Steve Jobs: Người quản lý giỏi nhất là người không muốn trở thành người quản lý
Từ cách đây hơn 37 năm, nhà sáng lập Apple Steve Jobs đã đưa ra một quan điểm mà nghe qua tưởng chừng như không hợp lý đó là “Người quản lý giỏi nhất là người không muốn trở thành người quản lý”, tuy nhiên, các nghiên cứu sau này đã chứng minh rằng ông đã đúng.
Vào thời điểm Steve Jobs qua đời, trong khi Apple lúc đó có khoảng 40.000 nhân viên, Steve Jobs chỉ giao tiếp thường xuyên với khoảng 100 nhà quản lý khác nhau.
Trong một tuyên bố, ông nói:
“Vì chúng tôi sẽ trở thành một công ty lớn, chúng tôi sẽ cần phải tuyển những ‘nhà quản lý chuyên nghiệp’. Chúng tôi sau đó đã tuyển về một loạt các nhà quản lý chuyên nghiệp đúng như dự định, tuy nhiên, nó không hiệu quả chút nào.
Trong khi những người này biết cách quản lý (manage), họ không biết làm thế nào để khiến cho mọi thứ trở nên hiệu quả, họ thực sự không có khả năng tự làm việc (cá nhân) một cách hiệu quả.”
Steve Jobs cũng từng mắc sai lầm tương tự khi tuyển dụng các vị trí giám sát.
Đứng trước 2 ứng cử viên, một người đã làm việc trong ngành trong 15 năm. Anh ấy có kỹ năng kỹ thuật tuyệt vời. Anh ấy cũng rất xuất sắc trong việc đào tạo nhân viên mới. Anh ấy luôn tràn đầy năng lượng. Và chưa từng đảm nhận vai trò quản lý.
Ứng viên còn lại là người đã có nhiều năm làm lãnh đạo với các vai trò khác nhau.
Mới nghe qua thì tưởng chừng như ứng viên thứ 2 sẽ sáng giá hơn vì người này có nhiều năm làm quản lý hơn, tuy nhiên, ứng viên đầu tiên mới là người thực sự phù hợp (và tạo ra giá trị).
Steve Jobs chia sẻ:
“Bạn biết ai là người quản lý giỏi nhất không? Họ là những người có khả năng đóng góp cá nhân tuyệt vời nhất, những người chưa bao giờ muốn trở thành một người quản lý theo đúng nghĩa, nhưng cuối cùng họ đã được chọn làm vị trí đó bởi vì không có bất cứ ai khác sẽ có thể làm tốt công việc như họ.”
Một nghiên cứu từ năm 2015 viết rằng: “Nếu sếp của bạn có thể hoàn thành công việc của bạn, bạn sẽ có nhiều khả năng hài lòng hơn trong công việc.”
Với tư cách là nhà lãnh đạo, bạn hãy chắc chắn rằng người bạn chọn làm quản lý là người có năng lực đóng góp cá nhân lớn, người có thể không muốn trở thành người quản lý, nhưng lại rất muốn hoàn thành công việc và hoàn thành một cách hiệu quả.
Thành công của doanh nghiệp vốn đến từ những gì được tạo ra (mới) chứ không phải từ những gì được quản lý.
Tư duy này cũng là tư duy của CEO Meta trong làn sóng sa thải nhân viên mới đây, CEO này thông báo đến những người quản lý của Meta rằng “hoặc là đóng góp cá nhân hoặc là bị sa thải”.
Rõ ràng là Mark Zuckerberg cũng coi trọng năng lực đóng góp cá nhân, khả năng tạo ra một thứ gì đó (mới) thay vì chỉ là quản lý nhân viên (quản lý công việc và hiệu suất của nhân viên).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hà Anh | MarketingTrips