ảo” nhưng mang lại giá trị “thật”.

Chính vì thế mà có những công ty bất động sản như Metaverse Property, chuyên cung cấp cho người dùng dịch vụ tư vấn mua đất trong những nền tảng thực tế ảo.

Bên cạnh đó, các game play-to-earn (chơi để kiếm tiền) chạy trên blockchain đang được xem là một phần của metaverse, như game The Sandbox có hẳn loại “tiền tệ” riêng gọi là SAND token, người chơi kiếm token bằng cách sở hữu, săn lùng các vật phẩm như đất đai, nhà cửa… hoặc tự tạo ra vật phẩm bằng phần mềm VoxEdit để đăng bán trên khu chợ số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Giang Nguyễn

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các siêu ứng dụng có thể không còn là lợi thế của các nền tảng

22 Tháng Mười Một, 2024
Câu chuyện về siêu ứng dụng tại Đông Nam Á từng là giấc mơ của nhiều startup công nghệ. Với 17 tỷ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement