Skip to main content

Chiến lược của Apple giúp nhân viên khỏi tình trạng kiệt sức

10 Tháng Mười Hai, 2023

Khi “kiệt sức” (burnout) là cụm từ xuất hiện dày đặc khi nói đến môi trường công sở, hãy xem cách các gã khổng lồ như Apple xử lý vấn đề này (thậm chí còn khiến cho nhân viên yêu thích nhiều hơn công việc của họ).

Chiến lược của Apple giúp nhân viên khỏi tình trạng kiệt sức
Chiến lược của Apple giúp nhân viên khỏi tình trạng kiệt sức

Apple là một trong những thương hiệu tuyển dụng được nhiều nhân viên mong đợi làm việc nhất trên toàn cầu. Và cũng có nhiều lý do cho điều này.

Nó không chỉ là việc Apple luôn sẵn sàng trả một mức lương cao, những văn phòng làm việc với các trang thiết bị xa hoa hay những gói phúc lợi “đáng mơ ước”.

Một lý do khác khiến làm việc tại Apple trở nên hấp dẫn đối với hầu hết các nhân sự đó là “sự tự do”.

Bất chấp cái gọi là “nền văn hóa hối hả” với nhịp độ làm việc nhanh và đòi hỏi khắt khe khiến nhiều nhân viên phải lo lắng, chiến lược của Apple khiến cho mọi người có được sự tự do nhất định, chủ động làm những thứ mà họ muốn làm và hơn thế nữa.

Mặc dù về mặt lịch sử, Apple nổi tiếng là nơi làm việc khắc nghiệt với rất ít sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống (work-life balance). Tuy nhiên, với những gì đã diễn ra, từ sự ảnh hưởng của Covid-19 đến đến tinh thần làm việc của nhân viên đến những sự thay đổi trong yêu cầu từ chính nhân viên đối với nơi làm việc, Apple đã thực sự thay đổi.

Trong khi với Amazon, phần lớn nhân viên đều cho rằng môi trường làm việc ở đây quá khắc nghiệt (như các cuộc đình công đòi quyền lợi mới đây của nhân viên Amazon tại nhiều quốc gia), Apple mang lại cho nhân viên nhiều sự tự do, thậm chí nhân viên còn chủ động làm việc nhiều hơn.

Về tổng thể, cách tiếp cận của Apple là khuyến khích yếu tố năng suất nhưng đồng thời cũng xây dựng văn hóa hối hả tích cực – và tập trung vào chính sự hạnh phúc của nhân viên.

Nó tạo ra một công việc “thoải mái” trong đó nhân viên có một mức độ tự do nhất định để làm những gì họ muốn khi họ muốn.

Là khi họ hoàn thành những công việc của mình.

Chiến lược “làm hết sức, chơi hết mình” mặc dù không phải là ý tưởng mới, thực hiện nó một cách đúng đắn thì vẫn còn là thứ xa xỉ ở nhiều doanh nghiệp.

Doanh nghiệp không phải là “nhà giữ trẻ”.

Nếu bạn làm việc trong môi trường công sở đủ lâu, hy vọng là bạn có thể đã biết đến thuật ngữ “”Corporate babysitting”.

“Babysitting” có nghĩa là “giữ trẻ” nhưng trong ngữ cảnh doanh nghiệp, “corporate babysitting” có thể ám chỉ việc giải quyết những vấn đề nhỏ như xung đột giữa nhân viên, quản lý những tình huống nhạy cảm, hoặc đảm bảo rằng mọi người đang làm việc hiệu quả và không có sự cố xảy ra.

Mục tiêu là duy trì sự ổn định và hòa hợp trong tổ chức. Tuy nhiên, thuật ngữ này có thể mang theo ý tiêu cực, chỉ ra sự cần thiết để giữ gìn tình trạng nội bộ thay vì tập trung vào sự đổi mới và phát triển.

Tại Apple, điều này được xem là điều cấm kỵ khi các nhà quản lý là những người quản lý vi mô, tập trung vào xử lý các vấn đề nhỏ của nhân viên, giám sát nhân viên từng chút một. Nó thực sự vừa khiến cho các nhà quản lý mất đi nhiều cơ hội vừa làm cho nhân viên thực sự mệt mỏi.

Nhân viên cần có không gian để làm việc và làm tốt công việc của họ, và doanh nghiệp cần hỗ trợ họ thay vì giám sát họ.

Một trong những lý do khiến Apple có thể nới lỏng việc giám sát nhân viên là vì Apple có quy trình tuyển chọn ứng viên cực kỳ nghiêm ngặt – và cực kỳ chiến lược. Với quy tắc 3 chữ E: tính chuyên môn, sự dễ dàng và khả năng tuyển dụng, Apple có thể yên tâm rằng các ứng viên một khi được tuyển vào đều vừa có đủ trình độ chuyên môn cao để hoàn thành công việc, vừa có đủ yếu tố trách nhiệm với chính họ và với doanh nghiệp.

Quyền tự chủ tăng thì hiệu suất tăng.

Thay vì trừng phạt những người có thành tích cao bằng nhiều công việc hơn, hãy thưởng cho họ nhiều sự tự do hơn. Đó chính là triết lý của Apple.

Nói cách khác, nhân viên có thể làm những gì họ muốn nếu họ hoàn thành công việc. Suy cho cùng, nếu họ đã hoàn thành công việc của mình thì họ đã có được quyền, đó là khi họ đã có được sự tin tưởng từ các cấp trên của họ.

Khi nhân viên chứng minh được giá trị của mình về mặt số lượng và chất lượng công việc, họ ngày càng có được nhiều sự tự do hơn. Khi họ có nhiều sự thoải mái hơn, hiệu suất công việc của họ cũng tích cực hơn.

Mọi người sẽ vui vẻ làm tốt công việc của họ cho những người họ muốn làm hài lòng.

Bạn hãy hình dung thế này, nếu bạn yêu thích người quản lý của mình hay doanh nghiệp của mình, bạn luôn có năng lượng và động lực để làm tốt công việc được giao chỉ vì đơn giản là bạn muốn làm cho sếp của mình tự hào về mình. Điều này sẽ hoạt động theo chiều ngược lại với một người quản lý tồi.

Từ góc nhìn này, việc trở thành kiểu doanh nghiệp hay người quản lý mà nhân viên vui vẻ làm việc chăm chỉ được xem là chìa khoá để phát triển doanh nghiệp và giữ chân nhân viên.

Như Apple đã chỉ ra, “làm hết sức, chơi hết mình” không còn là thuật ngữ lỗi thời sau làn sóng kiệt sức. Những người sử dụng lao động có thể thực hiện chiến lược này là những người có được các nhân viên luôn có động lực để vươn lên. Bởi vì khi làm như vậy, những người có thành tích xuất sắc sẽ muốn được hướng tới sự tự do, thay vì bị đẩy vào tình trạng kiệt sức.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …