Skip to main content

Tại sao Google đồng ý trả phí nội dung cho Pháp nhưng lại khước từ Úc

27 Tháng Một, 2021

Google đang chống lại luật pháp của Úc để không trả phí cho các nhà xuất bản tin tức trong khi lại ký một thỏa thuận khác đồng ý trả phí cho các nhà xuất bản Pháp. Đâu là sự khác biệt ở đây.

Sự nhầm lẫn xảy ra sau đó khi Google tiếp tục không đồng ý với bộ luật đang chờ xử lý buộc họ phải trả phí cho các nhà xuất bản Úc để được giới thiệu nội dung của họ trong SERPs, đồng thời ký một thỏa thuận đồng ý thanh toán cho các nhà xuất bản Pháp cho nội dung của họ.

Tuy nhiên, khi bạn nhìn vào hai bản thoả thuận, có một sự khác biệt rõ ràng.

Câu chuyện đằng sau thoả thuận với Pháp

Vào năm 2020, độc giả Pháp đã thấy kết quả tin tức từ các nhà xuất bản châu Âu được lấy từ SERPs (trang kết quả tìm kiếm trên Google) để đáp trả lại luật bản quyền đã được thông qua.

Vào tháng 10, Google thông báo rằng họ đang đầu tư 1 tỷ USD trong ba năm để trả phí cho các nhà xuất bản cho nội dung được giới thiệu trên Google News Showcase.

Thỏa thuận với Pháp cho phép Google đàm phán các giấy phép riêng lẻ, theo đó khoản thanh toán sẽ dựa trên các chỉ số cụ thể và có thể đo lường được.

Điều này bao gồm việc Google thay mặt người đọc thanh toán cho bất kỳ nội dung nào được xuất bản, cho phép người dùng truy cập vào nội dung mà họ sẽ không thể xem trừ khi họ thanh toán.

Câu chuyện đằng sau thoả thuận với Úc

Sự khác biệt chính giữa thỏa thuận với Pháp và xung đột của Úc là thỏa thuận này không chỉ liên quan đến việc Google sẽ phải trả phí liên kết đến nội dung của họ trong SERPs mà còn yêu cầu phía Google phải thông báo về “những thay đổi thuật toán có chủ ý” sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh truyền thông cho các nhà xuất bản và chính phủ Úc.

Trong phiên điều trần tại Thượng viện diễn ra vào thứ Sáu ngày 22 tháng 1, Giám đốc điều hành của Google Australia, Bà Mel Silva, đã nêu ra các vấn đề với Bộ luật thương lượng trên phương tiện truyền thông tin tức (News Media Bargaining Code) và đưa ra ba sửa đổi kỹ thuật giúp Bộ luật này “khả thi” hơn đối với họ.

“Đầu tiên, thay vì thanh toán cho các liên kết và trích dẫn, Bộ quy tắc có thể chỉ định News Showcase và cho phép Google đạt được các thỏa thuận thương mại để trả giá trị cho các nhà xuất bản tin tức của Úc các lưu lượng truy cập có giá trị mà chúng tôi đã cung cấp thông qua công cụ tìm kiếm.”

Về cơ bản, Bà Mel Silva đã cung cấp cùng một thỏa thuận đã được ký kết với Pháp, theo đó khoản thanh toán sẽ được thực hiện cho các nhà xuất bản đồng ý hoạt động thông qua ứng dụng News Showcase của Google.

Điều này sẽ mang lại cho Úc hai miếng bánh, một là nội dung của họ sẽ có sẵn trong kết quả tìm kiếm tự nhiên và hai là xuất hiện trong Google News Showcase.

Tuy nhiên, sẽ không có khoản thanh toán nào được thực hiện cho nội dung hiển thị trong kết quả tìm kiếm tự nhiên, chỉ những tin tức xuất hiện trong News Showcase mới nhận được khoản thanh toán.

“Thứ hai, các điều khoản trong Bộ luật hiện có mang lại rủi ro hoạt động và tài chính không thể quản lý được cho Google. Nếu điều này được thay thế bằng trọng tài thương mại tiêu chuẩn, điều này sẽ khuyến khích các cuộc đàm phán thiện chí và đảm bảo chúng tôi phải chịu trách nhiệm bằng cách giải quyết tranh chấp mạnh mẽ.”

Điểm này cũng đã được thảo luận trong một bài đăng trên blog do Google xuất bản, trong đó nêu ra 08 lý do khiến Bộ luật thương lượng này của Úc không thể thực hiện được.

“Cuối cùng, điều khoản thông báo thuật toán cần được điều chỉnh để Google chỉ thông báo về những thay đổi quan trọng có thể hành động đối với thuật toán của Google, để đảm bảo nhà xuất bản có thể phản hồi với những thay đổi ảnh hưởng đến họ. Còn lại những thứ về thuật toán chuyên sâu thì chúng tôi không thể chia sẻ”.

Tại sao Google tranh chấp với bộ luật

Ngoài ba điểm được nêu trong tuyên bố mở đầu của Bà Mel Silva tại phiên điều trần tại Thượng viện, Google tiếp tục giải thích lý do tại sao họ phản đối bộ luật đang đàm phán nhưng lại ủng hộ một bộ luật công bằng trong một bài đăng trên blog.

Các điểm bổ sung chỉ rõ rằng bộ luật về cơ bản sẽ phá vỡ ‘Google Tìm kiếm’ và dẫn đến việc Google không còn lựa chọn nào khác ngoài việc rút các dịch vụ của họ khỏi Úc.

Google cũng đã tham khảo những người dùng cùng các đơn vị khác và cũng được đồng ý rằng tìm kiếm tự nhiên vẫn nên là một tính năng miễn phí, nơi mà không có bên nào yêu cầu phải thanh toán mới được cấp quyền tìm kiếm.

Gã khổng lồ công nghệ nhắc lại rằng họ sẵn sàng trả phí cho các nhà xuất bản tin tức nhưng chỉ khi họ hoạt động thông qua Google News Showcase và thực hiện ‘các sửa đổi hợp lý đối với bộ luật; còn lại, các nội dung nếu có được xuất hiện trong các trang tìm kiếm tự nhiên thì sẽ không được trả phí vì bản thân Google cũng không tính phí cho người dùng những tính năng này.

Cuối cùng, Google chỉ ra rằng họ không hiển thị các bài báo đầy đủ mà sử dụng thuật toán để liên kết người dùng với các bài báo, họ không chịu trách nhiệm về việc sụt giảm doanh thu của tờ báo và việc công cụ tìm kiếm phải đóng góp cho Úc hàng năm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …