Skip to main content

Marketing cho Gen Z: Gen Z đã làm thay đổi khuôn mẫu làm Marketing

8 Tháng Mười, 2022

Trong một nghiên cứu mới, các số liệu phát hiện ra rằng Gen Z không còn tin tưởng vào các văn hoá đại chúng chính thống, điều này khiến những người làm Marketing cần nghiêm túc xem xét lại cách tiếp cận của mình đến họ.

Marketing cho Gen Z: Gen Z đã làm thay đổi khuôn mẫu làm Marketing
Marketing cho Gen Z: Gen Z đã làm thay đổi khuôn mẫu làm Marketing

Vốn được coi là những “bản địa kỹ thuật số” đầu tiên của thế giới, Gen Z sống trong một thế giới mà ngay cả khi họ có những sở thích khác biệt nhất cũng có thể dễ dàng tìm thấy một loạt những người có cùng “chí hướng”.

Cũng bởi họ phụ thuộc vào các thiết bị di động lẫn thế giới internet, họ “lớn lên” cùng với các thuật toán của các nền tảng luôn tìm cách hướng họ đến những thứ mới, những cộng đồng trực tuyến mới, nơi họ có thể tìm thấy bạn bè, những người có lối sống giống mình và hơn thế nữa.

Họ dường như thích sự đa dạng và muốn thể hiện bản thân, và điều này đang đặt ra một thách thức mới với những người làm marketing vốn đã quen thuộc với việc áp dụng các chiến lược nhắm mục tiêu rộng theo nhân khẩu học, đồng thời có những góc nhìn hẹp với những nền văn hoá mới nổi.

Một nhân sự cấp cao tại một công ty về truyền thông cho biết:

“Thuật toán (algorithm) là cửa ngõ để họ bước vào và khám phá thế giới. Họ đang xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau, trên nhiều nơi khác nhau hơn bất cứ thế hệ nào khác. Và họ dường như không thể thay đổi điều này.”

Giữa vô số các quan điểm khác nhau, có một điều mà tất cả họ dường như đều đồng ý là không có bất cứ một đề tài nào có thể hợp nhất hay đồng hoá họ.

Theo nghiên cứu, có đến 91% người từ 18 đến 25 tuổi tin rằng “văn hóa đại chúng chính thống là thứ gì đó thuộc về dĩ vãng.”

Đối với các Marketer, điều này có nghĩa là, để marketing thành công cho Gen Z, bạn không thể khai thác khái niệm văn hoá theo nghĩa truyền thống thông thường, mà là bám chặt các nền văn hóa phụ (subcultures), giải quyết các mối quan tâm cá nhân và riêng biệt của họ, những thứ đôi khi có thể mâu thuẫn với nhau.

Văn hóa phụ có thể được xem là nơi xuất hiện những nhóm nhân khẩu học mới, nơi mà các thành viên của thế hệ này thích được kết nối và phản hồi.

Phân loại thông qua các nền văn hóa phụ.

5 nền văn hóa chính được Horizon Media xác định là chơi game, giải trí, giáo dục, thời trang và làm đẹp. Trong các danh mục này, các “phân khúc khách hàng con” bao gồm từ “Gamer Girls” đến “Scientific Edutainers” và “Cursed Cosplayers”, mỗi nhóm đều có các điểm đam mê và cách tương tác riêng.

Để có thể tiếp cận những người tiêu dùng theo phân khúc “siêu hẹp” này, đòi hỏi những người làm marketing cần chuẩn bị nhiều khả năng mới, kỹ năng mới, những thứ có thể họ chưa từng làm hay nghĩ tới bao giờ trong quá khứ.

Một marketer thành công giờ đây không chỉ là người thường xuyên lướt TikTok hay Instagram rồi cố gắng đoán những gì đang diễn ra, những gì đang TREND hay đang HOT.

Thay vào đó, họ cần phải đào sâu hơn vào những thứ cụ thể hơn.

Ví dụ, Gamer Girls là một nhóm văn hoá phụ hay một tiểu văn hóa gồm 3,1 triệu game thủ nữ, những người thường xuyên xuất hiện để chơi các thể loại game truyền thống vốn do nam giới thống trị.

Nếu nhìn từ bên ngoài vào, không ít người sẽ cho rằng các game thủ nữ này vốn là những người thích những trò chơi khác giới hay đại loại như muốn “hơn thua” với nam giới – sự thật là văn hoá phụ của họ đam mê sự đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI).

Từ góc nhìn này, các thương hiệu game dành cho nam giới có thể tận dụng những niềm đam mê này để tiếp cận nhóm Gamer Girls mà không ảnh hưởng hay đi ngược lại với những nhóm khách hàng cốt lõi của họ.

Nhiều Gen Zers thể hiện họ đam mê nhiều hơn một tiểu văn hóa, điều này tạo cơ hội cho những người làm marketing có thể tiếp cận một nhóm người dùng khác biệt hoàn toàn.

Khi bạn tìm thấy Zer trong một tiểu văn hóa nào đó, điều này không có nghĩa là họ sẽ không xuất hiện ở một nơi hay một tiểu văn hoá nào đó khác.

Gen Z coi trọng tính xác thực.

Một từ khoá khác gắn liền với Gen Z đó là tính xác thực (Authenticity). Họ phải nhận diện những gì họ đang đại diện và hiểu làm thế nào những phẩm chất đó có thể kết nối với các nền văn hóa phụ (tiểu văn hoá).

Với tư cách là những người làm marketing, bạn cần hiểu rằng, thương hiệu có thể bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau và đại diện cho nhiều thứ khác nhau.

Điều này không có nghĩa là bạn đang không trung thực với những gì mình nói và làm, chỉ cần thương hiệu có những mục đích rõ ràng và không ngừng thể hiện các hành động để minh chứng cho sứ mệnh đó, mọi thứ đều ổn.

Trong bối cảnh mới, đặc biệt để có thể tiếp cận được Gen Z, các Marketer cần nhanh nhạy hơn, linh hoạt hơn như cách mà Gen Z đang thay đổi, các phương tiện hay thông điệp truyền thông theo đó cũng cần sáng tạo và đa dạng hơn.

Ngoài ra, các đội nhóm marketing cũng cần thường xuyên theo dõi các nền văn hoá phụ, vì đó mới là thứ quyết định cách họ hiểu những người tiêu dùng mà họ muốn tiếp cận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Volkswagen dự kiến sa thải hàng chục ngàn nhân viên

25 Tháng Mười Hai, 2024
Nhà sản xuất ôtô hàng đầu châu Âu Volkswagen đạt thỏa thuận với công đoàn trong việc cắt giảm hơn…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …