Skip to main content

5 bài học về xây dựng thương hiệu cho các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực SaaS

11 Tháng Mười Hai, 2021

Tìm hiểu cách thương hiệu có thể nổi bật hơn trong đám đông SaaS (software-as-a-service) trong khi vẫn có thể nhắm mục tiêu đúng khách hàng.

bài học về xây dựng thương hiệu cho các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực SaaS
Source: HRZone

Mỗi năm trôi qua, số lượng người dùng chuyển sang sử dụng Internet để giải quyết các vấn đề và mua hàng ngày càng nhiều lên, riêng đối với năm 2021, do những tác động từ đại dịch, nhu cầu này tăng trưởng nhanh hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh này, việc các doanh nghiệp chuyên cung cấp các phần mềm dịch vụ (SaaS) phát triển rầm rộ cũng không mấy khó hiểu.

Khi thị trường ngày càng có nhiều đơn vị cung cấp hơn, cạnh tranh diễn ra mạnh hơn, việc giữ được các lợi thế cho doanh nghiệp chưa bao giờ trở nên quan trọng hơn – và xây dựng thương hiệu là một cách để thực hiện điều đó.

Advertisement

Dưới đây là một số cách mà các nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp cung cấp phần-mềm-như-là-dịch-vụ (SaaS) có thể tham khảo.

Lưu ý về cách đặt tên thương hiệu (brand name).

Tên thương hiệu có thể thúc đẩy khả năng tìm kiếm và ngược lại, khả năng tìm kiếm có thể thúc đẩy và xây dựng tên thương hiệu.

Khi bạn đang tìm kiếm một tên gọi cho doanh nghiệp SaaS của mình, bạn cần lưu ý rằng nó phải dễ phát âm, dễ viết và dễ nhơ, những tín hiệu này giúp đối tượng mục tiêu của bạn dễ dàng hơn trong việc ghi nhận và tìm kiếm nó khi cần thiết.

Giữ cho tên thương hiệu ngắn gọn và gắn liền với các từ hay kí hiệu độc đáo cũng là một ý kiến hay. Nếu tên thương hiệu nghe qua tương tự như một cái tên sẵn có nào đó, nó có thể tạo ra sự nhầm lẫn và thiếu sự chú ý đến khách hàng.

Advertisement

Một lưu ý khác về cách đặt tên đó là sử dụng các thuật ngữ liên quan đến ngành (tính liên tưởng thương hiệu) để tăng cường tính liên kết và ghi nhớ thương hiệu gắn liền với một ngành nào đó. Ví dụ doanh nghiệp của bạn liên quan đến các hoạt động thiết kế, có sử dụng logo, design, hay các từ viết tắt khác trong tên gọi thương hiệu…là một đề xuất.

Đừng chỉ biết chạy theo xu hướng – hãy chủ động tạo ra xu hướng.

Hình ảnh (visual) là một trong những thành phần quan trọng nhất của việc xây dựng thương hiệu hiệu quả.

Cách bạn thiết kế hình ảnh của mình, cách bạn gửi thông điệp hay cách bạn trao đổi cũng như trò chuyện với đối tượng mục tiêu, giúp hoạt động marketing của bạn trở nên hiệu quả hơn và tạo ra khoảng cách lớn hơn giữa thương hiệu của bạn với đối thủ cạnh tranh.

Bạn hãy thử nhìn lại các doanh nghiệp chuyên cung cấp phần mềm dịch vụ như Skype, WhatsApp, Zoom, Facebook Messenger, hay Google Meet chẳng hạn, về cơ bản họ cung cấp các dịch vụ tương tự nhau thay vì khác nhau hoàn toàn.

Advertisement

Điều này có nghĩa là bản chất không phải (hoặc không chỉ) dịch vụ, mà chính hình ảnh thương hiệu (brand image/brand visual) mới là yếu tố cốt lõi xác định một công ty SaaS thành công. Thương hiệu của bạn được hiểu và cảm nhận như thế nào thậm chí còn quan trọng hơn những gì mà nó có thể mang lại.

Các ngành công nghiệp khác nhau có những cách cảm nhận khác nhau về khái niệm hình ảnh, từ màu sắc đến phông chữ đến logo và nhiều thứ khác.

Điều quan trọng cho doanh nghiệp lúc này là nghiên cứu và tìm ra cho mình một cách hiển thị khác, một hình ảnh khác so với những thứ hiện có ngoài kia.

Nếu bạn làm đúng, thay vì cố gắng cạnh tranh với tư cách là người theo sau (follower), bạn có thể chủ động tạo ra những xu hướng, làm chủ cuộc chơi và định hình bạn là một nhà lãnh đạo (leader) thực sự trong ngành.

Advertisement

Tiếp thị truyền miệng – Word of mouth Marketing.

Khi nói đến doanh nghiệp SaaS thành công với tiếp thị truyền miệng, Slack là một trong số đó. Slack là một trong những thương hiệu SaaS phát triển nhanh nhất mọi thời đại và chiến lược tiếp thị truyền miệng đã giúp họ làm được điều đó.

Trước khi khởi động dự án Slack, hay trước đó là Glitch, Butterfield đã nổi danh trong công đồng khởi nghiệp khi là co-founder của trang mạng xã hội chia sẻ hình ảnh nổi tiếng Flickr.

Tận dụng lợi thế này, khi ra mắt Slack, ông đã gửi lời mời dùng thử tới các mối liên hệ và kết nối công việc của mình, khuyến khích họ trải nghiệm và đưa ra nhận xét cho sản phẩm mới này.

Thấy được sự hiệu quả của Slack trong việc giao tiếp và trao đổi thông tin, những người được trải nghiệm sản phẩm không ngừng giới thiệu cho người thân và đối tác của mình.

Advertisement

Ngay trong ngày đầu tiên ra mắt, số người dùng tạo tài khoản trên ứng dụng đã chạm ngưỡng 8000. Con số này ngay lập tức được tăng lên gấp đôi chỉ sau 2 tuần kế tiếp.

Chính nhờ sự thành công thần kì của chiến lược này vì thế, Slack hoàn toàn không sở hữu bất kỳ nhân viên Sales nào trong một khoảng thời gian dài.

Có đến 97% khách hàng mới của Slack biết đến ứng dụng này thông qua người quen, từ đồng nghiệp hiện tại hoặc tiếp tục sử dụng từ công ty cũ.

Tiếp thị truyền miệng không chỉ là kỹ thuật marketing tiết kiệm chi phí nhất mà còn có thể thúc đẩy thương hiệu phát triển một cách nhanh chóng nhất, đặc biệt là trong những ngày đầu xây dựng thương hiệu.

Advertisement

Tất cả chúng ta đều có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến một dịch vụ nếu một người mà chúng ta tin tưởng (có chuyên môn) đã trải nghiệm và đánh giá cao nó.

Kết nối cảm xúc.

Các thương hiệu SaaS không chỉ nên kết nối với khách hàng (chủ yếu là doanh nghiệp) dựa trên nhu cầu (về sản phẩm, dịch vụ) mà còn cần kết nối thông qua yếu tố cảm xúc.

Google Apps kết nối cảm xúc thông qua những đội nhóm chuyên nghiệp hay ZenDesk, Salesforce và Concur, tập hợp các chuyên gia hỗ trợ khách hàng, bán hàng và tài chính làm việc thường xuyên với nhau như là những đồng nghiệp thực sự.

Xây dựng thương hiệu thành công có nghĩa là doanh nghiệp phải thấu hiểu nhu cầu của khách hàng và tận dụng những cảm xúc có liên quan đến nhu cầu đó để thúc đẩy họ sử dụng các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Advertisement

“Biết mình” nên được ưu tiên trước, sau đó mới nói đến “biết người”.

Thay vì dành quá nhiều thời gian cho đối thủ cạnh tranh, hãy dành nhiều thời gian cho chính khách hàng và doanh nghiệp của mình.

Phân tích kỹ những gì bạn phải cung cấp và cách nó có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiềm năng, nên là ưu tiên hàng đầu.

Con đường khôn ngoan nhất để phát triển các thương hiệu SaaS thành công là hãy bắt đầu từ những thứ cơ bản và nền tảng nhất. Bằng cách đó, bạn có thể tự tin vào khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng – và khách hàng cũng sẽ phản ứng tương tự với bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

 

Nam Nguyen

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement