Skip to main content

Warren Buffett đầu tư vào Activision Blizzard khi nền tảng này được Microsoft mua lại với tham vọng Metaverse

2 Tháng Mười, 2022

Việc mua lại Activisioin Blizzard thể hiện tham vọng của Microsoft trong việc chiếm lĩnh Metaverse. Dù không quan tâm đến blockchain, tỷ phú Warren Buffett lại tin tưởng tiềm năng này của không gian ảo này.

Warren Buffett đầu tư vào Activision Blizzard khi nền tảng này được Microsoft mua lại với tham vọng Metaverse

Vào tháng 1, Microsoft đã công bố thỏa thuận mua lại Activision Blizzard, nhà phát hành trò chơi điện tử hàng đầu thế giới, với giá 68,7 tỷ USD. Tùy thuộc vào các cơ quan quản lý, thương vụ có thể kéo dài tới tháng 6/2023 mới hoàn thành.

Theo CNBC, từ khi thương vụ được công bố, cổ phiếu Activision Blizzard đi xuống như dự đoán việc các cơ quan quản lý sẽ can thiệp vì lo ngại độc quyền.

Tuy nhiên, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett lại tranh thủ “bắt đáy” trong khoảng thời gian này. Công ty Berkshire Hathaway của ông hiện sở hữu 9,5% cổ phần Activision Blizzard.

Advertisement

Là người thường không quan tâm đến blockchain, Buffett có lẽ là cái tên ít tin tưởng vào metaverse nhất.

Dù vậy, CNBC nhận định hành động của ông như một ván cược rằng Microsoft có đủ khả năng để hoàn tất thương vụ kỷ lục, đem lại lợi nhuận cho Berkshire Hathaway.

Tham vọng dẫn đầu thị trường.

Theo nhà phân tích Mark Moerdler của công ty Bernstein, Microsoft đang có vị thế tốt để trở thành công ty dẫn đầu trong cả lĩnh vực metaverse và game.

“Microsoft đang sở hữu nhiều thuận lợi với metaverse. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng việc công ty mua lại Activision Blizzard chỉ để tập trung vào thị trường này.

Advertisement

Họ cũng đang tìm kiếm những giải pháp tốt hơn để đạt được mục đích trong mảng trò chơi điện tử”, ông Mark Moerdler chia sẻ với CNBC.

Moerdler cũng nhận định rằng Microsoft thừa khả năng mua các nhà phát hành game nhỏ hơn. Việc mua lại một công ty lớn là quyết định đúng đắn, nhưng thương vụ có thể phải chờ tới hơn một năm để được thông qua, với sự chấp thuận của các cổ đông và cơ quan quản lý.

“Chúng ta không thể biết Bộ Tư pháp, EU hay khoảng 30 cơ quan quản lý khác sẽ quyết định thế nào. Nếu có điều gì chúng ta đều biết, thì đó là Microsoft có sẵn tiền”, CNBC trích lời Warren Buffett ở đại hội cổ đông Berkshire Hathaway vào cuối tháng 4.

Microsoft đã đưa ra tầm nhìn phát triển lĩnh vực vũ trụ ảo metaverse trong thỏa thuận mua lại Activision Blizzard. Theo CNBC, công ty mong muốn kết hợp cả game và metaverse thành một mô hình kép.

Advertisement

“Ngày nay, game đã trở thành hình thức giải trí lớn nhất và phát triển nhanh nhất. Do đó, khi thế giới kỹ thuật số và vật lý kết hợp với nhau, nó sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nền tảng metaverse”, CEO Satya Nadella cho biết trong một email gửi cho các nhân viên của Microsoft.

Game là một lĩnh vực rất hấp dẫn và đầy tiềm năng. Theo công ty nghiên cứu thị trường Newzoo, thị trường trò chơi điện tử toàn cầu đã tạo ra 180,3 tỷ USD vào năm 2021. Tới năm 2024, Newzoo dự đoán doanh thu từ lĩnh vực này sẽ tăng lên 218,8 tỷ USD.

Trong khi đó, eMarketer ước tính rằng 2,96 tỷ người trên toàn thế giới đã chơi trò chơi điện tử vào năm ngoái, bao gồm tất cả hình thức. Ngoài ra, con số này sẽ đạt 3,09 tỷ người vào năm 2022, tức khoảng một phần ba dân số hành tinh.

Đòn bẩy của Microsoft.

Trong quá khứ, Berkshire Hathaway chưa từng đầu tư vào Microsoft. Buffett giải thích mình là bạn của Bill Gates, nên không muốn đầu tư vào công ty của bạn. Việc mua cổ phiếu Activision Blizzard như một cách gián tiếp để Buffett đầu tư vào Microsoft và lĩnh vực game.

Advertisement

Vào năm 2001, Microsoft lần đầu bước chân vào lĩnh vực game với việc phát hành máy chơi game Xbox. Hiện tại, dòng máy này đã ở thế hệ thứ 4 và đạt doanh số bán hàng tăng vọt 14% trong quý thứ I/2022.

Ngoài ra, bộ phận Microsoft Gaming do Giám đốc Phil Spencer điều hành, đang sở hữu 23 studio thiết kế trò chơi, phần mềm cùng hàng trăm trò chơi.

“Khi thương vụ với Activision Blizzard kết thúc, Microsoft Gaming sẽ là công ty trò chơi đứng thứ 3 thế giới về doanh thu, sau Tencent và Sony”, CEO Microsoft Gaming Phil Spencer cho biết.

Trong khi tình hình tài chính của các công ty công nghệ đang không ổn định, Microsoft vẫn duy trì vị thế của mình với doanh thu tăng mạnh trong quý I/2022 nhờ nhu cầu từ các dịch vụ đám mây và phần mềm. Đây là 2 thành phần cốt lõi của mảng kinh doanh trò chơi và metaverse.

Advertisement

Về lâu dài, Gen Z (người sinh sau năm 1995) và các thế hệ tiếp theo là những nhóm người dùng chính của metaverse. Theo một nghiên cứu gần đây của Razorfish và Vice Media Group, Gen Z dành thời gian giao lưu với bạn bè trong metaverse nhiều hơn gấp đôi so với ngoài đời. Do đó, metaverse đang sở hữu rất nhiều tiềm năng trong tương lai.

“Đó là một thế giới ảo, nơi bạn có thể dạo chơi cùng bạn bè, xây dựng một bộ lạc và cùng nhau đi săn. Đây chính là metaverse”, Mike Sepso, CEO của Vindex, một công ty hoạt động trong lĩnh vực thể thao điện tử, cho biết.

Ngoài ra, ông Sepso cũng nhận định rằng thỏa thuận sáp nhập Activision Blizzard có thể giải quyết một số vấn đề trong mảng game của Microsoft.

“Đầu tiên, thỏa thuận giúp Microsoft bổ sung rất nhiều địa chỉ IP và lượng người chơi tuyệt vời cho dịch vụ Game Pass của công ty game trong ngắn hạn.

Advertisement

Về lâu dài, IP đó có thể được mở rộng để phát triển metaverse khi còn sơ khai. Tóm lại, thỏa thuận này đã đặt Microsoft vào vị trí thuận lợi cho việc phát triển metaverse trong tương lai”, Mike Sepso cho biết thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Cách những người có ảnh hưởng đang kiếm tiền từ các nền tảng mạng xã hội

25 Tháng Mười Một, 2024
Trước đây nhiều nhà sáng tạo hài lòng với việc nhận sản phẩm miễn phí để quảng cáo, nhưng giờ họ …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement

Advertisement