Skip to main content

Một thương hiệu F&B Việt Nam vừa mở cửa hàng nhượng quyền đầu tiên tại Philippines

25 Tháng Bảy, 2024

Trong làn sóng các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế, một thương hiệu trà sữa nội địa vừa đánh dấu bước tiến quan trọng tại thị trường Philippines. Cuối tháng 6 vừa qua, ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành quỹ Go Global Franchise Fund (GGFF), cho biết HappiTea – thương hiệu trà sữa Việt Nam – đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại thủ đô Manila, Philippines.

HappiTea, được biết đến với tên gọi Phúc Tea tại Việt Nam, hiện đang sở hữu khoảng 145 cửa hàng trên toàn quốc. Cửa hàng đầu tiên của HappiTea tại Philippines chính thức khai trương vào ngày 1/7, đánh dấu bước đi quốc tế đầu tiên của thương hiệu này.

Theo thông tin từ công ty, HappiTea đã ký kết thỏa thuận nhượng quyền với tập đoàn SM và sẽ hoạt động dưới tên gọi HappiTea tại thị trường mới. Cửa hàng đầu tiên được đặt tại trung tâm thương mại SM City ở Manila.

Câu chuyện khởi nghiệp của Phúc Tea bắt đầu từ năm 2017 với một xe đẩy bán trà sữa nhỏ do hai nhà sáng lập Trần Nhật Vũ và Lý Tấn Tài khởi xướng. Theo nguồn tin địa phương, đối tác nhượng quyền của HappiTea tại Philippines đặt mục tiêu mở 20 cửa hàng trong năm nay.

Advertisement

Ngoài ra, Phúc Tea cũng đang trong quá trình đàm phán để mở rộng sang Indonesia và Malaysia. Chia sẻ về chiến lược phát triển, ông Trần Nhật Vũ, Chủ tịch Phúc Tea, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu đúng, hiểu đủ về nhượng quyền và pháp lý quốc tế, cũng như việc thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ song phương để đảm bảo sự thành công trong quá trình nhượng quyền.

HappiTea không phải là thương hiệu F&B Việt Nam đầu tiên thâm nhập thị trường Philippines. Năm ngoái, hai đơn vị thuộc danh mục đầu tư của quỹ GGFF là Care With Love và Phở’s đã thành công trong việc ký kết thỏa thuận nhượng quyền tại quốc gia này.

Trước đó, hai thương hiệu lớn của Việt Nam là Phở 24 và Highlands Coffee cũng đã từng có mặt tại Philippines dưới sự hậu thuẫn của tập đoàn Jollibee – nhà điều hành mạng lưới dịch vụ ăn uống lớn nhất Philippines. Tuy nhiên, vào tháng 11/2023, báo chí Philippines đưa tin Jollibee đã quyết định bán lại chuỗi Phở 24 cho East-West Restaurant Concepts và chấm dứt thỏa thuận nhượng quyền Phở 24 tại Philippines.

Jollibee hiện cũng đang sở hữu đa số cổ phần của SuperFoods Group, đơn vị vận hành Highlands Coffee và Phở 24. Theo thông tin từ Reuters, cuối năm 2022, Jollibee có kế hoạch bán 10-15% chuỗi cà phê  Highlands với giá 800 triệu USD.

Advertisement

Theo nghiên cứu của Mordor Intelligence, thị trường F&B Philippines có quy mô ước tính đạt 16,12 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến tăng lên 31,47 tỷ USD vào năm 2029, với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 14,32% trong giai đoạn này.

Quỹ GGFF, dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Tuấn Quỳnh và bà Nguyễn Phi Vân, là quỹ đầu tư và tăng tốc nhượng quyền của Việt Nam dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với mục tiêu đưa thương hiệu Việt ra thị trường Đông Nam Á.

Bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch GGFF, nhận định rằng xu hướng nhượng quyền ra nước ngoài sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Bà cho rằng ngành này có tiềm năng đóng góp lớn vào GDP  quốc gia và tạo ra nhiều việc làm cho nền kinh tế nếu được đầu tư đúng mức. Bà dẫn chứng tại Singapore, ngành nhượng quyền đóng góp 3% vào GDP, tại Mỹ là 5,1%, Australia 9% và Canada khoảng 10%.

Gần đây, với vai trò là nhà đầu tư tại chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 7, bà Nguyễn Phi Vân tiếp tục khẳng định tiềm năng phát triển của hoạt động nhượng quyền và thể hiện rõ định hướng đầu tư của mình khi tự nhận là “Shark nhượng quyền”.

Advertisement

“Ngành nhượng quyền được dự báo sẽ rất hấp dẫn trong tương lai. Tôi đến Shark Tank Việt Nam là để ‘săn’ startup có mô hình có thể nhượng quyền tốt, nên tôi muốn được gọi là ‘Shark nhượng quyền’,” bà Vân chia sẻ.

Theo Shark Phi Vân, trong 15 năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành nhượng quyền đã tăng gấp đôi và theo dự đoán của vị cá mập, ngành này sẽ tiếp tục tăng gấp đôi trong 5 năm tới. Bà Vân nhận định trong giai đoạn 2024 – 2027 sẽ là thời gian bùng nổ khủng khiếp của ngành nhượng quyền trên thế giới.

“Hiện tổng giá trị ngành nhượng quyền lên tới 2.900 tỷ USD, đến năm 2027, con số này sẽ là 4.400 tỷ USD. Một yếu tố khác là khi GDP đầu người của một nước đạt 4.000 USD thì lúc đó thị trường nhượng quyền sẽ tiến tới với tốc độ rất nhanh”, Chủ tịch GGFF cho biết.

Mordor Intelligence ước tính quy mô thị trường F&B Đông Nam Á đạt 192,43 tỷ USD vào năm 2024 và kỳ vọng sẽ chạm mức 349,05 tỷ USD vào năm 2029. Tỷ lệ tăng trưởng kép đạt 12,65% trong gian đoạn này. Lĩnh vực đồ ăn nhanh chiếm tới hơn 42%, trong khi đó Singapore là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất với 17,58%.

Advertisement

Thị trường lớn nhất khu vực vẫn là quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á – Indonesia. Theo báo cáo của Bộ Thương Mại Mỹ, hầu hết các thương hiệu F&B nổi tiếng của Mỹ đều có mặt tại Indonesia, như Kentucky Fried Chicken, Domino Pizza, Pizza Hut, McDonalds, Burger King, Carl’s Jr. Starbucks, Dunkin Donuts và Baskin Robbins.

Tổng giá trị của ngành dịch vụ ăn uống Indonesia tăng trưởng với tốc độ CAGR là 13,42% trong giai đoạn dự báo 2023-2029. Doanh số bán hàng dịch vụ ăn uống đạt 48,73 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ đạt 103,76 tỷ USD vào năm 2029.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Advertisement

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement