Skip to main content

Những sai lầm trong logo mới của Kia mà các Marketer cần tránh

9 Tháng Năm, 2023

Một trong những lần tái nhận diện thương hiệu đáng chú ý gần đây nhất của thương hiệu xe hơi đến từ Hàn Quốc Kia đó là việc thay đổi logo vốn được xem là biểu tượng của thương hiệu này. Tuy nhiên, logo mới dường như không phải là một chiến lược thành công của Kia, ít nhất là về mặt nhận diện thương hiệu.

Những sai lầm trong logo mới của Kia mà các Marketer cần tránh
Những sai lầm trong logo mới của Kia mà các Marketer cần tránh

Thương hiệu xe hơi đến từ “xứ sở kim chi” Kia đã chính thức ra mắt logo mới vào tháng 1 năm 2021. Trái ngược với những mong đợi từ phía thương hiệu sau đợt tái nhận diện thương hiệu mới, logo của Kia khiến không ít người dùng bối rối.

Về tổng thể, như bạn có thể thấy ở trên, trong khi chữ K vẫn có thể dễ nhận diện được, 2 chữ cuối là IA lại gây hiểu nhầm thành chữ N.

Đây cũng là lý do giải tích tại sao những từ khoá đại loại như “Thương hiệu xe KN mới là gì?” trở thành xu hướng tìm kiếm của người dùng.

Advertisement

Kia đã phạm phải một số sai lầm về cách thiết kế logo, điều mà những người làm marketing, xây dựng thương hiệu hay thiết kế cần tránh.

1. Thiếu sự rõ ràng.

Logo mới của Kia được thiết kế theo hình dạng trừu tượng và không đối xứng, dẫn đến người nhìn khó có thể nhận diện được Kia thay vì là KN. Đây là một trong những điều cấm ký khi thiết logo hay bộ nhận diện thương hiệu (brand identity).

Các thương hiệu lớn như Coca-Cola, McDonald’s, Nike hay Google đều theo xu hướng có logo đơn giản, có thể nhận ra ngay lập tức.

Các logo này thường sử dụng những hình dạng và phông chữ đơn giản, rõ ràng, giúp mọi người nhanh chóng nhận ra thương hiệu và liên tưởng logo với các giá trị khác của thương hiệu (tài sản thương hiệu).

Advertisement

2. Không nhất quán với lịch sử của thương hiệu.

Nếu bạn thường xuyên theo dõi các tin tức marketing từ MarketingTrips, có thể bạn đã nhận ra là “nhất quán” là một trong những từ khoá phải ghi nhớ khi làm thương hiệu.

Dù Logo mới của thương hiệu là gì hay bạn muốn thể hiện thêm điều gì, nó cũng đều cần phải nhất quán với những gì thương hiệu từng có trước đó, trừ khi thương hiệu đang tái nhận diện hoàn toàn.

Logo mới của Kia thể hiện sự khác biệt đáng kể so với logo trước đó, vốn đã có từ rất lâu và dễ nhận biết. Nó thiếu tính kế thừa và tiếp nối của thương hiệu.

Các thương hiệu như Apple hay Mercedes-Benz cũng thay đổi logo theo thời gian nhưng họ vẫn duy trì được tính liên tục và kết nối với lịch sử cũng như giá trị của thương hiệu.

Advertisement

3. Khó sử dụng.

Với cách thiết kế và bố cục mới, logo của Kia sẽ khó sử dụng với những kích thước nhỏ hơn, trên các bao bì, tài liệu quảng cáo hoặc trong một số phương pháp in nhất định.

Khi quá trình xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding) buộc marketer phải thể hiện logo trên nhiều phương tiện khác nhau, các logo có thiết kế đơn giản cả font chữ lẫn bố cục là chìa khoá.

4. Logo mới của Kia quá phức tạp.

Theo góc nhìn của một số chuyên gia thiết kế, logo mới của Kia với nhiều lớp và các chi tiết phức tạp có thể gây mất tập trung hoặc khó hiểu cho khách hàng.

Logo của các thương hiệu như Apple, Target và FedEx thường khá đơn giản và theo xu hướng tối giản (minimalistic designs). Những logo này dễ nhận biết và dễ nhớ, với thiết kế rõ ràng và gọn gàng, thay vì khiến khách hàng phải đau đầu khi nhận diện.

Advertisement

Trong khi việc tái nhận diện thương hiệu là điều khó có thể tránh khỏi trong suốt quá trình phát triển của thương hiệu. Các marketer cần đảm bảo rằng thương hiệu của mình đang bắt kịp các xu hướng thiết kế mới, hiệu quả hơn. Nhiều thương hiệu lớn như Mastercard, Instagram hay Google cũng đều đã thay đổi logo và tất cả chúng đều “rất đơn giản”.

Tối giản, giảm màu sắc, đơn giản và tăng khoảng trắng là các nền tảng chính.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Mạng xã hội Threads cập nhật thuật toán mới

24 Tháng Mười Một, 2024
Với thuật toán mới, Threads sẽ hạn chế đề xuất những nội dung từ các tài khoản không theo dõi. Đâ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement