Skip to main content

Branding là gì? Kiến thức nền tảng cần biết về Branding

2 Tháng Một, 2022

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu toàn diện các lý thuyết và kiến thức căn bản xoay quanh thuật ngữ Branding (Xây dựng nhận diện thương hiệu) như: Branding là gì, Vai trò của Branding đối với thương hiệu và trong Marketing, Branding bao gồm những gì, phân biệt giữa Branding và Brand Building và hơn thế nữa.

branding là gì
Branding là gì? Kiến thức nền tảng cần biết về Branding

Branding là quá trình một doanh nghiệp nào đó tiến hành xây dựng độ nhận diện cho một thương hiệu hay sản phẩm cụ thể. Là một trong những thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong ngành Marketing nói chung và các hoạt động xây dựng thương hiệu, thuật ngữ Branding vẫn chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn và đầy đủ. Đặc biệt vẫn còn nhiều Marketer nhầm lẫn giữa Branding với Brand Building.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Branding là gì?
  • Branding là gì trong Marketing?
  • Co Branding là gì?
  • Phân biệt Branding vs Brand và Brand Building.
  • Tại sao doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào Branding.
  • Vai trò của Branding đối với thương hiệu và doanh nghiệp là gì?
  • Xây dựng Brand Guidelines – Bản định hướng giúp doanh nghiệp làm Branding thành công.
  • Branding trong Marketing.
  • Branding trong cấu trúc xây dựng thương hiệu (Brand).
  • Thuận lợi và bất lợi của Branding với doanh nghiệp.
  • Những câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Branding.

Bên dưới là chi tiết tất cả những gì bạn cần biết về Branding.

Advertisement

Branding là gì?

Branding trong tiếng Việt có nghĩa là Xây dựng nhận diện thương hiệu.

Branding là khái niệm đề cập đến quá trình một doanh nghiệp nào đó tiến hành xây dựng độ nhận diện cho một thương hiệu hay sản phẩm cụ thể.

Trước hết, khoan hãy đi sâu về khái niệm branding trong Marketing hay Thương hiệu. Ví nó là thuật ngữ tiếng Anh nên cơ bản cần hiểu xem trong tiếng Việt nó có nghĩa là gì (về mặt câu từ hay ngữ nghĩa).

Theo từ điển Cambridge, Branding là Danh từ (Noun) có nghĩa là quá trình làm cho một sản phẩm, dịch vụ, tổ chức hay con người trở nên dễ phân biệt hơn so với những thứ tương tự còn lại bằng cách kết nối chúng tới một tên gọi, mẫu thiết kế, biểu tượng hay một tập hợp nhận diện cụ thể nào đó.

Advertisement

Branding bao gồm các mẫu thiết kế, biểu tượng, màu sắc…những thứ mà người dùng sử dụng nó để nhận diện và kết nối với sản phẩm hay doanh nghiệp.

Từ các phân tích này, bạn có thể thấy rằng, Branding đóng vai trò như một “từ tượng hình”, nó là đại diện cho những thứ hữu hình mà một người nào đó có thể nhìn thấy và phân biệt (so với những thứ còn lại).

(Note: Đối với ngành Marketing, việc phân tích các thuật ngữ không mang ý nghĩa chính là chứng minh việc đúng – sai của bản thân thuật ngữ đó mà là để làm rõ các nhiệm vụ hay công việc cụ thể đằng sau mỗi thuật ngữ).

Co – branding là gì?

Co-branding là hợp tác hay đối tác thương hiệu, khái niệm mô tả quá trình một doanh nghiệp hay thương hiệu cụ thể liên kết và hợp tác với một thương hiệu hay doanh nghiệp khác nhằm đạt được các mục tiêu về Marketing hoặc (và) Kinh doanh.

Advertisement

Co-branding còn được dùng để khái quát hoá một loạt các hoạt động Marketing liên quan đến hai hay nhiều thương hiệu liên kết với nhau.

Branding là gì trong Marketing?

Một khi đã hiểu ý nghĩa thực sự đằng sau thuật ngữ Branding, bạn có thể dễ dàng hơn khi đặt nó vào bối cảnh của ngành Marketing nói chung.

Trong Marketing, Branding có thể hiểu (đúng đắn nhất) là xây dựng nhận diện thương hiệu (không phải Xây dựng thương hiệu hay Thương hiệu và ý này sẽ được MarketingTrips phân tích trong các phần tiếp theo).

Branding là quá trình tạo ra một bản sắc riêng biệt cho một doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ cụ thể trong tâm trí đối tượng và người tiêu dùng mục tiêu.

Advertisement

Về mặt tổng thể, Branding có thể được chia làm 2 cấp độ (nhận diện).

  • Ở cấp độ cơ bản nhất, Branding bao gồm những thứ hữu hình có thể nhận diện và phân biệt được như logo, màu sắc, các mẫu thiết kế trực quan (Visual), slogan…
  • Ở cấp độ thứ hai, Branding bao gồm những thứ vô hình (không thể nhìn thấy) nhưng khách hàng vẫn có thể sử dụng nó để phân biệt, nhận diện hay ghi nhớ về một sản phẩm, doanh nghiệp hay thương hiệu cụ thể. Những điểm nhận diện này có thể là chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và thậm chí cả cách bạn định giá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Bằng cách xây dựng những điểm tiếp xúc với khách hàng (Touchpoints) chẳng hạn như website, thiết kế các mẫu quảng cáo để giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, thiết kế nên các nhận diện như logo hay bao bì, chọn màu sắc cụ thể cho sản phẩm hay dịch vụ… bạn đang Branding cho các sản phẩm hay doanh nghiệp của mình.

Branding là cách bạn định hình các sản phẩm và dịch vụ của mình trong mắt khách hàng mục tiêu, tác động đến nhận thức của họ về những gì bạn cung cấp.

Phân biệt Branding vs Brand và Brand Building.

Phân biệt Branding vs Brand và Brand Building.
Phân biệt Branding vs Brand và Brand Building.

Như đã phân tích ở trên, Branding là quá trình tạo ra một bản sắc riêng biệt cho một doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ cụ thể trong tâm trí đối tượng và người tiêu dùng mục tiêu.

Advertisement

Điều này có nghĩa là để có thể khiến cho khách hàng nhận diện, biết và nhớ về doanh nghiệp hay một sản phẩm nào đó, bạn cần phải xây dựng.

Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không làm gì hay đầu tư bất cứ chiến lược Branding nào, bạn vẫn sẽ có một thương hiệu (Brand), chỉ là, nó là thương hiệu như thế nào.

Ví dụ: nếu bạn là một doanh nghiệp có dịch vụ khách hàng không tốt, điều này cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến cách khách hàng nhìn nhận về bạn hay nói cách khác nó ảnh hưởng đến Thương hiệu hay Brand của bạn.

Cuối cùng, những gì khách hàng nghĩ và nói về bạn (về doanh nghiệp hay các sản phẩm cụ thể), đó mới là thương hiệu của bạn, đó là những gì đang diễn ra thực tế chứ không phải những gì bạn muốn họ nghĩ.

Advertisement

Thương hiệu (Brand) là những ấn tượng xuất hiện trong tâm trí của khách hàng khi họ nghe đến tên doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn. Đó là những cảm nhận mà họ có dựa trên trải nghiệm của họ với bạn, dù đó là tốt hay xấu (Brand tốt – Brand xấu).

Điều này cũng giải thích lý do tại sao bạn cần xây dựng các chiến lược hay làm Branding và kế hoạch quản trị thương hiệu (Brand) của bạn là vô cùng quan trọng.

Thuật ngữ còn lại chưa được nhắc đến đó là Brand Building.

Khác với Branding hay Brand như đã phân tích ở trên, Brand Building có nghĩa Xây dựng thương hiệu, tức xây dựng Brand, đó chính là quá trình xây dựng tất cả những gì mà bạn muốn khách hàng nghĩ, nhớ và cảm nhận được về Brand.

Advertisement

Branding từ đó là chỉ một phần của Brand hay Brand Building và không phải tất cả các hoạt động Branding đều nhắm đến mục tiêu xây dựng thương hiệu hay xây dựng cách mà doanh nghiệp muốn khách hàng cảm nhận và nhớ về thương hiệu (như đã phân tích trong 2 cấp độ Branding ở trên).

Phân tích xa hơn, trong khi phần lớn Marketer tập trung vào các hoat động quảng cáo, truyền tải tất cả các nhận diện như logo, màu sắc, hay thậm chí là thông điệp (…Branding), trong nhiều trường hợp, mục đích của họ là bán hàng chứ không phải xây dựng thương hiệu (Brand).

Một sự thật là, không phải tất cả các hoạt động Marketing đều hướng tới việc xây dựng thương hiệu hay đóng góp tới giá trị của thương hiệu (Brand).

Tại sao doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào Branding.

Với tư cách là những người làm thương hiệu hay nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chắc chắn bạn sẽ không thể mong muốn tạo ra một thương hiệu (Brand) không đáng tin cậy hoặc thương hiệu xấu.

Advertisement

Một lần nữa, bạn vẫn sẽ có một thương hiệu bất kể bạn có đầu tư vào Branding hay không hay đầu tư như thế nào.

Mục đích cuối cùng của Branding là đơn giản hoá và dễ dàng giúp khách hàng mục tiêu của bạn hiểu về những gì bạn cung cấp cũng như cách bạn cần họ “nghĩ về” thông qua quá trình định vị thương hiệu (Brand Positioning).

Định vị thương hiệu không chỉ là cung cấp các USP tới khách hàng, nó là sự kết hợp của tất cả các cách thức bạn truyền đạt những gì mà bạn đại diện (và muốn khách hàng nhớ về).

Để Branding hiệu quả, người làm marketing cần có một bản kế hoạch chiến lược bài bản và toàn diện, bao gồm các hướng dẫn rõ ràng về thương hiệu (brand guidelines), các điểm nhận diện thương hiệu (Brand Identity) và hơn thế nữa.

Advertisement

Vai trò của Branding đối với thương hiệu và doanh nghiệp là gì?

Vai trò của Branding đối với thương hiệu và doanh nghiệp là gì?
Vai trò của Branding đối với thương hiệu và doanh nghiệp là gì?

Thông qua các phân tích ở trên, hẳn là bạn đã có thể nhận thấy tầm quan trọng của Branding đối với thương hiệu (Brand) hay doanh nghiệp.

Dưới đây là những gì bạn có thể mang lại cho doanh nghiệp nếu bạn làm Branding đúng:

  • Tăng doanh số bán hàng khi nhiều khách hàng hơn biết và hiểu về doanh nghiệp.
  • Cải thiện lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu cũng như sự công nhận của khách hàng tới những gì mà doanh nghiệp đang làm (cung cấp).
  • Giúp tạo ra một doanh nghiệp có sứ mệnh và mục đích tồn tại rõ ràng.
  • Giúp tạo ra một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, nơi nhân viên và thậm chí là các đối tác yêu thích những gì bạn đang làm.
  • Thu hút nhân tài đến với doanh nghiệp để cống hiến vì sứ mệnh chung.
  • Là công cụ giúp phát triển giá trị hay tài sản thương hiệu (Brand Equity) mạnh mẽ để từ đó nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Trong khi Branding như bạn thấy có thể rất mất thời gian và tốn kém, những gì nó có thể mang lại cho doanh nghiệp là vô cùng đáng giá.

