Tại sao nhà đầu tư vẫn đổ tiền cho thương mại điện tử?
Là một trong những ngành hiếm hoi trụ vững sau Covid-19, thương mại điện tử (TMĐT) được ví như “cỗ máy đốt tiền” khi đang ngốn rất nhiều vốn đầu tư.
Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) ước tính quy mô ngành này sẽ đạt mức 15 tỷ USD. Khảo sát mới nhất của Nielsen Việt Nam cũng chỉ ra 63% người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn.
Với một thị trường có tốc độ tăng trưởng cao, nhiều dư địa phát triển, việc các doanh nghiệp đứng đầu “rót vốn” để giành miếng bánh thị phần là điều khá dễ hiểu. Song để được đại gia chi tiền đầu tư, các sàn TMĐT cần vận động chứ không đơn thuần “há miệng chờ sung” nhờ tiềm năng sẵn có.
Sức nóng cạnh tranh từ thị trường TMĐT Việt
Sau nhiều năm cạnh tranh khốc liệt, “cuộc chơi” giờ gói gọn trong 4 cái tên: Lazada, Shopee, Tiki và Sendo. Khi thị trường có bước chuyển, cuộc đua cũng thay đổi từ cạnh tranh về khuyến mại và sự kiện mua sắm giống nhau sang những hướng đi riêng.
Điển hình, Sendo tập trung chủ yếu vào chiến lược thu hút người dùng mới ở khu vực nông thôn, ngoại thành… và rót tiền cho các chiến lược marketing lấy cảm hứng từ những bản sắc, dấu ấn và văn hóa của người Việt.
Trong khi đó, Tiki hướng đến tăng độ phủ thương hiệu bằng cách xuất hiện trong MV của hàng loạt ca sĩ trẻ. Chưa biết kết quả ra sao, nhưng năm 2019, con số lỗ của sàn này đã tăng đột biến với gần 1.800 tỷ đồng.
Dù chịu lỗ cao nhất thị trường với con số lên đến 1.901 tỷ đồng, Shopee với nguồn vốn lớn từ công ty mẹ đã đầu tư cho công nghệ để ra mắt tính năng Shopee Live, đồng thời kết hợp cùng nhiều tên tuổi lớn trong và ngoài nước để thực hiện các chiến dịch truyền thông, hợp tác với các đơn vị giao hàng nhanh để cải tiến dịch vụ.
Tạo khác biệt nhờ đầu tư dài hạn
Để tồn tại trong thị trường cạnh tranh khốc liệt này, các sàn TMĐT cần nhiều hơn ngoài dòng vốn mạnh – điều đó đã được chứng minh với sự ra đi của không ít tên tuổi trước đó. Là cái tên lớn trong lĩnh vực TMĐT trên toàn Đông Nam Á, Lazada đã và đang cho thấy sự khác biệt khi dồn lực xây dựng một hệ sinh thái TMĐT bền vững, tạo nên từ 3 trọng tâm cốt lõi: Công nghệ – Cơ sở hạ tầng logistics và Nâng cao trải nghiệm khách hàng.
“Là nền tảng TMĐT hàng đầu tại Việt Nam và Đông Nam Á, công nghệ tiên tiến luôn nằm trong DNA của chúng tôi” – ông James Dong – Tổng giám đốc Lazada Việt Nam – khẳng định.
Cụ thể, công nghệ được ứng dụng trong mọi hoạt động, ý tưởng của Lazada nhằm nâng tầm trải nghiệm mua sắm khách hàng: Ứng dụng thuật toán thông minh để đề xuất mặt hàng với mức giá phù hợp đúng nhu cầu mua sắm người tiêu dùng; cho phép các thương hiệu và nhà bán hàng livestream giới thiệu sản phẩm, truy cập dữ liệu ở thời gian thực để nhanh chóng đưa ra quyết định giúp tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh trên nền tảng số…
Nhờ đó, lượng tìm kiếm và đề xuất sản phẩm trên sàn này đã tăng hơn 100%, tỷ lệ chuyển đổi người mua tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu công bố mới nhất, trong quý III/2020 (từ 1/7 đến 30/9), nền tảng này đã thực hiện gần 20.000 tập livestream, so với cùng kỳ năm trước, số lượng nhà bán hàng và thương hiệu tham gia tăng hơn 6,5 lần, số đơn hàng thành công cũng tăng trên 50 lần.
Lazada cũng là sàn TMĐT tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại vào mô hình Shoppertainment – mua sắm kết hợp giải trí. Trong lễ hội mua sắm 11.11 tới đây, sàn TMĐT này sẽ lần đầu tiên kết hợp sân khấu Led 3D, hiệu ứng thực tế ảo AR, cùng format sân khấu 360 độ trong đại nhạc hội Supershow.
Sự kiện này cũng sẽ được phát sóng trực tuyến thông qua hình thức livestream trên ứng dụng mua sắm Lazada để nâng tầm trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
Nếu công nghệ là nền móng vững chắc thì hệ thống cơ sở hạ tầng logistics chính là “xương sống” của nền tảng TMĐT này.
Tính đến nay, Lazada Việt Nam đang sở hữu mạng lưới và hệ thống logistics quy mô với 6 trung tâm xử lý hàng hóa tại 3 tỉnh thành lớn; 2 trung tâm chia chọn với dây chuyền công nghệ hiện đại có thể xử lý 500.000 bưu kiện/ngày; 66 bưu cục với hơn 1.400 nhân viên giao vận.
Bên cạnh đó, sàn còn có nhiều hình thức sáng tạo khác như Điểm nhận hàng – Collection Points, cho phép người tiêu dùng chủ động sắp xếp thời gian và địa điểm nhận hàng tại các cửa hàng tiện lợi như CircleK, FPTshop, B’smart, True Money…;
Tủ khóa thông minh iLogic Smartbox giúp người mua theo dõi đơn hàng và chủ động lấy hàng theo thời gian thực mà không cần tiếp xúc với nhân viên giao hàng. Những sáng kiến về mặt logistiscs này chính là các điểm sáng giúp Lazada được lòng người tiêu dùng trong giai đoạn giãn cách xã hội do dịch Covid-19 vừa qua.
“Lazada đã đạt được đà tăng trưởng mạnh mẽ trong năm vừa qua. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư để hướng đến mục tiêu dài hạn về xây dựng hệ sinh thái TMĐT lành mạnh, bền vững trong thời gian dài, mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, các thương hiệu và nhà bán hàng”, ông James Dong nhấn mạnh.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hà Anh | MarketingTrips
Theo Zing