Apple nhiều tham vọng với công nghệ VR và AR
Tai nghe của Apple sẽ kết hợp cả công nghệ thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) vào một thiết bị duy nhất. Khi người dùng đeo thiết bị, họ sẽ được trải nghiệm thế giới ảo thông qua màn hình bên trong, đồng thời vẫn quan sát thế giới thực xung quanh nhờ camera hướng ra ngoài.
Theo WSJ, kế hoạch ra mắt tai nghe thực tế hỗn hợp của Apple đã phá vỡ một số quy tắc truyền thống khi ra mắt sản phẩm công nghệ mới. Không giống các thiết bị khác, công ty chỉ ra mắt phiên bản thử nghiệm cho sự kiện lần này.
Tai nghe của Apple sẽ kết hợp cả công nghệ thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) vào một thiết bị duy nhất. Khi người dùng đeo thiết bị, họ sẽ được trải nghiệm thế giới ảo thông qua màn hình bên trong, đồng thời vẫn quan sát thế giới thực xung quanh nhờ camera hướng ra ngoài.
Những người quen thuộc với chuỗi cung ứng cho biết tai nghe thực tế hỗn hợp của Apple sẽ được giao số lượng lớn vào mùa thu. Tất nhiên, công ty có thể trì hoãn mốc thời gian này do gặp một số hạn chế như tích hợp tai nghe với phần mềm mới, quá trình sản xuất chậm trễ và nhu cầu thị trường không đạt kỳ vọng.
Phá vỡ truyền thống.
WSJ nhận định việc giới thiệu “tạm thời” tai nghe ra thị trường trái ngược với con đường thông thường của Apple, nơi các sản phẩm đều ở dạng hoàn chỉnh tại thời điểm trình làng. Ngoài ra, mức giá dự kiến 3.000 USD dường như nằm ngoài khả năng chi trả của nhiều người tiêu dùng phổ thông.
Bên cạnh đó, các chuyên gia và nhà phân tích công nghệ cho biết Apple sẽ không chờ đợi lâu hơn vì những đối thủ cạnh tranh đã có sản phẩm trên thị trường, trong khi công ty đã đầu tư nhiều tiền và nguồn lực cho dự án này.
Kể từ khi ra mắt Apple Watch vào năm 2014, tai nghe thực tế hỗn hợp là dòng sản phẩm mới tiếp theo dưới thời CEO Tim Cook.
Mặc dù vậy, ông cũng phải đối mặt với thách thức khi thiết bị này phục vụ chủ yếu cho metaverse, công nghệ vẫn chưa có sự chấp nhận và hiểu biết từ đại chúng.
Meta, công ty mẹ của Facebook, đang phải vật lộn để thu hút người dùng và duy trì doanh số bán tai nghe thực tế ảo mới. Trong khi đó, Microsoft cũng đóng cửa nền tảng thực tế ảo mà họ đã mua vào năm 2017.
“Apple đang đứng trên đỉnh, trong khi nhiều công ty khác vẫn cố gắng leo lên ngọn núi đó. Nếu bạn là một công ty trị giá hàng nghìn tỷ USD, bạn có quyền chờ đợi thêm”, Rony Abovitz, người sáng lập và cựu CEO của Magic Leap cho biết.
Trong lịch sử của Apple, công ty đã thách thức những người hoài nghi bằng việc chứng minh hầu hết sản phẩm của họ đều được công chúng đón nhận rộng rãi.
Do đó, một số người trong ngành mong đợi rằng tai nghe thực tế hỗn hợp của Apple sẽ nâng tầm thị trường sản phẩm phục vụ công nghệ metaverse.
“Đối với người dùng phổ thông, công nghệ thực tế ảo vẫn thiếu ứng dụng có tầm ảnh hưởng. iPod có âm nhạc. iPhone có một camera tốt và cung cấp trình duyệt web”, Jitesh Ubrani, giám đốc nghiên cứu của IDC nói.
Chặng đường dài phía trước.
Nhiều người trong ngành cho rằng thị trường thực tế ảo vẫn còn chặng đường dài trước khi nó phát huy hết tiềm năng. Theo đó, một số công nghệ cần thiết để tối ưu cần thêm khoảng một thập kỷ nữa để phát triển, đặc biệt là phần cứng nhỏ gọn và tiết kiệm năng lượng để vừa với dạng kính đeo mắt.
Những người quen thuộc với dự án tai nghe của Apple cho biết việc sản xuất hàng loạt sẽ diễn ra từ tháng 9. Nhà phân tích Ming-chi Kuo cho biết lô hàng cho năm 2023 ước tính vào khoảng 200.000-300.000 chiếc, con số nhỏ hơn nhiều so với sản lượng năm đầu tiên của các thế hệ iPhone và Apple Watch.
Nhà lắp ráp Luxshare có trụ sở tại Trung Quốc đã đảm nhận việc sản xuất thiết bị này và đang lên kế hoạch lắp ráp một phiên bản cao cấp hơn, dự kiến giới thiệu vào năm 2025. Trong khi đó, nhà lắp ráp iPhone lớn nhất của Apple là Foxconn sẽ sản xuất phiên bản thế hệ thứ hai có cấp thấp hơn.
Do nhanh chóng tung ra sản phẩm, Apple không thể chăm chút nhiều về mặt thiết kế, chẳng hạn như bộ pin bên ngoài của thiết bị có thể đặt trên eo của người dùng.
Thiết bị này cũng sẽ bao phủ hoàn toàn đôi mắt giống như một cặp kính bảo hộ, khiến người dùng không thể nhìn trực tiếp môi trường xung quanh như khi đeo một cặp kính bình thường.
“Với tư cách là một sản phẩm của Apple, điều đó không có ý nghĩa gì đối với tôi”, Michael Gartenberg, cựu giám đốc cấp cao phụ trách tiếp thị sản phẩm toàn cầu của Apple cho biết. Ông cũng cho biết CEO Tim Cook sẽ thu hút thị trường đại chúng và những người đam mê.
Một số ý tưởng ban đầu là tai nghe được kết nối không dây với trạm dữ liệu để giảm tải khối lượng tính toán phức tạp, một số nhân viên cũ cho biết. Jony Ive, giám đốc thiết kế vào thời điểm đó, đã phản đối thiết kế sản phẩm này và khuyến khích nhóm phát triển một chiếc tai nghe độc lập.
Vào năm 2019, Kim Vorrath, giám đốc phần mềm lâu năm của Apple, đã được mời đến để giúp chuyển trọng tâm của nhóm sang việc ra mắt sản phẩm.
Mọi người cho biết với sự tham gia của bà Vorrath, nhóm tai nghe đã làm việc nhiều hơn theo các tiêu chuẩn và mốc thời gian phát triển sản phẩm của công ty.
Việc hỗ trợ hệ sinh thái dành cho nhà phát triển sẽ là chìa khóa dẫn đến thành công hoặc thất bại của chiếc tai nghe, vì người đeo sẽ cần trải nghiệm và đắm mình vào các ứng dụng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nam Nguyen | MarketingTrips