Xây dựng Brand Guidelines – Bản định hướng giúp doanh nghiệp làm Branding thành công.

Khi nói đến Branding nói riêng và các hoạt động xây dựng thương hiệu (Brand Building) nói chung, Tính nhất quán (consistent) là từ khoá chính bạn cần khắc ghi.

Advertisement

Có bản hướng dẫn bao gồm các nguyên tắc thương hiệu rõ ràng là kim chỉ nam để duy trì một thương hiệu nhất quán và gắn kết.

Thương hiệu (Brand) của bạn không chỉ bao gồm cách khách hàng nhìn nhận về bạn mà còn bao gồm cả cách nhân viên của bạn nghĩ về bạn.

Ngoài logo và màu sắc, bạn có thể truyền đạt thông điệp thương hiệu và nhận diện thương hiệu, tức quá trình làm Branding của mình thông qua các yếu tố sau:

  • Có lời hứa thương hiệu rõ ràng: Bạn muốn được khách hàng mục tiêu biết đến vì điều gì?
  • Cách nhân viên của bạn đối xử với khách hàng: Bạn có được biết đến với tư cách là nơi cung cấp những trải nghiệm khách hàng tuyệt vời không?
  • Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm hay dịch vụ của bạn có được biết đến là chất lượng cao hay không?
  • Chiến lược giá bán: Chiến lược giá của bạn đang hướng đến những phân khúc khách hàng nào, các phân khúc (segment) khác nhau đón nhận các mức giá khác nhau?
  • Bao bì sản phẩm: Bao bì sản phẩm của bạn đang có tác động đáng kể đến sự nhận diện thương hiệu và giá trị thương hiệu của bạn hay không?
  • PR: Quan hệ công chúng (PR) và chiến lược Branding thường đi đôi với nhau. Cách bạn phản ứng với những thách thức và sai lầm bạn mắc phải trong khi phát triển doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách đối tượng mục tiêu nhìn nhận về bạn.
  • Influencer/KOL: Thương hiệu của bạn có đang hợp tác với những người có ảnh hưởng để thúc đẩy nhận diện thương hiệu không?
  • Quảng cáo: Cuối cùng, quảng cáo hiệu quả là rất quan trọng để nâng cao nhận diện thương hiệu của bạn. Bạn không thể xây dựng bất cứ điều gì nếu các thông tin hay thông điệp bạn cần truyền tải không đến được nhiều và thường xuyên với công chúng hay khách hàng mục tiêu.

Về cơ bản, hầu như mọi quyết định bạn đưa ra trong công việc kinh doanh của mình cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh của thương hiệu (dù ít hay nhiều).

Advertisement

Thấu hiểu thuật ngữ Co – Branding hay Hợp tác tương hiệu.

Có một kiểu hợp tác thương hiệu điển hình là hai hoặc nhiều công ty hợp tác để gắn các thành phần nhận diện thương hiệu như logo, tên hiệu vào một sản phẩm nào đó.

Mục đích của việc hợp tác này nhằm kết hợp sức mạnh của hai hoặc nhiều thương hiệu để gia tăng sự vượt trội về giá trị mà khách hàng sẵn sàng chi trả, tăng cường khả năng chống lại sản phẩm hoặc dịch vụ của mỗi nhà sản xuất riêng lẻ hoặc giúp kết nối sự cảm nhận đa dạng của các thương hiệu cho một sản phẩm nào đó.

Việc hợp tác thương hiệu hay Co-branding sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng và thỏa mãn nhu cầu khách hàng; đạt lợi ích tài chính; tăng cường vị thế cạnh tranh; giới thiệu sản phẩm mới với những ấn tượng mạnh mẽ; tạo ra giá trị được khách hàng mới cảm nhận; gia tăng hiệu quả hoạt động…

Có không ít các thương hiệu nước ngoài hợp tác với các thương hiệu trong nước. Việc hợp tác thương hiệu sẽ giúp các doanh nghiệp nước ngoài khai thác thị trường mới với chi phí thấp nhất; có cách tiếp cận thích hợp khi công ty tìm kiếm phản hồi nhanh hơn; thu nhập từ tiền bản quyền; chia sẻ rủi ro; tạo tiềm năng phát triển các mối quan hệ hợp tác trong tương lai.

Advertisement

Còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, họ sẽ được tiếp cận nguồn lực tài chính mới; việc hợp tác công nghệ giữa hai công ty sẽ cho kết quả tốt hơn là nỗ lực của một công ty đơn lẻ; giúp gia tăng giá trị cho thương hiệu hợp tác; ấn tượng sản phẩm và sự tín nhiệm được cải thiện với những liên tưởng thương hiệu khác; gia tăng sự tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm; gia tăng sự xuất hiện trước khách hàng từ những quảng cáo kết hợp.

Các kiểu Co Branding chính hiện có.

Có 4 dạng hợp tác thương hiệu chính là hợp tác thương hiệu thành phần cấu thành; hợp tác thương hiệu cùng công ty; hợp tác thương hiệu liên doanh; hợp tác thương hiệu đa tài trợ.

  • Ingredient co branding là gì?

Hợp tác thương hiệu thành phần cấu thành (ingredient co-branding) là hình thức tạo ra giá trị thương hiệu cho nguyên vật liệu, các thành phần chứa trong các sản phẩm khác. Chẳng hạn máy tính xách tay Dell sử dụng chip của Intel, pin của Sony và phần mềm của Microsoft.

  • Same company co branding là gì?

Hợp tác thương hiệu cùng công ty (same company co-branding) là hình thức một công ty quảng bá cho nhiều thương hiệu. Ví dụ Masan quảng bá cho nước tương Chinsu kết hợp với nước mắm Nam Ngư.

Advertisement
  • Joint-venture co branding là gì?

Hợp tác thương hiệu liên doanh (joint-venture co-branding) là hình thức hai hoặc nhiều công ty hợp tác quảng bá một sản phẩm cho một đối tượng khách hàng mục tiêu.

Chẳng hạn trường hợp Sacombank kết hợp với Viễn Thông A tạo ra sản phẩm thẻ giúp người tiêu dùng sử dụng thẻ của Sacombank để mua hàng ở siêu thị của Viễn Thông A với một số ưu đãi.

  • Multi-sponsors co branding là gì?

Hợp tác thương hiệu đa tài trợ (multi-sponsors co-branding) là hình thức hai hoặc nhiều công ty, nhiều thương hiệu hợp tác theo hình thức tài trợ để quảng bá cho các sản phẩm và thương hiệu của nhau. Chẳng hạn nhiều thương hiệu cùng tham gia quảng bá thương hiệu và đưa sản phẩm về nông thôn trong chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao.

Để việc hợp tác thương hiệu thật sự mang lại hiệu quả cao, doanh nghiệp cần:

Advertisement

1. Tìm kiếm những thương hiệu bổ sung cho nhau.

2. Tìm kiếm sự hợp lực giữa các sản phẩm và dịch vụ.

3. Giúp mở rộng khách hàng và trải nghiệm khách hàng.

4. Đảm bảo ban giám đốc của các bên tương thích và thống nhất quan điểm.

Advertisement

5. Bắt đầu ở quy mô nhỏ trước khi nhân rộng.

Hiểu biết đầy đủ về hợp tác thương hiệu và áp dụng hiệu quả hình thức này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thương hiệu vững mạnh và gia tăng hiệu quả kinh doanh.

Ngoài ra, để khai thác tốt hình thức hợp tác thương hiệu, doanh nghiệp cũng cần sự hỗ trợ của các cơ quan và các hiệp hội liên quan.

Những câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Branding.

  • Branding có ý nghĩa chính là gì trong Marketing.

Branding trong Marketing đề cập đến quá trình xây dựng các nhận thức tích cực (tốt) về doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ, thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông Marketing như mạng xã hội, báo chí, quảng cáo, website, và hơn thế nữa.

Advertisement
  • Lợi ích lớn nhất của Branding trong hoạt động kinh doanh là gì?

Về mặt kinh doanh, Branding là quá trình định hình cách mà doanh nghiệp muốn công chúng mục tiêu nhìn nhận và đánh giá về các sản phẩm và dịch vụ của họ với mục tiêu cuối cùng là khách hàng tin tưởng doanh nghiệp nhiều hơn và từ đó bán hàng được nhiều hơn.

  • Branding Design là gì?

Branding Design là thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, các công việc cần làm có thể là thiết kế logo, màu sắc, bao bì, brochure, website, ứng dụng…

  • Content Branding là gì?

Là hoạt động xậy dựng và phân phối nội dung (Content) với mục tiêu là xây dựng độ nhận diện của thương hiệu (Branding). Thông qua các nội dung theo định hướng Branding, khách hàng có thể dễ dàng nhận ra thương hiệu và ghi nhớ thương hiệu tốt hơn.

  • Employee (Employer) Branding là gì?

Employee Branding có thể được định nghĩa là quá trình một doanh nghiệp xây dựng danh tiếng của họ đối với nhân viên với mục tiêu là cải thiện cách nhân viên nhìn nhận và đánh giá về họ với tư cách là nhà tuyển dụng (hay người sử dụng lao động).

Advertisement

Employee Branding có thể giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng được chấp nhận hơn trên thị trường tuyển dụng, do đó họ có thể tuyển dụng và giữ chân những nhân viên tài năng phù hợp với văn hóa và giá trị của doanh nghiệp.

  • Multi-market Branding là gì?

Trong ngành Marketing, Multi-market Branding là khái niệm được dùng để chỉ một thương hiệu nào đó thực hiện chiến lược xây dựng nhận diện thương hiệu trên nhiều thị trường khác nhau.

Đó có thể là trên những khu vực khác nhau hoặc các phân khúc khách hàng khác nhau.

  • Digital Branding là gì?

Là hoạt động xây dựng hình ảnh và nhận diện của thương hiệu trên các nền tảng kỹ thuật số như Facebook, Google, TikTok, Digital OOH, hay trên các website báo chí.

Advertisement
  • Branding Identity là gì?

Vốn được gọi là Brand Identity, khái niệm đề cập đến tất cả các yếu tố giúp một khách hàng nhận diện hay phân biệt một thương hiệu so với các thương hiệu còn lại.

  • Quảng cáo Branding hay Branding trong quảng cáo là gì?

Trong ngành quảng cáo, Branding có thể được hiểu là một mục tiêu của quảng cáo, khác với Performance là thúc đẩy chuyển đổi bán hàng, các quảng cáo định hướng Branding hướng tới mục tiêu xây dựng độ nhận diện thương hiệu.

  • Re Branding là gì?

Re Branding hay Rebranding trong tiếng Việt có nghĩa là tái nhận diện thương hiệu, đó chính là quá trình một thương hiệu nào đó thay đổi các điểm nhận diện của thương hiệu ví dụ như màu sắc bao bì, logo, slogan hay bất cứ thứ gì khác mà người tiêu dùng có thể dùng nó để phân biệt giữa các thương hiệu.

Kết luận.

Như đã phân tích ở trên, mục tiêu chính của các phân tích của MarketingTrips không phải là để phân biệt đúng sai của các từ ngữ hay thuật ngữ đơn thuần mà là ý nghĩa thực sự đằng sau của các thuật ngữ đó.

Advertisement

Bằng cách hiểu branding là gì, và chúng khác với Brand Building như thế nào, bạn với tư cách là những người làm Marketing chuyên nghiệp có thể bắt đầu các công việc của mình một cách đúng đắn và mang lại nhiều giá trị hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement