Skip to main content

Thương vụ 69 tỷ USD của Microsoft với Activision Blizzard có thể bất thành

9 Tháng Mười Hai, 2022

Kế hoạch chi 68,7 tỷ USD để thâu tóm tập đoàn sản xuất game khổng lồ Activision Blizzard của Microsoft có thể không thành hiện thực.

Thương vụ 69 tỷ USD của Microsoft với Activision Blizzard có thể bất thành
Thương vụ 69 tỷ USD của Microsoft với Activision Blizzard có thể bất thành

Hôm 9/12, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đệ đơn lên tòa án, yêu cầu ngăn chặn kế hoạch mua Activision Blizzard của Microsoft với giá 68,7 tỷ USD.

Vụ kiện diễn ra sau nhiều tuần đàm phán qua lại giữa Microsoft, Sony và các cơ quan quản lý, xung quanh lo ngại về cạnh tranh cũng như tương lai của thương hiệu game Call of Duty.

Theo lập luận của FTC, thương vụ sẽ “cho phép Microsoft ngăn các đối thủ cạnh tranh với dòng máy chơi game cầm tay Xbox cũng như hoạt động kinh doanh game trên nền tảng đám mây và thuê bao đang phát triển nhanh chóng của họ”.

Advertisement

FTC bỏ phiếu thống nhất quyết định khiếu nại với sự tán đồng của 3 trong số 4 ủy viên. Động thái này là rào cản lớn nhất đối với Microsoft kể từ khi hoàn tất thỏa thuận thâu tóm Activision Blizzard. Các cơ quan quản lý ở Anh và EU cũng đang xem xét kỹ lưỡng thương vụ.

“Microsoft cho thấy họ có khả năng giữ độc quyền nội dung với các đối thủ trong ngành game. Hôm nay, chúng tôi tìm cách ngăn Microsoft giành quyền kiểm soát một studio game độc lập hàng đầu và dùng nó để gây hại cho sự cạnh trên thị trường năng động và đang phát triển nhanh chóng”, Holly Vedova, Giám đốc Cục Cạnh tranh của FTC tuyên bố.

Ở chiều ngược lại, Microsoft khẳng định việc họ sáp nhập Activision Blizzard sẽ không tạo ra vị thế độc quyền trên thị trường.

“Chúng tôi tin rằng thỏa thuận này sẽ mở rộng cạnh tranh và tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các game thủ và nhà phát triển trò chơi”, Brad Smith, phó chủ tịch kiêm chủ tịch của Microsoft, cho biết trong một tuyên bố trên The Verge.

Advertisement

Trong một bức thư gửi nhân viên Activision Blizzard, CEO Bobby Kotick tin tưởng thương vụ sẽ diễn ra thuận lợi. “Cáo buộc thỏa thuận này là hành động chống cạnh tranh không phù hợp với thực tế, chúng tôi sẽ vượt qua thách thức này”, ông nói.

Microsoft đề nghị cung cấp cho Sony hợp đồng 10 năm đối với các tựa game thuộc thương hiệu Call of Duty, nhưng Sony vẫn chưa chấp nhận.

Tuy nhiên, giao kết tương tự đã diễn ra với 2 ông lớn khác trong ngành là Nintendo và Valve. Call of Duty vẫn có mặt trên hệ máy chơi game cầm tay của Nintendo sau khi thương vụ Activision Blizzard được duyệt.

Microsoft đối tỏ ra khó chịu với thái độ của tập đoàn đến từ Nhật Bản. “Sony đã trở thành người phản đối ồn ào nhất.

Advertisement

Họ bị kích động với thỏa thuận này như Blockbuster phản ứng trước sự trỗi dậy của Netflix”, Chủ tịch Microsoft, Brad Smith bình luận trên tờ Wall Street Journal.

Microsoft cũng mô tả những lo ngại của Cơ quan Quản lý Thị trường và Cạnh tranh Anh (CMA) là “đặt nhầm chỗ” và cáo buộc cơ quan quản lý đã áp dụng “các khiếu nại của Sony mà không xem xét khả năng gây hại cho người tiêu dùng”.

Ngoài ra, Microsoft cũng cáo buộc Sony trả tiền để các nhà phát triển gỡ nội dung khỏi dịch vụ Xbox Game Pass. Trong khi đó, Sony cho rằng việc Microsoft mua lại Activision Blizzard có thể “làm tổn thương các nhà phát triển và dẫn đến tăng giá”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Advertisement

Hà Anh  | MarketingTrips   

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement