Skip to main content

10 thương hiệu từng mắc sai lầm và ‘thiệt hại’ lớn với Logo của họ

8 Tháng Tám, 2020

Bất cứ thương hiệu nào trước khi trở thành những thương hiệu lớn và có sức ảnh hưởng đều đã từng tạo ra những sai lầm. Sự thật là, điều này luôn đúng trong đa số trường hợp. Những sai lầm này chính là những bước ngoặt để giúp thương hiệu trở nên ‘vĩ đại’ hơn.

Tất cả những thương hiệu lớn mà chúng ta ngưỡng mộ và ghi nhớ hầu hết là chúng ta ghi nhớ thông qua logo của chúng.

Những logo mà chúng ta thấy ngày hôm nay đa phần khác biệt so với logo ban đầu ‘khai sinh’ của nó. Tất nhiên, tất cả sự thay đổi này của thương hiệu đều nhằm mục đích ‘trở nên tốt hơn’.

Advertisement

1. Google

Google đã sử dụng dấu chấm than trong logo của mình và khiến nó trông khá giống với đối thủ cạnh tranh Yahoo.

Trên thực tế, điều này đã được thực hiện khi Google và Yahoo đang chiến đấu để giành lấy thị phần. Tuy nhiên, sau đó vào năm 1999, logo này đã được thay đổi để đạt được vinh quang như hiện tại.

2. Gap

Advertisement

GAP đột ngột thay đổi logo, khiến nó trở nên siêu đơn giản và khó ghi nhớ. Sau đó, khi nhận ra sự thay đổi đã không tạo ra những tác động cần thiết, họ đã chi 100 triệu USD để đưa logo cũ trở lại, đầy sức ảnh hưởng và đậm nét.

3. Marriott Hotels

Logo cũ của Marriott lặp đi lặp lại và chiếm nhiều khoảng không hơn mức cần thiết. Khách sạn này cũng có một thiết kế tương tự lặp lại trong một thời gian dài và sau đó lại quay về như logo ban đầu. May mắn thay, Marriott đã sớm nhận ra những sai lầm này và thay đổi nó: giữ các chữ cái bình thường ở kích thước vừa phải và đẩy biểu tượng logo thông minh lên phía trước.

4. NASA

Advertisement

NASA luôn lập kỷ lục với những logo của mình về sự ấn tượng và được đánh giá cao. Tuy nhiên, đã có một thời điểm khi NASA sử dụng logo đơn giản bằng chữ màu đỏ đã bị cho là nhàm chán, không liên quan đến khoa học hay những thuật ngữ đại diện cho các chữ cái NASA (National Aeronautics and Space Administration). Do đó, cuối cùng NASA đã đổi lại logo ‘đầy quyền năng’ ban đầu của mình.

5. Starbucks

Logo ban đầu của Starbucks được phát hành vào năm 2008 đã nhận được khá nhiều khiếu nại từ nhiều cơ quan tôn giáo do nhân vật Siren (nàng tiên cá) nổi tiếng trong logo được thể hiện trong tình trạng ‘trần truồng’ trong khi Starbucks là một thương hiệu yêu thích của giới thanh thiếu niên và trẻ em. Do đó, vào năm 2011, logo không sử dụng chữ với tông màu xanh lá cây kèm chân dung nàng tiên cá đã được phát hành và tỏa sáng cho đến nay.

6. Pepsi

Advertisement

Pepsi đã thay đổi logo của họ thành hình một quả bóng với ba màu cơ bản. Tuy nhiên, nó đã bị nhiều nghệ sĩ chỉ trích là một logo chế nhạo những người béo hoặc thực sự logo đang biểu thị lượng calo mà Pepsi mang lại.

Sau này, Pepsi đã thay đổi logo của mình với phông chữ ‘mỏng’ hơn để không còn thể hiện các cảm giác ‘tiêu cực’ mà logo này mang lại.

7. Reebok

Với logo cũ, Reebok được người hâm mộ yêu thích và cạnh tranh với các hãng như Nike và Adidas, tuy nhiên mọi thứ đã thay đổi khi Adidas mua Reebok.

Advertisement

Logo của thương hiệu này hiện đã trở thành một ký hiệu delta, trông không liên quan đến các chuyên gia thể thao và đã bị phê bình khá nhiều.

8. Oxford

Khi Oxford thay đổi Logo của nó thành một cái gì đó giống với logo của Beats by Dre (một thương hiệu về âm nhạc), nó đã nhận được nhiều lời chỉ trích hơn là khen ngợi. Khi đã là ‘người đi đầu’ trong lĩnh vực giáo dục, những sai lầm như vậy là điều không nên xảy ra.

9. Instagram

Advertisement

Khi Facebook mua Instagram, logo đột ngột bị thay đổi. Logo cũ của Instagram với một chiếc máy ảnh cổ điển thú vị đã được đổi thành một hình vuông rực rỡ được tô bóng, ám chỉ một chiếc máy ảnh. Mọi người dùng đều tỏ ra thất vọng với logo mới nhưng sau đó nó vẫn giữ như vậy.

Thành thật mà nói, mọi người đã quen dần với nó mặc dù không mấy yêu thích.

10. Animal planet

Giống như tên gọi của chính nó, kênh này trước đó có một logo với hình quả địa cầu và một con voi làm biểu tượng của nó.

Advertisement

Thực sự là khá hoàn hảo. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, họ quyết định loại bỏ logo đó và tạo ra một logo mới với các ký tự và phông chữ khác. Thực sự mà nói giá mà họ quay lại sử dụng logo ban đầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement

Advertisement