Skip to main content

Vực dậy Dior trên bờ phá sản – Bernard Arnault xây dựng nên đế chế hàng hiệu lớn nhất thế giới

17 Tháng Tám, 2023

Tính đến chiều ngày 15/8/2023, tỷ phú Bernard Arnault và gia đình có khối tài sản ròng là 217,9 tỷ USD, đứng thứ hai trong danh sách người giàu nhất thế giới. Bernard Arnault hiện là chủ tịch của đế chế thời trang xa xỉ LVMH.

Vực dậy Dior trên bờ phá sản - Bernard Arnault xây dựng nên đế chế hàng hiệu lớn nhất thế giới
Vực dậy Dior trên bờ phá sản – Bernard Arnault xây dựng nên đế chế hàng hiệu lớn nhất thế giới

Cuối tháng 4, LVMH – tập đoàn kinh doanh hàng xa xỉ do gia đình tỷ phú Bernard Arnault điều hành trở thành công ty châu Âu đầu tiên đạt giá trị thị trường vượt mốc 500 tỷ USD.

Đi kèm với kết quả kinh doanh tích cực khi doanh số bán hàng hiệu tăng trưởng trong đại dịch, khối tài sản ròng của tỷ phú Bernard Arnault cùng gia đình thường dao động ở mức 186 – 211 tỷ USD, trở thành gia tộc giàu nhất toàn cầu.

Tính đến chiều ngày 15/8/2023, tỷ phú Bernard Arnault và gia đình có khối tài sản ròng là 217,9 tỷ USD, đứng thứ hai trong danh sách người giàu nhất thế giới.

Advertisement

Cách “sói già” Bernard gây dựng đế chế hàng hiệu.

Năm ngoái, LVMH đã báo cáo doanh thu 79,2 tỷ euro (87 tỷ USD) và lợi nhuận đạt 21,1 tỷ euro (23 tỷ USD), đánh dấu năm thứ hai liên tiếp đạt hiệu suất kỷ lục. Con đường thành công của tỷ phú Bernard Arnault gắn liền với ngành hàng xa xỉ.

Ông được cho là đã dùng tiền từ công ty của gia đình để mua lại công ty mẹ của Christian Dior lúc đó đang trên bờ vực phá sản. Từ đó, ông được mời đầu tư vào LVMH.

LVMH (Louis Vuitton Moët Hennessy) là tập đoàn hàng xa xỉ đa quốc gia của Pháp được thành lập vào năm 1987 thông qua việc sáp nhập nhà mốt Louis Vuitton, công ty rượu Moët et Chandon và nhà sản xuất rượu cognac Hennessy.

Ngày nay, tập đoàn LVMH sở hữu danh mục đầu tư đa dạng gồm hơn 75 thương hiệu cao cấp trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thời trang và đồ da, nước hoa và mỹ phẩm, đồng hồ và trang sức, rượu vang và rượu mạnh…

Advertisement

Thời điểm Bernard Arnault đầu tư vào LVMH, hai phe phái đại diện cho Louis Vuitton và Moët Hennessy trong tập đoàn vừa mới được sáp nhập này đang mải mê trong cuộc chiến giành quyền lực.Trong thời gian ngắn, Arnault đã giành lấy miếng bánh về tay mình.

Hiện tại, ông vẫn có gần 50% cổ phần trong LVMH, và 97% tài sản ròng của ông đến từ số cổ phiếu này.

Tỷ phú Bernard Arnault được đánh giá là người tham vọng và khiến người khác phải dè chừng. Ông thường được truyền thông gọi với cái tên “ông trùm hàng hiệu” nhưng giới kinh doanh lại nhìn ông với biệt danh “sói già mặc cashmere”.

Thay vì nhìn nhận với dưới góc độ nhà kinh doanh thời trang, giới quan sát đặt ra so sánh giữa Bernard Arnault và Warren Buffett.

Advertisement

Bernard Arnault không chỉ kinh doanh thời trang, ông còn là một nhà đầu tư và nhà sưu tầm nghệ thuật. Người ta gọi ông là “sói già” vì chẳng ai có thể đoán trước con sói này sẽ nhắm đến con mồi mới nào.

Arnault có lý do để hành xử tự tin. Ông đã mua, nuôi dưỡng và hồi sinh các thương hiệu xa xỉ một cách có hệ thống và tạo dựng một tập đoàn đáng gờm.

Lịch sử thâu tóm các thương hiệu xa xỉ.

Như đã nêu, với tham vọng của mình, tỷ phú Bernard Arnault cùng tập đoàn LVMH rất tích cực trong các thương vụ mua lại chiến lược nhằm giúp phát triển và đa dạng hóa danh mục đầu tư các thương hiệu cao cấp của họ.

Sau khi LVMH sáp nhập ba công ty vào năm 1987, tới năm 1996, họ tiếp tục mua lại hãng thời trang Marc Jacobs và đến năm 1999 thâu tóm Givenchy.

Advertisement

Trong giai đoạn 2001-2013, LVMH liên tục thực hiện thương vụ sáp nhập hãng thời trang Emilio Pucci (2001), nhà sản xuất đồng hồ Hublot (2006), hãng trang sức Bulgari (2011), thương hiệu len cashmere Loro Piana (2012), nhà sản xuất vali Rimowa (2013).

Chưa dừng lại, ở giai đoạn 2017-2021, tập đoàn hàng xa xỉ này tiếp tục với thương vụ mua lại hãng trang sức Tiffany & Co. hoàn thành vào năm 2021 với giá trị hơn 16 tỷ USD – thương vụ sáp nhập có giá trị lớn nhất ngành xa xỉ.

Trước đó, trong hai năm 2017 và 2018, LVMH đã mua lại hãng nước hoa Pháp Maison Francis Kurkdjian và chuỗi khách sạn hạng sang Belmond.

Bữa trưa 90 phút cùng 5 người con và cách chọn người thừa kế.

Tỷ phú Bernard Arnault có 5 người con và họ đều nắm giữ những vị trí lãnh đạo cấp cao trong đế chế LVMH. Cách dạy con của vị tỷ phú cũng có nhiều điểm đáng chú ý.

Advertisement

Theo Wall Street Journal, ông chủ tập đoàn LVMH được cho là thường xuyên mời 5 người con của mình đến ăn trưa hàng tháng tại phòng ăn riêng trong trụ sở toàn cầu của công ty ở Paris.

Bữa trưa thường kéo dài 90 phút với mục đích trò chuyện với các con về chiến lược công ty và củng cố hiệu suất quản lý của họ. Với 5 người con tài năng, Bernard Arnault có nhiều việc hơn phải làm.

Một series đình đám của HBO có tên là “Succession” (Kế vị) dựng lên một hình tượng khá tương đồng với ông chủ đế chế hàng hiệu LVMH. Có lẽ vị tỷ phú chưa bao giờ xem series này nhưng có một điều rõ ràng là ông hiểu những đấu đá ngầm trong gia tộc cho cuộc chiến thừa kế.

Và kế hoạch giao lại công việc kinh doanh cho các con của ông là một nỗ lực nhằm tránh những cạm bẫy của cuộc chiến thừa kế.

Advertisement

Cô chị cả Delphine đang có nhiệm kỳ thứ hai thành công tại Christian Dior – thương hiệu lớn thứ hai trong danh mục của LVMH. Hoạt động kinh doanh của Dior đã thay đổi rõ rệt trong những năm gần đây với sự cải thiện sản phẩm và chiến lược giá.

Trong khi đó, người con thứ hai, Antoine đã làm việc cho “công ty gia đình” từ những ngày đầu và hiện là giám đốc truyền thông của tập đoàn, đặc biệt tập trung vào Louis Vuitton.

Đồng thời, ông cũng điều hành hai thương hiệu Berluti và Loro Piana. Antoine là người quen thuộc nhất với công chúng với tần suất xuất hiện nhiều hơn so với các anh chị em.

Câu con trai thứ ba là Alexandre, sống ở Mỹ và đang là giám đốc sản phẩm và truyền thông của Tiffany & Co. – thương vụ đình đám nhất của LVMH.

Advertisement

Trong khi đó, quý tử Frederic được cho là giống cha mình nhất và là người duy nhất đi theo con đường của Bernard để vào trường đại học khoa học và kỹ thuật hàng đầu của Pháp École Polytechnique. Anh là CEO TAG Heuer từ năm 25 tuổi.

Frederic dành phần lớn thời gian của mình ở La Chaux-de-Fonds, Thụy Sĩ, nơi đặt trụ sở của thương hiệu. Anh cũng là người tích cực hoạt động trên nền tảng Instagram.

Cậu em út Jean cũng được truyền cảm hứng sở thích về đồng hồ của Frederic và đang là người đứng đầu bộ phận phát triển đồng hồ tại Louis Vuitton. Jean tốt nghiệp Đại học Hoàng gia Luân Đôn với bằng kỹ sư cơ khí và học thạc sĩ toán tài chính tại MIT.

Bernar Arnault có những người con tài giỏi và buổi ăn trưa với các con là rất cần thiết để giúp ông quyết định xem ai trong số 5 người này có thể thay thế ông làm người đứng đầu LVMH và các thương hiệu (Brand) Louis Vuitton, Christian Dior và Tiffany & Co…

Advertisement

Vị tỷ phú 74 tuổi thường bắt đầu mỗi bữa trưa bằng cách đọc to các chủ đề thảo luận từ iPad của mình trước khi đi quanh bàn và xin lời khuyên của từng đứa con.

Những năm tới là một bài kiểm tra thực sự đối với các con của Bernard về việc ai sẽ trở thành người thừa kế. Tuy nhiên, Arnault vẫn luôn theo dõi chặt chẽ sự phát triển của các con tại công ty.

Mối bận tâm lớn nhất vị tỷ phú không phải là rời ghế quyền lực. Từ lâu, ông đã nói rõ trong các cuộc phỏng vấn rằng quyền kiểm soát công việc kinh doanh của gia đình sẽ vẫn thuộc về gia đình và trách nhiệm đó được phân chia cho các con của ông. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ thừa kế quyền lực cao nhất từ “sói già mặc cashmere” này?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Advertisement

Thùy Trang

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Mạng xã hội Threads cập nhật thuật toán mới

24 Tháng Mười Một, 2024
Với thuật toán mới, Threads sẽ hạn chế đề xuất những nội dung từ các tài khoản không theo dõi. Đâ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement