Đòn bẩy thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng ngay trong đại dịch
Samsung, Tefal, vivo, Bobby và nhiều doanh nghiệp đều nỗ lực tham gia vào chiến dịch dành cho các thương hiệu chính hãng, với những giải pháp xây dựng riêng cho từng nhãn hàng.
Năm 2021 với những tác động mạnh của đại dịch khiến nhiều thương hiệu phải thay đổi chiến lược kinh doanh để duy trì phát triển, kể cả doanh nghiệp sớm mở rộng kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) từ trước.
Với sự cạnh tranh ngày càng cao, nhiều “ông lớn” không chỉ kinh doanh online đơn thuần mà đầu tư mạnh cho những chiến dịch kết hợp đa dạng giải pháp mua sắm, giải trí nhằm tiếp cận người dùng trên TMĐT.
Nổi bật trong đó, các thương hiệu tập trung nguồn lực và đầu tư mạnh cho chiến dịch Super Brand Day (Ngày siêu thương hiệu) trên Lazada, nhằm làm mới nhãn hàng cũng như tiếp cận người dùng trong giai đoạn thử thách.
“Ngày siêu thương hiệu” được phối hợp tổ chức bởi các nhãn hàng và Lazada, mang đến ưu đãi độc quyền dành cho người dùng trong 24 giờ cùng loạt hoạt động mua sắm kết hợp giải trí đặc sắc.
Chiến lược này tiếp cận trúng tâm lý và nhu cầu người dùng, đồng thời được đánh giá như một trong những bệ phóng quan trọng để doanh nghiệp phát triển trên nền tảng trực tuyến.
Khi những “ông lớn” gặp sóng to.
Dù không phải lần đầu làm quen TMĐT, song không ít doanh nghiệp bỡ ngỡ bởi quá trình chuyển đổi trong thời gian ngắn với nhiều khác biệt tạo ra thử thách lớn.
Ông Harvendra Singh, Giám đốc bộ phận Thương mại điện tử Samsung Việt Nam, cho rằng cách doanh nghiệp này vận hành tại Việt Nam năm 2021 phải thay đổi bởi bối cảnh dịch bệnh cũng như sự chuyển dịch trong hành vi tiêu dùng.
Vị giám đốc nhận định có 2 nhóm khách hàng chịu ảnh hưởng từ cơn sóng dịch bệnh. Nhóm đầu chịu tác động về kinh tế, thu nhập giảm.
Nhóm hai có thu nhập tăng nhờ tích lũy, tiết kiệm do không thể ra ngoài chi tiêu trong khi nguồn ngân sách chính không chịu nhiều ảnh hưởng.
“Thực tế tạo ra thách thức buộc chúng tôi tái định vị thương hiệu, đảm bảo luôn hiện diện trước mắt khách hàng, cả nhóm thu nhập thấp lẫn phân khúc trung và cao cấp”, ông Harvendra Singh nhấn mạnh.
Ông Phillip Lim, Giám đốc Thương mại Groupe Seb Vietnam (Tefal), nhớ lại vào thời điểm áp dụng chỉ thị giãn cách, bài toán vận hành logistics (hậu cần), vận chuyển khó tìm lời giải. Doanh nghiệp loay hoay tìm cách giao hàng đến tay người dùng trong thời gian sớm nhất. Thế nhưng, một số trường hợp vận chuyển đứt gãy vì không đủ shipper, đơn hàng giao kéo dài 3 tuần, thậm chí cả tháng.
Khâu tiếp cận khách hàng trên kênh bán mới, quá trình vận hành logistics, bài toán đảm bảo hàng giao đến tay người dùng trong thời gian ngắn nhất trở thành rào cản ngăn bước nhiều doanh nghiệp.
Đó là lý do đa phần doanh nghiệp đều nhìn thấy nhu cầu thị trường, hành vi mua sắm online tăng mạnh nhưng không phải ai cũng tận dụng được cơ hội này.
Đứng trước sóng lớn, cả Samsung và Tefal chọn cách đẩy mạnh nguồn lực kinh doanh trên sàn TMĐT uy tín, có tiềm lực mạnh.
Đại diện Tefal khẳng định điểm sáng duy nhất trong bối cảnh dịch Covid-19 căng thẳng là sự tăng trưởng của nhãn hàng trên các nền tảng online, đặc biệt tại Lazada.
Trong khi đó, Samsung vốn có nhiều kinh nghiệm bán hàng online và hợp tác Lazada cũng tiếp tục triển khai nhiều mô hình chương trình cùng nền tảng TMĐT này, với khoảng giá khác nhau, từ đó tiếp cận đa dạng phân khúc hơn.
“Tăng nhận diện với người dùng online là thách thức lớn nhất và cũng là lý do chúng tôi tiếp tục hợp tác Lazada để tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu”, giám đốc bộ phận thương mại điện tử của Samsung Việt Nam khẳng định.
Với thế mạnh về công nghệ và cơ sở hạ tầng logistics, Lazada trở thành cầu nối đảm bảo sản phẩm đến tay người dùng cả trong giai đoạn đứt gãy chuỗi cung ứng, vận chuyển khó khăn. Nhờ đó, không ít doanh nghiệp, nhà bán hàng duy trì hoạt động.
Nhưng không chỉ có thế, nền tảng này mang đến những giải pháp “thức thời”, đặc biệt là chiến dịch “Ngày siêu thương hiệu”. Chương trình thể hiện cam kết song hành phát triển bền vững cùng các doanh nghiệp trên Lazada, giúp thương hiệu lội ngược dòng về doanh thu và mở rộng tệp khách hàng trong thời gian khó khăn.
Những cú “twist” giữa đại dịch.
Là một trong những thương hiệu đầu tiên thực hiện ”Ngày siêu thương hiệu” cùng Lazada, đại diện Samsung cho biết chương trình luôn nằm trong kế hoạch chủ chốt của nhãn hàng.
Quyết định gắn bó này không khiến doanh nghiệp thất vọng khi mang về kết quả đáng nể với doanh thu trên Lazada tăng 4 lần trong thời gian diễn ra chiến dịch.
Ông Harvendra Singh chỉ ra ba yếu tố làm nên thành công trong 24 giờ sale của “Ngày siêu thương hiệu” gồm: Vị trí hiển thị, ưu đãi và chiến lược marketing.
Vị giám đốc lý giải Lazada đề xuất những giải pháp affiliate (tiếp thị liên kết) và on-site (quảng bá nội sàn) phù hợp giúp thúc đẩy kinh doanh phát triển.
Đại diện Tefal cũng bày tỏ tự hào với lượng theo dõi gian hàng trên Lazada tăng 42.000 người trong một ngày diễn ra “Ngày siêu thương hiệu”.
Không chỉ tác động đến doanh thu, chiến dịch là cơ hội cho doanh nghiệp mang sản phẩm cải tiến, cao cấp đến tay người dùng mới một cách dễ dàng.
Trong đó, Tefal giới thiệu đồ dùng nhà bếp, dụng cụ nấu ăn sản xuất tại Pháp với lớp phủ titan chống dính, chống chầy giúp việc ở nhà thời dịch trở nên nhàn rỗi và thú vị hơn.
Sản phẩm chất lượng kết hợp các hoạt động mua sắm sôi nổi, ưu đãi độc quyền dành cho người tiêu dùng trong “Ngày siêu thương hiệu” được ông Phillip Lim khẳng định chính là “chìa khóa” tạo thành tích kinh doanh khả quan cho doanh nghiệp.
Ngoài Samsung hay Tefal, nhiều “ông lớn” khác đồng thời nhận ra lợi thế lẫn sức hút của ”Ngày siêu thương hiệu”, trong đó có vivo và Bobby.
Không khó để lý giải dấu ấn của “Ngày siêu thương hiệu” khi nhìn vào con số mà các thương hiệu cán mốc. Đơn cử trong một ngày diễn ra chương trình, Bobby tăng trưởng doanh thu 800% so với ngày thường.
Ông Satoru Hoshino, Giám đốc kênh Bán hàng hiện đại Unicharm Việt Nam, cho biết kết quả này giúp Bobby đạt vị trí “Nhãn hiệu tã số 1 về thị phần và doanh thu trên Lazada”.
“Thông qua ‘Ngày siêu thương hiệu’, khách hàng có cơ hội trải nghiệm và sử dụng sản phẩm cải tiến tốt nhất của Bobby một cách tiện lợi, dễ dàng và an toàn dù trong giai đoạn đại dịch căng thẳng.
TMĐT thực sự góp phần đảm bảo lưu thông hàng hóa, cơ bản ổn định cuộc sống ở thời kỳ khó khăn”, ông Satoru Hoshino nhận định.
Khác với nhiều “ông lớn” từng tham gia chiến dịch trước đó, năm 2021 đánh dấu lần đầu vivo tham gia Super Brand Day.
Nước đi này khiến hãng điện thoại bất ngờ bởi chỉ trong 5 phút đầu mở bán, hơn 3.000 smartphone đã được đặt hàng, tập trung vào thiết bị cận cao cấp và cao cấp có giá từ 10 triệu đồng trở lên. Đặc biệt, lượng truy cập vào gian hàng tăng 3 lần so với ngày thường.
Ông Hubo, Giám đốc bộ phận Thương mại điện tử vivo Việt Nam, cho rằng những con số này có được nhờ sự nỗ lực của tập thể doanh nghiệp cũng như hỗ trợ từ Lazada.
Nền tảng TMĐT này cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh chóng, đảm bảo sản phẩm đến tay người dùng kịp thời. Ở bối cảnh vận chuyển gián đoạn trong khi nhu cầu tăng mạnh, tiềm lực logistics được xem là lợi thế khác biệt làm nên thành công.
Sau những gì có được tại “Ngày siêu thương hiệu”, các nhãn hàng đều khẳng định đã lên kế hoạch tiếp tục hợp tác chiến lược cùng Lazada trong năm 2022.
Theo đó, sự hợp tác này hứa hẹn sẽ tiếp tục mang đến trải nghiệm mua sắm thú vị và nhiều chương trình ưu đãi độc đáo cho người tiêu dùng.
Sức tăng trưởng của nhãn hàng nhờ chương trình này cũng được kỳ vọng mạnh mẽ hơn khi xu hướng mua hàng online duy trì và phát triển mạnh.
Chiến lược làm nên tên tuổi ”Ngày siêu thương hiệu”.
Yếu tố cốt lõi làm nên sức hút của “Ngày siêu thương hiệu” phải kể đến loạt chiến lược, giải pháp phù hợp bối cảnh thực tế thời dịch, góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số.
Ông Kenny Cai, Giám đốc bộ phận Tiếp thị tích hợp Lazada Việt Nam, khẳng định chiến dịch đã hỗ trợ các thương hiệu và đối tác, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn, duy trì kinh doanh cũng như tạo ra bước đột phá cả về độ nhận diện lẫn sự yêu thích của người tiêu dùng.
Vi giám đốc phân tích 3 yếu tố giúp các thương hiệu kinh doanh khả quan, mở rộng tệp khách hàng cũng như tên tuổi Super Brand Day ngày càng được khẳng định gồm: Độc quyền, đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất (GMP) và đặt mình vào vị trí đồng đầu tư cùng các thương hiệu.
Trong đó, chiến dịch được xây dựng phù hợp từng thương hiệu với ý tưởng và kế hoạch truyền thông riêng. Chính yếu tố “độc quyền”, linh hoạt này giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu đề ra.
Lazada cũng định hướng triển khai những chính sách khuyến mại hấp dẫn bởi đây là một trong những sự kiện lớn nhất của các thương hiệu trên sàn, quy tụ ưu đãi tốt, đề cao yếu tố mới mẻ và lợi ích dành cho người dùng.
Song song đó, chiến lược đặt mình vào vị trí đồng đầu tư cùng các doanh nghiệp thúc đẩy Lazada phát triển nhiều giải pháp, sáng kiến nhằm tối ưu hiệu quả “Ngày siêu thương hiệu”.
Hai bên hợp tác chặt chẽ để triển khai chính sách tốt, tạo điều kiện tiếp xúc đa kênh trong hoạt động marketing cũng như cho ra đời các chương trình mua sắm kết hợp giải trí độc đáo. Điều này giúp “Ngày siêu thương hiệu” ngày một khẳng định vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh doanh của thương hiệu trên TMĐT.
Từ tiềm lực về công nghệ của Lazada cũng như xu hướng thị trường, ông Kenny kỳ vọng “Ngày siêu thương hiệu” năm nay sẽ đón chào nhiều thương hiệu từ các lĩnh vực. Từ đó, người dùng có thể chờ đợi sản phẩm chất lượng, đa dạng lựa chọn.
Song song đó, những thương hiệu đã gặt hái thành công tiếp tục đồng hành, mang lại trải nghiệm và ưu đãi mới để kích hoạt hành vi tiêu dùng, duy trì mức tăng trưởng ổn định trên Lazada.
Giám đốc bộ phận Tiếp thị tích hợp tại Lazada Việt Nam cũng tiết lộ trong năm nay, nhiều công cụ, sự kiện, giải pháp sẽ được tối ưu nhằm tăng tương tác giữa nhà bán hàng và người tiêu dùng. “Chúng tôi sẽ luôn đổi mới, cải thiện, nâng cấp giải pháp cho các thương hiệu đồng hành.
Lazada sẽ hỗ trợ những thương hiệu mới về các gói dịch vụ đa dạng, tạo điều kiện sử dụng công cụ, giúp họ phát triển nhanh hơn, thúc đẩy doanh thu”, ông Kenny khẳng định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hà Anh (Theo Zing)