7 nhóm kỹ năng để thành công khi làm việc tại Agency
Khi ra trường, các Marketer có 2 con đường để lựa chọn hoặc là Agency Side hoặc là Client Side. Làm Agency, luôn thay đổi và sát cánh cùng nhiều thương hiệu khác nhau. Bạn chịu áp lực phải trở thành người dẫn dắt, thành chuyên gia, phải giỏi hơn Client của mình trong chính khâu mà bạn phụ trách.
Mỗi ngày lại là một trận chiến mới. Hãy để những lão tướng trong nghề “nối thêm ngọn giáo” bằng nhóm 7 năng lực chủ đạo, kiến tạo nên những chiến dịch thành công trong bài viết sau đây.
1. Apply for an Agency
Đầu tiên là phải vượt qua vòng gửi xe cái đã! Bạn có biết những điều căn bản nhất nếu muốn gia nhập một Agency chưa? Để hồ sơ của bạn vượt qua hàng trăm ứng viên khác cũng đang khát khao bước vào ngành Sáng tạo rất hot hiện nay, bạn cần:
- Hiểu nhu cầu tuyển dụng và tâm lý của các Creative Director (CD)
- Loại bỏ các ngộ nhận và các lỗi “chuối cả nải” trong CV
- Làm một portfolio xinh đẹp ngay cả khi chưa có gì trong tay
- Bắt thóp các kiểu test trên trời dưới đất của các lão CD
2. Briefing & Pitching
Briefing cũng giống như yêu cầu dành cho đầu bếp: món ăn ngon bắt đầu từ yêu cầu đặt món rõ ràng. Tương tự, giải pháp sáng tạo xuất sắc bắt nguồn từ định nghĩa vấn đề thương hiệu đúng đắn. Để làm được điều này, người Account phải tự trang bị cho mình những kiến thức về Creative Brief, cách vẽ đường đúng hướng cho hành trình sáng tạo, làm sao để De-Brief công bằng với Client, các định hướng nội dung chủ đạo và phương pháp triển khai đầy cảm hứng.
Đối với Pitching, nó cũng giống như lời đề nghị dành cho thực khách: họ đánh giá cao nhà hàng chỉ vì món ăn ngon, hay còn vì dịch vụ xuất sắc và không gian ẩm thực đúng chuẩn. Tương tự, ý tưởng xuất sắc đôi khi chưa phải là yếu tố duy nhất để thắng một cuộc Pitching. Ngày nay, dù cho các kiểu pitch có đa dạng đến đâu đi nữa, thì bạn vẫn có thể áp dụng quy trình 4 bước gồm có (1) Assessment, (2) Approach, (3) Proposal, (4) Presentation.
3. Brand Fundamentals
Đừng nhầm lẫn, rằng làm Agency thì không cần hiểu về Brand. Hiểu biết thương hiệu nền tảng là đầu vào cho mọi đề xuất Chiến lược, Ý tưởng, Câu chữ, Kịch bản TVC, Kế hoạch Truyền thông…
Brand Marketing rất rộng và có 5 modules chính như trên. Tuy nhiên, nếu bạn không có đủ thời gian để học bài bản, thì đây là 4 nhóm kiến thức tối thiểu cần quan tâm: Định vị Thương hiệu, Chiến lược Thương hiệu, Đặt mục tiêu Thương hiệu, và Kỹ năng Khám phá Insight.
4. Content Marketing & Copywriting
Không phải cứ viết văn giỏi, viết nhiều thì sẽ viết content và copy tốt. Copywriter là những người có thể linh hoạt thay đổi phong cách để phù hợp với đối tượng khách hàng, hài hòa với sản phẩm.
Một phần quan trọng đó là còn phải biết tiết chế cảm xúc, giữ đầu óc nhạy bén và sáng tạo liên tục. Để thành công trong nghề này, bạn cần lận lưng một số “bí kíp võ công” này:
- Phương pháp suy nghĩ sáng tạo
- Nhận diện và “đẻ” idea như đẻ trứng
- Tổ chức câu chữ sắc bén, viết slogan nói trúng lòng người
- Các dàn bài và chỉ dẫn viết bài bán hàng
5. Account Management
Account – tạm hiểu là, Quản trị Khách hàng – là một nghề không khó, nhưng rất kén. Không khó vì những kỹ năng cần có của một Account khá thông dụng: hiểu biết thương hiệu, đánh giá sáng tạo, quản trị kỳ vọng, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, thương lượng… Nhưng kén vì không phải ai có những kỹ năng trên đều làm được và trụ được với nghề.
Người Account thành công không chỉ vừa giỏi chuyên môn, vừa khéo giao tiếp, mà còn biết “quản trên trị dưới”, là cầu nối “thầm lặng” thúc đẩy mọi mặt của dự án bên trong Agency. Học về Account, vì vậy, không chỉ là bài giảng kiến thức hay những kỹ năng rất “con người”, mà còn là kinh nghiệm được đúc kết qua những câu chuyện thường ngày trong nghề.
6. Creative Feedback
Làm việc với Creative chưa bao giờ dễ dàng, đặc biệt khi bạn là Account. Làm thế nào đánh giá một ý tưởng có đúng brief hay không? Góp ý như thế nào để chỉnh sửa nhưng vẫn “nương” theo người Creative? Làm sao để truyền đạt những feedback “khó chịu” từ Client? Làm sao để ý tưởng vừa khả thi sản xuất, thời gian, ngân sách, nhưng vẫn có được “stopping-power” khiến người xem “dừng bước”?
Nếu bạn còn chưa trả lời được các câu hỏi trên một cách rõ ràng, hãy tham khảo Mô hình đánh giá ý tưởng A2B dưới đây:
Bằng mô hình này, bạn sẽ:
- Biết mình nói gì để bao quát những trọng điểm, hướng ý tưởng đến tính hiệu quả.
- Biết nói như thế nào để creative tiếp nhận một cách thiện chí, tránh những bất đồng tranh cãi thường gặp.
7. Communication Planning
Sau khi đã có Big Idea thì bước cuối cùng của một proposal là Hoạch định kế hoạch truyền thông (Integrated Communication Planning hay Media Mix) để hiện thực hoá ý tưởng. Người làm công việc hoạch định ở Agency cần có cái nhìn vừa tổng quát, vừa chi tiết đến từng bước thực thi ở những kênh phổ biến nhất tại Việt Nam như TVC, Print-ad, Digital, Out-of-home, PR. Từ đó có thể phát triển được một chiến dịch truyền thông hiệu quả về đầu tư, hấp dẫn người tiêu dùng, giúp cho Client đạt được các mục tiêu kinh doanh.
Giang Trần | MarketingTrips
Theo BrandsVietnam