Skip to main content

Amazon trở thành thương hiệu đắt giá nhất thế giới với 415.9 tỉ USD

30 Tháng Sáu, 2020

Theo bảng xếp hạng mới công bố của công ty tư vấn Kantar, Amazon tiếp tục duy trì vị thế là thương hiệu có giá trị nhất thế giới. Giá trị thương hiệu của công ty thương mại điện tử này đã tăng lên gần 1/3 so với năm ngoái lên tới 415,9 tỷ USD.

Amazon trở thành thương hiệu đắt giá nhất thế giới với 415.9 tỉ USD

Danh sách 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới hàng năm (BrandZ Top 100 Most Valuable Global Brands) xếp hạng các công ty dựa theo tiêu chí về giá trị vốn hóa và nghiên cứu người dùng với hơn 3,8 triệu người trên khắp thế giới.

Đứng thứ hai trong danh sách này là Apple với giá trị thương hiệu là 352,2 tỷ USD, theo sau là Microsoft với 326,5 tỷ USD. Công ty do tỷ phú Bill Gates đồng sáng lập trong năm nay đã vượt qua Google để trở thành thương hiệu đắt giá thứ 3 thế giới.

Advertisement

Theo báo cáo, vị trí của Microsoft cao hơn một phần nhờ tỷ lệ sử dụng phần mềm Microsoft Teams tăng lên khi người lao động làm việc tại nhà trong thời điểm Covid-19 lây lan.

Dù những thông tin tiêu cực về dịch bệnh khiến thị trường chứng khoán lao dốc mạnh vào tháng 3, nhưng giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trực tuyến như Amazon – cung cấp hàng tiêu dùng cho khách hàng, đã tăng mạnh trong tháng 3, khi các cửa hàng vật lý đóng cửa.

Báo cáo của Kantar cho biết: “Dù việc người tiêu dùng sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà trong đại dịch đã tạo áp lực cho mảng logistics của Amazon, nhưng cũng giúp củng cố tiềm lực của công ty này.”

Trong danh sách của BrandZ, tập đoàn Alibaba đến từ Trung Quốc đứng thứ 6 và có giá trị thương hiệu là 152,5 tỷ USD, tăng 16% so với năm trước. Theo báo cáo của Kantar, trong khi đó, định giá thương hiệu của JD.com tăng 24% lên 25,5 tỷ USD.

Advertisement

Bản báo cáo cho biết: “Các thương hiệu cho phép người tiêu dùng định hướng cuộc sống bằng các thiết bị kỹ thuật số và nhận được sự thuận tiện, thoải mái, thường ghi nhận giá trị thương hiện gia tăng, hoặc ít nhất vượt qua mức dự đoán của họ.”

Theo David Roth – đứng đầu nhóm báo cáo, khả năng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính lần này của các thương hiệu cũng cao hơn so với thời điểm 2008-2009.

Ông cho biết: “Các doanh nghiệp đã hiểu được tầm quan trọng của việc đầu tư vào hoạt động xây dựng thương hiệu. Do đó, họ có tiềm lực lớn hơn và phát triển mạnh mẽ hơn.”

Trong khi đó, ứng dụng chia sẻ video của Trung Quốc – TikTok, là cái tên mới nhất xuất hiện trong top 100, với giá trị thương hiệu là 16,9 tỷ USD, có vị trí cao hơn những thương hiệu nổi tiếng khác như KFC, Uber và Adidas.

Advertisement

Elspeth Cheung – nhóm trưởng nghiên cứu giá trị toàn cầu của BrandZ, nhận định: “TikTok là một trong những thương hiệu thú vị và sáng tạo nhất chúng tôi từng chứng kiến trong top 100. Công ty này đã trở thành ‘người thay đổi cuộc chơi’ trong đại dịch.”

Tuy nhiên, giá trị thương hiệu sở hữu TikTok là ByteDance vẫn thấp hơn ứng dụng đối thủ Instagram với định giá 41,5 tỷ USD.

Tổng giá trị của 100 thương hiệu trong danh sách này đã chạm mức 5 nghìn tỷ USD, tăng 5,9% so với năm trước. Theo Kantar, trước dại dịch, giá trị thương hiệu của các công ty được dự kiến sẽ tăng 9%.

Bảng xếp hạng BrandZ được ủy quyền bởi tập đoàn quảng cáo WPP và được thực hiện bởi Kantar. Báo cáo này đã khảo sát hơn 17.000 thương hiệu tại 51 quốc gia.

Advertisement

Phần lớn người tiêu dùng được khảo sát trực tuyến trong khoảng thời gian 1 năm, với một số trong nhóm thu nhập thấp được khảo sát trực tiếp. Đối với một thương hiệu, tỷ lệ sai sót cho dữ liệu khảo sát là dưới 3%, theo Kantar.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement