Skip to main content

Cả Shopee, Lazada và TikTok đều phải chạy theo Startup mới này

18 Tháng Sáu, 2023

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Temu đã thu hút rất nhiều sự chú ý, nhất là khi startup mới 1 năm tuổi này được thừa hưởng nhiều giá trị từ Pinduoduo thuộc PDD Holdings – tập đoàn đã niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq, Mỹ.

Cả Shopee, Lazada và TikTok đều phải chạy theo startup này
Cả Shopee, Lazada và TikTok đều phải chạy theo startup này

Trong chưa đầy 4 tháng, từ 11/12/2022 đến 4/3/2023, một startup đến từ Trung Quốc là Temu đã thu hút 11,2 triệu người dùng hoạt động. Hiện Temu là ứng dụng miễn phí được tải về nhiều nhất ở Mỹ, trên cả App Store và Google Play.

Tổng giá trị hàng hoá giao dịch (Gross Merchandise Volume) hàng tháng của Temu tăng mạnh từ 3 triệu USD vào tháng 9/2022 lên tới 192 triệu USD vào tháng 1/2023, theo YipitData.

Chỉ trong thời gian ngắn, Temu nổi lên như là đối thủ lớn của các sàn thương mại điện tử hàng đầu như Shopee, Lazada, Shein và cả TikTok Shop.

Theo Tech in Asia, nhà bán hàng xuyên biên giới trên Temu ước tính giá trị đơn hàng trung bình trên ứng dụng này rơi vào khoảng 30 USD, trong khi giá trị mặt hàng trung bình thấp hơn 5 USD.

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Temu đã thu hút rất nhiều sự chú ý, nhất là khi startup mới 1 năm tuổi được thừa hưởng nhiều “chất xám” từ Pinduoduo – công ty cùng trực thuộc PDD Holdings – tập đoàn đã niêm yết trên sàn Nasdaq, Mỹ.

Điều khiến Temu gây ấn tượng chính là chiến lược giá rẻ đến kinh ngạc. Một bộ đồ bơi nữ được bán trên Temu chỉ có giá 6,5 USD, một cặp tai nghe không dây giá 8,5 USD hay một chiếc dao cạo lông mày được bán với giá 0,9 USD.

Ngoài các chiến lược giảm giá, Temu cũng có thể có lợi thế từ “mối quan hệ hiện có với các nhà sản xuất giá rẻ ở Trung Quốc chưa mở rộng sang Mỹ”.

Mô hình mà Temu theo đuổi được gọi là mô hình ký gửi, đòi hỏi ít yêu cầu hơn về vốn lưu động hoặc rủi ro hàng tồn kho.

Chẳng hạn người bán hàng, hoặc nhà sản xuất chỉ cần đưa ra một mức giá, sau đó chuyển hàng đến kho của công ty. Temu sẽ xử lý mọi khâu còn lại và thu lời từ chênh lệch giá giữa giá thu được từ người dùng và giá mà nhà bán hàng công bố.

Để làm được điều này, startup Trung Quốc đã làm chủ được mô hình C2M (consumer-to-manufacturer), tức mô hình sản xuất hướng tới người tiêu dùng và loạt bỏ phí trung gian, “mang số lượng lớn đơn hàng trực tiếp đến các nhà sản xuất”.

Hiện cả Lazada và TikTok đã công bố mô hình ký gửi học theo Temu lần lượt trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua. Trong khi đó, Shopee được cho là cũng đang lên kế hoạch để ra mắt mô hình ký gửi của riêng mình.

Tất nhiên, việc ký gửi không phải là không có hạn chế. Vấn đề đầu tiên là các sàn thương mại điện tử cần phải đáp ứng được số lượng đơn hàng từ nhà sản xuất để có được mức giá tốt. Điều này khác với việc trước đây Lazada, hay Shopee chỉ là nơi bày bán.

Bên cạnh đó, nếu muốn hướng tới mô hình kí gửi, các sản thương mại điện tử cũng phải thực hiện nhiều khâu hơn, bao gồm marketing sản phẩm, chăm sóc khách hàng – vốn tiêu tốn nhiều nhân lực và yếu tố tài chính.

Trước đó, Shopee, Lazada từng muốn sao chép công thức kinh doanh của Shein nhưng đã không thành công. Lý do đến từ việc chuyển đổi sang mô hình không có lợi sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.

Thêm vào đó, dù mô hình ký gửi là hợp tác đôi bên cùng có lợi, nhưng một khi các startup như Temu đạt được quy mô đơn hàng đủ lớn, thì các nhà sản xuất và các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển sẽ bị siết chặt, thậm chí là “ép” giá.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo The Leader

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

7 xu hướng Digital Marketing nổi bật trong năm 2025

22 Tháng Mười Hai, 2024
Trong khi Digital marketing được dự báo tiếp tục là một kênh quan trọng để các thương hiệu và doa…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …