Skip to main content

Chủ Circle K định giá 7-Eleven đến 42 tỷ USD trong thương vụ mua lại nhưng vẫn bị từ chối

7 Tháng Chín, 2024

Tập đoàn bán lẻ Nhật Bản Seven & i Holdings Co. (sở hữu 7-Eleven) không đồng ý mức giá mua cổ phần khoảng 6.000 tỷ yen (khoảng 42 tỷ USD) do Couche-Tard đề xuất.

Theo nguồn tin thân cận, Hội đồng quản trị Seven & i – đơn vị vận hành chuỗi 7-Eleven, sẽ gửi thư phản hồi chính thức tới Couche-Tard – công ty mẹ chuỗi Circle K, vào cuối tuần này sau khi ủy ban gồm các giám đốc độc lập xem xét kỹ lưỡng đề xuất này, tờ Bloomberg đưa.

Seven & i khẳng định mức giá mua của Couche-Tard chưa phản ánh đúng giá trị kinh doanh và chiến lược phát triển của công ty. Couche-Tard đã đưa ra mức giá gần 15 USD/cổ phiếu, tương đương định giá Seven & i vào khoảng 6.000 tỷ yên (khoảng 42 tỷ USD).

Ngoài ra, Seven & i cũng bày tỏ quan ngại về khả năng vi phạm luật chống độc quyền của Mỹ. Phía doanh nghiệp từ chối bình luận thêm về thông tin này.

Advertisement

Về phía Couche-Tard, Tổng Giám đốc sắp nhậm chức Alex Miller khẳng định mong muốn xây dựng mối quan hệ tích cực với Seven & i và tự tin về thương vụ này. Ông Miller nhấn mạnh: “Chúng tôi nhận thấy cơ hội lớn để cùng nhau phát triển, nâng cao dịch vụ cho khách hàng và mang lại kết quả hấp dẫn cho cổ đông, nhân viên cũng như các bên liên quan của cả hai công ty.”

Hiện chủ chuỗi Cirlce K có giá trị vốn hóa thị trường khoảng 70 tỷ đô la Canada (tương đương 52 tỷ USD).

Nếu thành công, sự kết hợp giữa hai tập đoàn này sẽ tạo ra một đế chế bán lẻ tiện lợi toàn cầu với hơn 100.000 cửa hàng. Tuy nhiên, quy mô khổng lồ này có thể đối mặt với sự giám sát gắt gao từ cơ quan quản lý cạnh tranh Mỹ.

Một trở ngại khác là Chính phủ Nhật Bản có quyền ngăn chặn hoặc yêu cầu điều chỉnh các điều khoản của thương vụ, do Seven & i nằm trong danh sách các công ty được coi là quan trọng đối với an ninh quốc gia.

Advertisement

Trước đây, việc thâu tóm một doanh nghiệp Nhật Bản lớn và nổi tiếng như vậy thường bị coi là khó xảy ra. Nguyên do là xu hướng bảo hộ của chính phủ và các hội đồng quản trị ưu tiên sự ổn định hơn là lợi ích của cổ đông. Tuy nhiên, những hướng dẫn quản trị doanh nghiệp mới được ban hành, nhằm thúc đẩy sự năng động hơn cho nền kinh tế Nhật Bản, đã chú trọng việc cải thiện quản trị và bảo vệ nhà đầu tư.

Đề xuất mua lại của Couche-Tard diễn ra trong bối cảnh Seven & i đang chịu áp lực từ cổ đông ValueAct Capital Management LP, yêu cầu tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của 7-Eleven và thu hẹp mảng kinh doanh siêu thị, cửa hàng bách hóa. Trước đó, ValueAct đã không thành công trong nỗ lực loại Tổng Giám đốc Ryuichi Isaka.

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các game sử dụng hình ảnh lá bài trên ZingPlay sẽ được đóng trong những ngày tới

15 Tháng Mười Một, 2024
Các game sử dụng hình ảnh lá bài trên ZingPlay sẽ được đóng trong những ngày tới nhằm đáp ứng ngh…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement